Đối thoại với nhà tuyển dụng – Làm sao để tạo ấn tượng tốt?
Ngày đăng tin: 10/11/2023 20:36
Trước khi được nhận vào làm việc ở bất kỳ công ty nào, bắt buộc bạn phải apply, gửi CV và trải qua các vòng tuyển dụng. Lúc đó, không ít ứng viên băn khoăn rằng làm sao để tạo ấn tượng tốt khi đối thoại với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, để mình trở nên nổi trội hơn so với các ứng viên khác, và tăng cơ hội nhận được lời đồng ý từ phía công ty. Hãy cùng Cevn giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
Nhà tuyển dụng có khó tính không?
Một trong những yếu tố khiến ứng viên bị run, hồi hộp, lo lắng trước khi bước vào
phỏng vấn chính là sợ phải đối thoại với nhà tuyển dụng khó tính, vậy liệu nhà tuyển dụng có thật sự khó tính không? Câu trả lời là có, nhưng không đến mức quá đáng sợ. Đứng ở vai trò sàng lọc, đánh giá, tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất cho các vị trí mà công ty đang tuyển dụng, thì tất nhiên nhà tuyển dụng phải soi xét kỹ lưỡng, hỏi xoáy vào chuyên môn, đánh giá mức độ trung thực, tìm hiểu rõ về tác phong làm việc và tính cách của ứng viên, thì mới đủ cơ sở để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất. Bất kỳ lỗi sai nào cũng đều có thể khiến ứng viên bị trừ điểm, và càng tích luỹ nhiều lỗi sai thì cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ càng thu hẹp lại. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không đến mức quá khó tính, quá đáng sợ, vì họ cũng đang muốn tìm được ứng viên phù hợp nhất, nên cũng sẽ tạo không khí thoải mái để ứng viên trao đổi, chia sẻ thông tin, bộc lộ những ưu điểm của mình.
Vì thế, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi phỏng vấn, để tạo ấn tượng tốt khi đối thoại với nhà tuyển dụng, tránh bị điểm trừ, nhất là những yếu tố liên quan tới năng lực làm việc. Đồng thời, bạn cũng cần thoải mái đầu óc, đừng quá lo lắng, hồi hộp, vì nhà tuyển dụng không phải là những người quá khó tính đâu.
Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì?
Để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, thì bạn cần phải nắm rõ rằng
nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì? Tất nhiên, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm được một ứng viên phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển, tức là không phải ai giỏi nhất thì sẽ được chọn, mà ai có nhiều điểm phù hợp với tiêu chí, với hình mẫu ứng viên mà họ đang tìm kiếm, thì mới được chọn. Tuỳ từng công ty, từng tính chất công việc khác nhau, mà sẽ có những tiêu chí riêng để sàng lọc, đánh giá ứng viên, tức là sẽ khó lòng đưa ra tiêu chuẩn chung cho tất cả công việc, nhưng thường sẽ xoay quanh các tiêu chí sau:
Kiến thức chuyên ngành: Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một ứng viên nắm vững kiến thức chuyên ngành, chuyên môn trong lĩnh vực mà mình đang
ứng tuyển, vì khi vững kiến thức thì đó chính là bằng chứng thuyết phục nhất, giúp nhà tuyển dụng đặt niềm tin rằng bạn có thể làm tốt công việc khi được nhận;
Kinh nghiệm làm việc: Với các bạn sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng có thể không đặt nặng điều này. Nhưng với những ai đã đi làm nhiều năm, thì bạn đã làm được gì, học hỏi được những gì, gặt hái được những thành công nào ở các công việc trước đây, kinh nghiệm làm việc của bạn ra sao, có đáp ứng đủ tiêu chuẩn không?
Kỹ năng mềm: Nhà tuyển dụng không đòi hỏi ứng viên quá hoàn hảo, thành thạo tất cả kỹ năng mềm, mà chỉ cần bạn thành thạo những kỹ năng mềm liên quan tới công việc mà mình đang ứng tuyển;
Các tiêu chí khác: Tuỳ theo mỗi công ty sẽ có thêm những tiêu chí khác mà ứng viên cần khéo léo nêu bật khi đối thoại với nhà tuyển dụng, chẳng hạn như sự ham học hỏi, khả năng tiếp thu tốt, giỏi ngoại ngữ, chăm chỉ, chịu khó, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc,…
Tóm lại, nhà tuyển dụng có các tiêu chí riêng để đánh giá ứng viên, họ sẽ bám sát các tiêu chí ấy để khai thác, đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn, để xác định những điểm phù hợp và không phù hợp của ứng viên, sau đó, sẽ tổng hợp lại và đưa ra quyết định cuối cùng. Khi đã xác định được những tiêu chí đánh giá, thì bạn cần phải làm sao để tạo ấn tượng tốt khi đối thoại với nhà tuyển dụng, để nêu bật các ưu điểm liên quan tới công việc của bản thân?
