• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

113692
Tổng số truy cập:113692
Khách đang online: 54
Ngành Thiết kế có những vị trí nào?
Ngày đăng tin: 21/12/2022 21:33

Thiết kế là một trong số những ngành học được nhiều bạn trẻ theo đuổi hiện nay, với sự phát triển của công nghệ đặc biệt là sự xuất hiện của những phần mềm hỗ trợ cho ngành thiết kế ngày càng trở nên phong phú khiến ngành này lọt top những ngành có công việc hot nhất hiện nay. Vậy để tìm hiểu chi tiết hơn về công việc này cũng như nắm bắt được ngành thiết kế có những vị trí nào các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thực tế công việc của nhà thiết kế rất đa dạng và có nhiều những lĩnh vực và vị trí công việc khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ cũng như quy mô lớn nhỏ của doanh nghiệp mà được phân chia làm nhiều vị trí phù hợp, giúp nhân viên dễ dàng làm việc theo đúng sở trường và khả năng của bản thân. Với những chia sẻ về bí quyết cho dân thiết kế hạ gục nhà tuyển dụng, bạn đã có những bước cơ bản để tiến dần đến vị trí công việc mà mình mơ ước. Bài viết này, Cevn sẽ giới thiệu đến các bạn những chức danh và vị trí công việc đối với một doanh nghiệp thiết kế chuyên nghiệp nhất để dễ dàng lựa chọn cho mình việc làm phù hợp.
 

Những công việc cụ thể của ngành thiết kế là gì
 
Các vị trí công việc trong ngành thiết kế

1. Giám đốc sáng tạo
 
Vị trí giám đốc sáng tạo hay (Creative Director) là vị trí cấp cao, ban quản lý lãnh đạo doanh nghiệp, đứng đầu các phòng ban hay các nhóm làm việc. Với nhiệm vụ chính là giám sát, quản lý công việc của nhân viên, đưa ra những chiến lược, kế hoạch hay ý tưởng sáng tạo độc đáp cho công việc thiết kế của mình.
 
2. Giám đốc mỹ thuật
 
Corporate Art Director hay còn được gọi là giám đốc mỹ thuật, người chịu trách nhiệm quản lý bên mảng mỹ thuật của công ty.
 
3. Giám đốc Thiết kế
 
Design Director (giám đốc thiết kế) người đứng đầu phòng thiết kế, có nhiệm vụ quản lý và giám sát nhân viên cũng như đưa ra những ý tưởng, bàn giao công việc thiết kế, chỉnh sửa và duyệt các thiết kế của nhân viên.
 
4. Giám đốc Dịch vụ Sáng tạo (Creative Services Director)
 
Vì trí giám đốc dịch vụ sáng tạo này, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp sẽ có vị trí này. Mọi hoạt động liên quan đến ngành dịch vụ và sáng tạo đều được quản lý và giám sát chặt chẽ. Khi ở vị trí này các bạn hãy cố gắng đưa ra những ý kiến để phát triển phòng ban của mình tốt hơn.
 
5. Chuyên viên thiết kế đồ họa
 
Đối với vị trí chuyên viên thiết kế đồ họa các bạn sẽ đảm nhiệm tất cả những công việc từ phần thiết kế in ấn, thiết kế web hay quảng cao, logo, bảng hiệp... Rất nhiều những công việc liên quan đến thiết kế đều được thực hiện cụ thể. Bên cạnh đó đối với một chuyên viên còn có công việc giám sát nhân viên thiết kế đồ họa, đưa ra những góp ý, hướng dẫn cấp dưới để thực hiện công việc tốt nhất.
 
6. Nhân viên Thiết kế (Designer)
 
Nhân viên thiết kế hay Designer là vị trí công việc phổ biến và được nhiều người lựa chọn làm việc ngay sau khi ra trường. Với vị trí nhân viên thiết kế này các bạn cần học hỏi và trau dồi kiến thức để có thêm kinh nghiệm cho quá trình làm việc của mình đạt kết quả tốt nhất.
 


Thiết kế có thật sự đơn giản như bạn nghĩ
 
7. Nhân viên thiết kế đồ họa
 
Graphic Designer là những người sáng tạo và tiến hành thiết kế trên các ứng dụng để cho ra sản phẩm đồ họa của mình đẹp mắt, thu hút và làm khách hàng hài lòng nhất. Nhân viên thiết kế đồ họa tự lên ý tưởng và thực hiện ý tưởng của mình, có thể nhờ sự tư vấn và trợ giúp từ cấp trên đảm bảo bạn sẽ ngày càng thành công hơn.
 
8. Nhân viên thiết kế nội thất
 
Là công việc tổng hợp nghệ thuật của những người học nghề thiết kế, với sự tinh tế và sáng tạo nhân viên thiết kế nội thất sẽ tạo nên những không gian sống, làm việc, thư giãn, giải trí hài hòa màu sắc, có tính thẩm mỹ và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của mọi người.
 
9. Thiết kế đồ họa web
 
Đây là công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay, với sự phát triển và mọc lên như nấm của các website thì các nhà thiết kế trở nên đắt giá hơn. Ngoài nhân viên thiết kế đồ họa web bạn có thể làm thiết kế đồ họa 2D, 3D cho web, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng là sự thành công của bạn.
 
Đối với ngành thiết kế này có rất nhiều những chức danh và vị trí công việc khác nhau, chính vì thế khi quyết định theo đuổi, hãy tham khảo chi tiết những vị trí phù hợp với khả năng cũng như sở thích của bản thân. Có thể bạn yêu thích và muốn tìm việc làm họa viên thiết kế, thiết kế đồ họa, thiết kế web hay thiết kế nội thất hoặc ước mơ trở thành một nhà thiết kế giỏi chuyên nghiệp thì hãy cố gắng phấn đấu ngay từ hôm nay nhé.
 
Bên cạnh đó có rất nhiều doanh nghiệp tuyển nhân viên thiết kế và có tuyển nhân viên in ấn, những việc làm liên quan tới designer, hay in ẫn, quảng cáo... Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm có thể cân nhắc và tham khảo thêm những việc làm liên quan để thấy được mức độ phù hợp với khả năng của bản thân để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.
 
Với những thông tin được Cevn chia sẻ trong bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã phần nào có thể hiểu thêm được về ngành thiết kế cùng với vị trí công việc mình có thể tiến hành làm sau khi theo học. Nếu bạn đang gặp khó khăn về xin việc, tìm việc làm thiết kế đồ họa hay viết cv thì có thể tham khảo chi tiết những mẫu cv xin việc được cập nhật tại Cevn và ứng dụng cho nhu cầu ứng tuyển việc làm của mình dễ dàng hơn.

 

Số lượt đọc: 145 -