• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

120756
Tổng số truy cập:120756
Khách đang online: 41
5 kỹ năng giao tiếp thông minh với khách hàng cho dân kinh doanh
Ngày đăng tin: 16/06/2022 08:58

Bởi lẽ nghệ thuật bán hàng phụ thuộc vào quá trình trao đổi thông tin và thuyết phục khách hàng, đòi hỏi nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng phải là người giao tiếp giỏi. Giao tiếp thông minh không chỉ giúp bạn thuyết phục được khách hàng, đối tác mà còn giúp bạn xây dựng các mối quan hệ lâu dài, hữu ích cho sự nghiệp của mình.

Nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng là nghề "làm dâu trăm họ" nên thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau, đòi hỏi họ phải thật "khéo" để vừa vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Khéo ở đây là khéo léo trong giao tiếp để thuyết phục, làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất. Các bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh có thể giúp bạn hình dung về nhiệm vụ chính, tính chất của ngành nghề cũng như các yêu cầu trình độ, kỹ năng. Tuy nhiên, bạn có thực sự biết về những kỹ năng có vai trò quyết định thành công của nhân viên kinh doanh như kỹ năng giao tiếp?
 

Kỹ năng giao tiếp cần có đối với nhân viên kinh doanh
 
I. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp với dân kinh doanh
 
Học cách giao tiếp hiệu quả với người có phong cách trò chuyện không giống mình thực sự rất quan trọng trong kinh doanh: giúp tăng số lượng khách hàng tiềm năng, đàm phán hiệu quả hơn và đặc biệt là tăng doanh số. Tại sao lại như vậy?
 
Bạn có biết tiền đề của kinh doanh là gì? Đó chính là giao tiếp. Trên thực tế, có rất nhiều người làm kinh doanh mắc phải một sai lầm nghiêm trọng đó là chỉ mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty từ góc nhìn của bản thân. Họ cố gắng làm sao cho sản phẩm phẩm trở nên hoàn hảo nhất có thể. Tuy nhiên, đây lại không phải là cách thức giao tiếp hiệu quả. Ngược lại, họ cần phải mô tả sản phẩm từ góc nhìn của khách hàng, bằng chính ngôn ngữ, phong cách giao tiếp của khách hàng chứ không phải là của chính mình.
 
Khách hàng thường có xu hướng gắn bó với những gì mà họ cảm thấy quen thuộc. Vì vậy, trách nhiệm của những người làm kinh doanh là phải làm cho cách hàng cảm thấy gần gũi với sản phẩm, xuất phát từ chính những vấn đề của khách hàng để họ thấy được rằng sản phẩm này sinh ra là để dành cho họ.
 
Giả sử bạn là người mua hàng và bạn chỉ quan tâm đến những cái tổng quát. Trong khi đó, tôi, với vai trò là người bán hàng lại đi mổ xẻ từng chi tiết của sản phẩm: nó hoạt động như thế nào, các thông số kỹ thuật ra sao,... Khi đó, bạn có quyết định mua sản phẩm của tôi hay không? Câu trả lời chắc chắn là không.
 
Đó là lý do tại sao kỹ năng giao tiếp lại quan trọng đối với nhân viên kinh doanh, kỹ sư kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh,... Cùng là một sản phẩm nhưng đối với những khách hàng khác nhau, bạn không thể tiếp cận theo một cách thức giống nhau. Nói cách khác, bạn không thể mang cùng một kịch bản đi thuyết phục nhiều người. Khi đó, kế hoạch kinh doanh của bạn gần như sẽ thất bại.
 
II. Kỹ năng giao tiếp "sống còn" nhân viên kinh doanh nào cũng cần có​
 
1. Lắng nghe
 
Trong giao tiếp cần chú ý trao đổi thông tin giữa 2 bên, chứ đừng chăm chăm vào đi giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Thử đặt mình vào vị trí của khách hàng bạn sẽ hiểu được họ cảm thấy khó chịu như thế nào khi muốn nói nhưng không được nói. Vì vậy trong giao tiếp quan trọng nhất là phải lắng nghe, trao đổi để phản hồi lại ý kiến.
  • Bằng cách lắng nghe khách hàng, bạn có thể giúp họ giải quyết được nhiều vấn đề, cung cấp cho họ các thông tin một cách chi tiết và rõ ràng.
  • Khách hàng sẽ cảm thấy họ được tôn trọng và đồng cảm.
  • Lấy được lòng tin từ phía khách hàng.
2. Tập trung vào các giải pháp giúp đỡ khách hàng
 
Phương châm kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty phải coi khách hàng là thượng đế, nhưng điều đó không có nghĩa là đi tập trung khai thác tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của họ như sở thích, thói quen,... Thay vì tập trung tìm hiểu, khai thác các khía cạnh của họ, tại sao lại không kiên nhẫn lắng nghe những ý kiến, phân tích các nhu cầu, khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và đề xuất các giải pháp cho họ. Chắc chắn khách hàng sẽ còn tìm đến bạn cũng như các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn trong tương lai.
 
