• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

107923
Tổng số truy cập:107923
Khách đang online: 191
Đừng đi làm với tâm lý thích thì làm, không thích thì nghỉ
Ngày đăng tin: 07/11/2023 20:45

Khi đi làm, ai cũng muốn mình mang về kết quả làm việc tốt nhất, duy trì phong độ làm việc ổn định để gia tăng cơ hội được tăng lương, thăng tiến trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có một số người trái ngược với số đông, đi làm với tâm thế ung dung, cưỡi ngựa xem hoa, làm việc theo cảm hứng, thường xuyên để công việc bị đình trệ, đi làm cho vui chứ thăng tiến hay không cũng chẳng sao. Đó là một quan điểm cực kỳ tai hại, sẽ khiến bạn phải đối diện với nhiều hậu quả khôn lường. Đừng bao giờ đi làm với tâm lý thích thì làm, không thì nghỉ!

 
Những hậu quả tai hại khi làm việc theo cảm hứng
 
Làm việc theo cảm hứng có thể sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái ở thời điểm hiện tại, giúp giảm bớt áp lực công việc, đi làm với một tâm lý thoải mái hơn, nhất là trong những lúc buồn bực, không muốn làm gì, thì bạn tự cho phép mình được nghỉ ngơi, gác công việc sang một bên. Sướng nhỉ, thích thì làm, không thích thì nghỉ, vui thì làm việc năng suất, buồn thì để từ từ làm sau, tuy nhiên, làm việc theo cảm hứng sẽ khiến bạn phải đối mặt với những hậu quả tai hại, mà hiện tại bạn chưa lường trước được. Thật sự, làm việc với tâm lý thích thì làm, không thì nghỉ, sẽ khiến bạn dễ bị delay công việc, khiến những việc cần làm bị trì hoãn, dồn lại một đống, khả năng cao rằng bạn sẽ sớm bị quá tải, đến nỗi phải làm qua loa cho lẹ, làm đại cho xong, không đảm bảo chất lượng, có rủi ro trễ deadline.
 
Bên cạnh đó, một người làm việc theo cảm hứng cũng sẽ gây ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp xung quanh, tự dưng ai cũng lo sấp mặt với công việc, mà có người lại nhởn nhơ, thích thì làm, không thì nghỉ, khả năng cao sẽ bị đồng nghiệp xa lánh, không muốn làm việc cùng, nếu có việc phải teamwork thì cũng khó lòng phối hợp với mọi người, dẫn tới kết quả làm việc không tốt. Tất nhiên, những điều này gộp lại, kèm với những sai sót có thể xảy ra khi chưa tập trung làm việc, thì khả năng cao rằng bạn sẽ sớm bị đào thải, bị mất việc, vì công ty không dư tiền để trả lương cho một người làm việc theo cảm hứng, thiếu nghiêm túc, thích thì làm, không thì nghỉ, không mang lại nhiều giá trị cho công ty.
 
Đừng đi làm với tâm lý thích thì làm, không thì nghỉ
 
Sau khi tìm hiểu những tai hại khi làm việc theo cảm hứng, có nhiều người đã quyết định thay đổi bản thân, không để cảm xúc tiếp tục chi phối công việc nữa. Tuy nhiên, cũng có một số người quyết định vẫn duy trì thói quen làm việc như cũ, vì họ cảm thấy thoải mái với điều đó, thấy đi làm theo cảm hứng sẽ thích hơn, đỡ mệt hơn, bất chấp những rủi ro, hậu quả có thể gặp lại trong tương lai. Nếu bạn vẫn còn chưa chịu hồi tâm chuyển ý, hãy tiếp tục phân tích thêm xem đi làm với tâm lý thích thì làm, không thì nghỉ sẽ ảnh hưởng xấu thế nào tới bản thân mình nhé.
 
Đầu tiên, điều này sẽ khiến bạn lãng phí thời gian, đánh mất tuổi trẻ để làm những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, không gặt hái được bất kỳ thành tựu đặc biệt nào, đi làm lâu năm mà vẫn giậm chân tại chỗ trong khi bạn bè đồng trang lứa đã lần lượt có chỗ đứng riêng, có sự nghiệp riêng. Tiếp theo, bạn sẽ sớm rơi vào trạng thái mông lung, vô định, không biết mình muốn gì, thích gì, sẽ đi đâu về đâu trong tương lai, hoặc nếu có lựa chọn một hướng đi nào đó, thì bạn sẽ tá hoả khi phát hiện ra rằng mình phải bắt đầu lại từ con số 0, chung với những bạn trẻ mới ra trường, thua mình 5-7 tuổi, dẫn tới tâm lý tự ti, cho rằng mình bất tài, vô dụng. Ngoài ra, đi làm với tâm lý thích thì làm, không thì nghỉ, nếu tư tưởng ấy đã ăn sâu vào tâm lý bạn, thì sẽ khó lòng thay đổi, cho dù sau này bạn có apply vào bất kỳ công ty nào, công việc gì, thì khả năng cao rằng vẫn sẽ ngựa quen đường cũ, khó lòng thay đổi thói xấu này, và tất nhiên sẽ khiến sự nghiệp tương lai của bạn bị mù mịt, không có dấu hiệu tích cực nào, vì khi làm việc bạn đâu có tập trung, chưa đủ nghiêm túc.

Làm sao để bản thân nghiêm túc hơn với công việc?
 
Nếu không muốn tiếp tục đi làm với tâm lý thích thì làm, không thì nghỉ, thì bạn cần phải thay đổi bản thân ngay từ hôm nay, thay đổi từng chút một để hình thành thói quen làm việc tích cực hơn, tập trung hơn. Vậy làm sao để bản thân nghiêm túc hơn với công việc? Bạn nên bắt đầu bằng việc lập thời gian biểu công việc, bao gồm tất cả những việc mình cần làm, dự định sẽ làm trong từng tuần, gán chúng vào các mốc thời gian sao cho hợp lý, phân bổ công việc đều đặn cho mỗi ngày, việc nào phức tạp thì để thời gian thực hiện dài hơn, sao cho đảm bảo mình cân đối đủ thời gian để hoàn thành, không bỏ sót bất kỳ công việc nào. Khi đã phân chia được thời gian biểu sao cho hợp lý, thì tất nhiên bước tiếp theo, bạn cần phải tập trung, nỗ lực hết mình và nghiêm túc bám sát theo thời gian biểu ấy, chưa xong việc thì chưa nghỉ ngơi, đang làm việc này thì không chen việc kia vào, đang giờ làm việc thì không được bỏ ngang để bấm điện thoại, chơi game, tám chuyện.
 
Tất nhiên, điều này sẽ là thử thách không hề dễ dàng với những ai đã quá quen với cách làm việc theo cảm hứng, thích thì làm, không thì nghỉ, và bạn sẽ khó lòng thay đổi được ngay lập tức. Mưa dầm thấm lâu, mỗi ngày bạn hãy thay đổi một ít, từ từ bạn sẽ hình thành được thói quen này, sẽ làm việc một cách nghiêm túc, trách nhiệm hơn.
 
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ những hậu quả tai hại khi làm việc theo cảm hứng, đồng thời, gợi ý một số cách giúp bạn nghiêm túc hơn với công việc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 171 -