• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

115578
Tổng số truy cập:115578
Khách đang online: 73
Sự khác biệt giữa headhunter, nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng
Ngày đăng tin: 17/07/2022 10:33

Ngày nay, tuyển dụng đã trở thành lĩnh vực phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cũng vì vậy mà vai trò của các công ty hỗ trợ tuyển dụng như headhunt hay những nhân viên tuyển dụng có vai trò vô cùng quan trọng. Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới headhunter, nhà tuyển dụng hay quản lý tuyển dụng nhưng bạn có thực sự hiểu họ là ai và công việc cụ thể của họ như thế nào hay không?

Mặc dù đã nghe nhiều đến khái niệm headhunter nhưng không phải ai cũng biết công ty headhunt là gì? Đây là thuật ngữ được dùng phổ biến trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự. Cùng với đó nhiều chức vụ hỗ trợ tuyển dụng khác như nhà tuyển dụng hay quản lý tuyển dụng cũng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, có rất nhiều danh xưng, thuật ngữ trong tuyển dụng dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, để có hiểu biết chính xác về các vị trí này thì bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau.
 
 
So sánh headhunter, nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng
 
1. Headhunter là gì? Làm thế nào để sử dụng dịch vụ headhunt?
 
Headhunter (săn ứng viên) là chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng, làm việc tại các công ty headhunt. Họ thay mặt cho doanh nghiệp để tìm kiếm, sàng lọc ứng viên phù hợp vào các vị trí còn trống. Nhiều ứng viên có thể có ấn tượng không tốt với headhunter, chủ yếu do cách tiếp cận của họ. Trong khi đó, headhunter lại là giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp cần nhanh chóng lấp đầy vị trí công việc đang thiếu nhân sự.
 
Headhunter chỉ nhận được hoa hồng khi doanh nghiệp thành công thuê được ứng viên phù hợp. Đồng thời, hầu hết khách hàng của họ đều yêu cầu ứng viên chất lượng cao trong thời gian ngắn, nghĩa là headhunter luôn phải đảm bảo cả tốc độ tìm kiếm ứng viên và trình độ, kỹ năng của họ. Nói cách khác, headhunter là những người được thuê để giúp doanh nghiệp tìm kiếm ứng viên.
 
Có rất nhiều công ty headhunt nhưng cơ sở uy tín thì không hề dễ tìm. Những headhunter uy tín có vòng kết nối rộng, do đó sẽ giúp phát hiện ứng viên tiềm năng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó, những trường hợp còn lại có thể khiến cả nhà tuyển dụng nội bộ và ứng viên tốn thời gian.

2. Nhà tuyển dụng là gì? Cách tìm nhà tuyển dụng nội bộ
 
Thông thường, thuật ngữ nhà tuyển dụng được dùng để chỉ nhân viên tuyển dụng nội bộ, phụ trách hoạt động nhân sự cho công ty cụ thể. Họ làm việc dưới quyền của người quản lý tuyển dụng/trưởng phòng nhân sự, chịu trách nhiệm đăng tin tuyển dụng, đọc và sàng lọc hồ sơ ứng viên, liên hệ phỏng vấn.
 
Một trong những nhiệm vụ quan trọng khác của nhà tuyển dụng nội bộ là đảm bảo mọi ứng viên phỏng vấn tại công ty đều có trải nghiệm tích cực, ngay cả khi họ không được lựa chọn. Không giống như các công ty headhunt, nhà tuyển dụng sẽ tự giới thiệu với các ứng viên rằng họ là người của công ty đang có nhu cầu tuyển dụng. Điều này có nghĩa là họ thường giới thiệu rõ ràng về vai trò của mình cũng như bất kỳ thắc mắc nào của ứng viên về doanh nghiệp của họ.
 
Và trong khi thực hiện các mục tiêu tuyển dụng trong nội bộ, các nhân viên tuyển dụng cũng quan tâm đến việc gửi cho ứng viên tất cả các thông tin cần thiết để ứng viên dễ dàng ra quyết định hơn. Có rất nhiều thông tin tuyển dụng hoặc địa chỉ liên lạc với các nhà tuyển dụng nội bộ trên mạng xã hội/kênh tuyển dụng như LinkedIn. Ứng viên có thể đọc thông tin, lập danh sách nhà tuyển dụng tiềm năng và tiếp cận họ.
 

Điểm khác biệt giữa headhunter, nhà tuyển dụng, quản lý tuyển dụng
 
3. Quản lý tuyển dụng là gì?
 
Thuật ngữ này được dùng cho những người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng về các ứng viên. Họ là người giám sát toàn bộ quy trình tuyển dụng. Trong hầu hết các công ty, tổ chức, mọi quyết định tuyển dụng cuối cùng đều thông qua quản lý tuyển dụng.
 
Quản lý tuyển dụng sẽ không phải là người trực tiếp tìm kiếm cơ sở dữ liệu ứng viên. Họ chỉ đạo trực tiếp chuyên viên tuyển dụng nội bộ (trong trường hợp công ty tự tiến hành tuyển dụng) hoặc làm việc với công ty headhunt.
 
Nhà quản lý tuyển dụng cũng thường là một trong những người tham gia phỏng vấn ứng viên. Sau đó, hầu hết họ sẽ không tiếp cận với ứng viên trừ khi quyết định tuyển người đó. Vì vậy, nếu một ứng viên nhận được liên hệ của quản lý tuyển dụng thì đó sẽ là một dấu hiệu tốt. Bên cạnh đó, nếu chính thức trúng tuyển, ứng viên có thể hỏi quản lý tuyển dụng bất cứ câu hỏi nào về công việc tại công ty, vai trò, trách nhiệm hoặc các mối quan tâm khác.
 
Việc hiểu biết về các vị trí liên quan trực tiếp đến quy trình tuyển dụng có thể giúp ứng viên điều chỉnh các cuộc hội thoại sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Dù là headhunter, nhà tuyển dụng nội bộ hay quản lý tuyển dụng thì họ đều có thể ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn. Do đó, nếu bạn là ứng viên đang có nhu cầu tìm việc thì nên lưu ý để tránh mắc sai lầm không đáng có. Những sai lầm hàng đầu của ứng viên khi làm việc với headhunt bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết mà Cevn chia sẻ, qua đó biết mình nên điều chỉnh những gì để nhanh chóng tìm được việc làm tốt.
 
Số lượt đọc: 194 -