3. Đọc vị các ngôn ngữ cơ thể
 
Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp đôi khi còn quan trọng hơn cả ngôn ngữ nói, nhất là trong giao tiếp với khách hàng. Ngôn ngữ cơ thể giúp bạn có thể đánh giá được thái độ của khách hàng như thế nào, họ có quan tâm hay hiểu những gì mà bạn đang trình bày, giới thiệu hay không. Đây là một kỹ năng mềm khá quan trọng đối với mỗi nhân viên kinh doanh, do vậy nếu bạn đang làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh hãy cố gắng trau dồi cho mình kỹ năng mềm thật tốt nhé.

4. Kiềm chế cảm xúc
 
Nhân viên kinh doanh được ví như người làm dâu trăm họ, phải thường xuyên giao tiếp với nhiều kiểu người với nhiều tính cách, thái độ khác nhau. Có thể người này cảm thấy hứng thú với những gì mà họ trao đổi, nhưng có những người thì thờ ơ... Vì vậy trong giao tiếp nhất định người kinh doanh phải biết kiềm chế cảm xúc cá nhân của mình, nếu không khách hàng có thể đánh giá họ là người không lịch sự và không đáng tin tưởng để hợp tác.
 
Ở mỗi môi trường làm việc đều có tính cạnh tranh, việc làm nhân viên kinh doanh cũng vậy, sẽ có những lúc gặp nhiều áp lực và căng thẳng. Vậy dân kinh doanh làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi mang tên áp lực? Đó là luôn dám vượt qua những thất bại, lên cho mình kế hoạch để quản lý khối lượng công việc nhưng cũng đừng quên luôn tạo cho mình khoảng thời gian để thư giãn và giải trí nhé.

5. Chào hỏi khách hàng một cách nhiệt tình và thân thiện
 
Cho dù khách hàng có lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không khi gặp và chào khách hàng của mình ra về, bạn nên giữ thái độ nhiệt tình và thân thiện, nở một nụ cười thân thiện để chào họ.
 
Ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng, bằng cách này sẽ giúp bạn lấy được cảm tình từ phía khách hàng. Một khi đã tạo ấn tượng tốt, chắc chắn lần sau hoặc lần sau nữa họ cũng sẽ bớt chút thời gian để lắng nghe các sản phẩm, dịch vụ khác của bạn. Đây là những yếu tố quan trọng và cần thiết đối với một nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng. Những ai có đam mê, yêu thích công việc nhân viên kinh doanh thì hãy học hỏi, tích lũy dần cho mình những kỹ năng giao tiếp thông minh này nhé, chắc chắn quá trình tìm việc làm của bạn sẽ không gặp khó khăn một chút nào.
 

Yếu tố cần có đối với một nhân viên kinh doanh giỏi

III. Nguyên tắc ứng xử thông minh trong giao tiếp
 
Trong giao tiếp, nếu biết cách ứng xử khéo léo thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng. Điều này có được còn phụ thuộc vào việc bạn biết các nguyên tắc ứng xử thông minh khi giao tiếp hay không. Dưới đây là một số mẹo để bạn có cuộc giao tiếp hiệu quả như mong muốn:
  • Nếu gặp khách hàng thiếu tôn trọng bạn, nguyên tắc là phải kiềm chế cảm xúc của bản thân, nhất định không được thể hiển thái độ, tức giận.
  • Nếu khách hàng tiềm năng thuộc top người tinh tế, bạn cũng phải thể hiện mình là người lịch sự và tinh tế.
  • Nếu khách hàng thuộc top người nguyên tắc và cứng rắn, một nguyên tắc là bạn cũng phải cứng rắn và kiên định quan điểm chứ đừng ba phải, gió chiều nào xoay chiều ấy.
Bản thân mỗi người làm kinh doanh phải luôn hiểu được yếu tố nào tạo nên một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, xác định được cho mình đâu là những kỹ năng mình cần phải học hỏi, phải trau dồi. Tuy nhiên, cũng đừng quá tham vọng, hãy biết thích nghi, bày tỏ thái độ tích cực, sự kiên trì và tính kỷ luật, có như vậy bạn sẽ có được kết quả kinh doanh tốt, trở thành một nhân viên tiềm năng.
 
Kỹ năng giao tiếp đóng góp một phần quan trọng trong việc giúp bạn chinh phục các khách hàng tiềm năng. Bất kỳ ai theo đuổi ngành này cũng phải trau dồi kiến thức, kỹ năng để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai. Người có kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ mở rộng được mối quan hệ rộng, từ đó thuận lợi cho con đường phát triển sự nghiệp của mình.
Số lượt đọc: 241 -