Có nên góp ý khi cấp trên ra quyết định chưa chính xác?
Ngày đăng tin: 06/11/2023 20:39
Khi đi làm, các công ty thường sẽ rất cởi mở trong việc để nhân viên nêu lên quan điểm, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, đề xuất giúp nâng cao hiệu suất làm việc, mang về kết quả công việc tốt hơn. Chính điều đó sẽ tạo cho mọi người cơ hội ngang nhau để đóng góp, tạo giá trị và ấn tượng tốt trong mắt cấp trên, mở rộng cơ hội được tăng lương, thăng tiến trong tương lai. Dẫu biết thế nhưng cũng có một số trường hợp khiến bạn cảm thấy khó xử, phân vân không biết có nên lên tiếng không, chẳng hạn như khi thấy sếp ra quyết định chưa chính xác. Vậy nhân viên cấp dưới có nên góp ý khi cấp trên ra quyết định chưa chính xác không? Hãy cùng Cevn giải đáp trong bài viết này nhé!
Quyết định của cấp trên tác động thế nào tới mình?
Khi cùng trong một team, khi là nhân viên cấp dưới, thì tất nhiên những quyết định của cấp trên ít nhiều gì cũng sẽ có sự tác động tới bạn, nhất là những điều liên quan tới công việc mà bạn đang đảm nhiệm, chẳng hạn như quyết định liên quan tới KPI, deadline, lương, thưởng, quy trình làm việc, phân chia nhóm để teamwork,… Lúc này, chắc chắn quyết định của cấp trên không phải là chuyện riêng của cấp trên nữa, mà nó cũng có ảnh hưởng tới quyền lợi, nghĩa vụ trong công việc của mình, tốt hay xấu gì thì nhân viên cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều, nên tất nhiên bạn sẽ nghĩ tới chuyện góp ý nếu cho rằng cấp trên đang đưa ra những quyết định chưa chính xác. Nhưng liệu có nên làm thế không, nhiều người vẫn còn đang lăn lăn rằng cấp dưới góp ý có khiến cấp trên bất mãn không?
Cấp dưới góp ý có khiến cấp trên bất mãn không?
Khi làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào, ở bất kỳ công ty nào, đều sẽ có phân chia cấp bậc trên/dưới, sếp/nhân viên, đây là điều hoàn toàn bình thường để bộ máy doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru, với các quyền lợi, nghĩa vụ, cơ hội, trách nhiệm cụ thể cho từng người. Cấp trên được trả lương cao hơn, gánh vác trách nhiệm nặng nề hơn, bên cạnh việc phải chu toàn công việc cá nhân của mình, thì còn phải quản lý đội ngũ bên dưới sao cho mang về kết quả làm việc tốt nhất, đúng deadline, đạt KPI mà công ty đưa ra.
Chính vì thế, cấp trên cần phải có quyền nhiều hơn cấp dưới, nhất là trong việc đưa ra quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến của nhân viên, hoặc thậm chí cấp trên cũng có quyền tự đưa ra quyết định cũng được, miễn sao họ đã cân nhắc và cho rằng điều đó hợp lý, là quyết định đúng đắn. Hơn ai hết, cấp trên hiểu rằng cũng có những lúc họ vội vã, chưa suy nghĩ thấu đáo, hoặc có góc nhìn sai, khiến những quyết định đưa ra không phải lúc nào cũng chính xác. Nếu cấp dưới góp ý, thì cấp trên có thể sẽ bất ngờ, nhưng sẽ hiếm khi cảm thấy bất mãn, trái lại, họ còn cảm thấy hãnh diện vì mình có những nhân viên cấp dưới tài giỏi, vừa làm việc giỏi, vừa tư duy tốt.
Có nên góp ý khi cấp trên ra quyết định chưa chính xác?
Mặc dù cấp trên sẽ hiếm khi bất mãn, phản bác khi nhân viên cấp dưới đưa ra ý kiến, tuy nhiên, không ít nhân viên vẫn mang tâm lý lo sợ, ngại ngùng không dám nêu lên quan điểm của bản thân, mà chỉ theo xu hướng thực thi, cấp trên nói gì làm đó, cấp trên quyết định thế nào, thì mình cũng đồng ý, cũng tôn trọng. Đó là một thái độ làm việc mà bạn cho là tốt, giúp giảm thiểu tối đa những bất đồng quan điểm, xung đột nội bộ, tuy nhiên, điều đó chưa hẳn là tốt đối với bạn, với cấp trên, và với cả công ty. Vậy có nên góp ý khi cấp trên ra quyết định chưa chính xác không?
Câu trả lời là có, rất nên, bạn đi làm, bạn phải có trách nhiệm với bản thân, với công việc, nếu thấy bất kỳ ai đưa ra quan điểm, quyết định chưa chính xác, thì bạn nên mạnh dạn phản biện, thảo luận, để giúp mọi người kịp thời điều chỉnh, chọn ra phương án tối ưu nhất, tránh để quyết định sai lầm kia ảnh hưởng xấu tới kết quả công việc. Cho dù đối phương là đồng nghiệp, hay thậm chí là cấp trên, là sếp của mình, thì bạn vẫn nên góp ý nếu họ ra quyết định chưa chính xác.
Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi “sửa lưng” cấp trên
Bạn có quyền góp ý khi cấp trên ra quyết định chưa chính xác, tuy nhiên, dù sao thì đó cũng là cấp trên, là người có nhiều kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy ít nhiều gì thì cũng không phải dạng xoàng, nên bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lên tiếng “sửa lưng” cấp trên. Bạn cần thu thập thông tin, suy nghĩ, cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng xem có thật sự rằng quyết định của cấp trên chưa chính xác không, đồng thời, bạn đã tự nghĩ ra được giải pháp nào tối ưu hơn, mang về kết quả tốt và khả thi hơn chưa?
Khi đã có đầy đủ những điều ấy, thì bạn mới nên lên tiếng góp ý, còn nếu bạn chỉ mới có những ý tưởng bộc phát, chưa kiểm chứng, chưa cân nhắc thấu đáo, thì hãy bình tĩnh, chậm lại một chút, dành thời gian suy nghĩ thật kỹ trước đã. Tiếp theo, bạn cũng cần lưu ý lựa cách nói chuyện, góp ý sao cho mang tinh thần xây dựng, vì muốn tốt cho công việc, chứ đừng nói theo kiểu chê bai, khiến cấp trên bị quê, bị bẽ mặt, hoặc hiểu lầm rằng bạn đang muốn chống đối. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo rằng những điều mình nói có luận điểm rõ ràng, hợp lý, logic, có dẫn chứng cụ thể, tránh trường hợp nói sáo rỗng, lan man, lý thuyết, chưa đủ để thuyết phục cấp trên.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng có nên góp ý khi cấp trên ra quyết định chưa chính xác không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!