Làm sao để tạo ấn tượng tốt khi đối thoại với nhà tuyển dụng?
Có rất nhiều cách khác nhau để ứng viên tạo ấn tượng tốt khi đối thoại với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn phải tự xác định xem mình có thể làm tốt điều gì, từ đó, chọn ra những cách phù hợp nhất, giúp mình gây ấn tượng mạnh nhất, mà vẫn giữ lại được cá tính và phong cách của bản thân, chứ không nên cố gắng biến thành một người nào đó không phải mình. Đầu tiên, sự tự tin khi giao tiếp, đối thoại với nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt, vì nó thể hiện rằng bạn hoàn toàn tin vào năng lực, tin rằng mình đủ khả năng trúng tuyển và hoàn thành tốt công việc khi được nhận. Ngoài ra, điều này cũng chứng minh rằng bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, đây là điều mà hầu như bất kỳ công việc nào cũng cần có.
Tiếp theo, để tránh bị run khi đối thoại với nhà tuyển dụng, thì ứng viên phải hoàn toàn tự tin về năng lực, khả năng làm việc của mình, và tin rằng mình đủ kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt công việc khi được nhận. Khi bạn đã tin vào năng lực bản thân, có nhiều điểm mạnh liên quan tới vị trí ứng tuyển, thì tự dưng bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, vì những giá trị mà mình thật sự có, chứ không phải chỉ là những yếu tố vỏ bọc bên ngoài mà mình cố gắng tạo ra. Bên cạnh đó, để tạo ấn tượng tốt khi đối thoại với nhà tuyển dụng, thì bạn cũng cần phải có tác phong nghiêm túc, thái độ lịch sự, hoà nhã, tập trung cao độ trong buổi phỏng vấn, lắng nghe, không ngắt lời khi nhà tuyển dụng đang nói,… tức là bạn cần nắm được những điều nên và không nên khi đi phỏng vấn, để có sự thể hiện tốt, tạo được thiện cảm.
Người khéo ăn nói, đối thoại tốt có chắc chắn đậu phỏng vấn?
Một số ứng viên cho rằng khi đối thoại với nhà tuyển dụng, nếu mình có khả năng giao tiếp tốt, khéo ăn nói, thì chắc chắn sẽ đậu phỏng vấn. Tuy nhiên, đây là quan điểm chưa chính xác, vì chuyện đậu hay trượt phỏng vấn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chứ không thể khẳng định rằng chỉ cần lanh lợi, khéo léo, tự tin giao tiếp thì mặc nhiên sẽ được nhận.
Bản chất của buổi phỏng vấn là một cuộc trao đổi khách quan, để nhà tuyển dụng tìm hiểu rõ hơn về ứng viên, xem liệu ứng viên có đáp ứng được các tiêu chí mà công việc yêu cầu hay không, và giao tiếp chỉ là một yếu tố trong số rất nhiều tiêu chí khác, được điểm cao trong tiêu chí giao tiếp thật sự vẫn chưa đủ để chắc chắn đậu phỏng vấn. Đồng thời, sẽ càng không có chuyện nhà tuyển dụng chấm điểm, đánh giá một cách cảm tính đến mức thấy ai khéo ăn nói thì tự dưng sẽ ưu ái, chấm điểm cao đâu, vì họ đang tìm kiếm người làm được việc, chứ không tìm người khéo nói chuyện, nhưng chưa chắc làm được việc. Thay vì trau chuốt câu từ, vẽ ra những điều hoàn hảo khi đối thoại với nhà tuyển dụng, thì bạn nên tập trung hơn vào việc trau dồi kiến thức, củng cố chuyên môn, gây ấn tượng bằng năng lực làm việc của mình.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng làm sao để tạo ấn tượng tốt khi đối thoại với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!