• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

73422
Tổng số truy cập:73422
Khách đang online: 60
Kế toán công nợ - Bí kíp làm kế toán từ người giàu kinh nghiệm
Ngày đăng tin: 15/07/2022 20:22

Kế toán công nợ - một vị trí giữ vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Vậy kế toán công nợ là gì? Công việc của người làm kế toán công nợ như thế nào? Bạn sẽ có được tất cả những thông tin qua giải đáp dưới đây của Cevn.

Không phải ai cũng có kinh nghiệm đảm nhận vị trí kế toán công nợ bởi việc thu hồi công nợ thường tương đối khó khăn. Do đó, người ứng tuyển vị trí kế toán công nợ cần phải sở hữu những kỹ năng, kinh nghiệm nhất định. Thậm chí, nếu bạn muốn tìm việc làm ngành nghề này thì hãy tìm hiểu yêu cầu công việc kế toán công nợ chi tiết để xem mình có phù hợp hay không, tránh mất thời gian ứng tuyển vào vị trí ngoài khả năng. Những thông tin về việc làm kế toán công nợ bạn có thể theo dõi trong bài viết.
 
 
 
Nhiệm vụ của kế toán công nợ là gì?

I. Tìm hiểu khái niệm, công việc kế toán công nợ
 
Hiện nay, trong các doanh nghiệp một vị trí giữ vai trò quan trọng là kế toán công nợ. Công nợ được xem là một phần công việc nằm trong bộ phận kế toán tổng hợp. Với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì thường kế toán tổng hợp kiêm luôn kế toán công nợ, đối với doanh nghiệp lớn thì công việc này được giao cho một số cá nhân theo dõi.
 
Công việc cụ thể của kế toán công nợ đó là:
  • Quản lý, theo dõi công nợ bao gồm các khoản thu chi, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản thu, trả,...
  • Kiểm tra, xem xét lại các chứng từ trước khi lập thủ tục thu chi.
  • Lập phiếu thu, chi để làm căn cứ cho thủ quỹ thu chi tiền.
  • Chuyển giao các chứng từ cho bộ phận liên quan.
  • Theo dõi các khoản tạm ứng trong công ty.
  • In báo cáo quỹ, sổ quỹ tiền mặt.
  • Đối chiếu kiểm tra phân tích tồn quỹ vào cuối ngày.
  • Đối chiếu quỹ tiền mặt giữa báo cáo quỹ với kế toán tổng hợp.
  • Lập phiếu nộp ngân sách, ngân hàng.
  • Tính toán số công nợ phát sinh hàng tháng, lập thông báo thanh toán công nợ.
  • Theo dõi, lập báo cáo tình hình số dư công nợ của nội bộ cho từng đối tượng đột xuất hoặc định kỳ theo yêu cầu của ban giám đốc.
  • Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tạm ứng tiền mặt, định kỳ hàng tuần đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ.
  • Đề xuất phụ trách phòng các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc.
  • Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ một cách hiệu quả.
  • Đề xuất trưởng bộ phận mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng.
II. Kỹ năng cần có của kế toán công nợ là gì?
 
Về kỹ năng, kế toán công nợ cần có những yêu cầu sau:
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Nắm vững nghiệp vụ về kế toán, kế toán công nợ phải thu và phải trả.
  • Sử dụng các phần mềm kế toán và excel thành thạo.
  • Kỹ năng phân tích, tham mưu: Sở hữu kỹ năng này, kế toán công nợ sẽ có phương pháp thống kê số liệu thu chi của doanh nghiệp đúng đắn. Vì vậy, nếu bạn là kế toán công nợ thì hãy nâng cao kỹ năng phân tích cho mình nhé.
III. Kinh nghiệm làm kế toán công nợ chuẩn nhất hiện nay
 
Để trở thành một nhân viên kế toán công nợ giỏi bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
  • Quản lý công nợ của khách hàng bằng cách ghi chép vào sổ sách: Hàng ngày người làm kế toán cần tập hợp các phiếu bán hàng khách hàng chưa thanh toán. Sau đó ghi chép vào cuốn sổ theo dõi công nợ hàng ngày bao gồm: Ngày tháng, khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, hàng hóa, số lượng, đơn giá,...
  • Từ sổ ghi chép, công việc tiếp đến là thực hiện việc kế toán công nợ bằng excel trên máy tính. Đối với những bạn mới ra trường thì có thể báo cáo thực tập kế toán công nợ qua bảng excel. Trong bảng đó kế toán công nợ là người trực tiếp quản lý theo sheet khách hàng riêng biệt và có bảng tổng hợp toàn bộ khách hàng, người làm kế toán có thể kích vào bảng để xem công thức cụ thể.
  • Sau khi lên vào sổ trên bảng Excel người làm kế toán công nợ có thể đối chiếu công nợ hàng ngày.

Làm thế nào để trở thành kế toán công nợ giỏi?
 
IV. Chia sẻ bí kíp làm kế toán công nợ từ một người giàu kinh nghiệm
 
Với kinh nghiệm làm nghề kế toán công nợ lâu năm, chị Nguyễn Thu Hòa (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Công việc của mình là kế toán công nợ công ty xây dựng. Theo nghề này, mình nghĩ các bạn cần luyện cho mình tính cách "tai điếc, mặt dày" để hoàn thành công việc. Bởi có những lúc các công ty khác gọi điện đến yêu cầu thanh toán thì mình phải làm ngơ. Sau đó, báo cáo cấp trên để có hướng xử lý kịp thời. Có những lúc bản thân người làm kế toán công nợ như tôi phải đi đòi nợ, có những khách hàng khó tính mình phải khôn khéo để chốt được ngày gặp mặt, đòi tiền cho công ty. Cảm thấy bản thân đôi lúc phải cứng mới có thể đòi nợ được."
 
Ngoài ra, chị Thu Hòa chia sẻ thêm: "Nếu bạn muốn nắm vững nghiệp vụ của nghề này thì hàng tháng bạn cần làm bài test kế toán công nợ. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn đưa đề thi kế toán công nợ cho nhân viên của mình để kiểm tra năng lực. Mình khuyên các bạn trẻ là nên học hỏi và trau dồi kiến thức hàng ngày để nâng cao kỹ năng cho bản thân."

V. Có nên làm kế toán công nợ không?
 
Vậy với những thông tin trên chắc hẳn nhiều bạn đặt ra câu hỏi "Có nên làm kế toán công nợ không?". Với câu hỏi này, chúng tôi đưa lời khuyên cho bạn đọc đó là phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Nếu bạn thực sự yêu nghề, cố gắng, chăm chỉ, cần mẫn và không ngừng học hỏi thì việc làm kế toán công nợ không còn là điều quá khó khăn. Hiện nay, có khá nhiều việc làm kế toán công nợ tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo qua các kênh như website tuyển dụng: Cevn, mạng xã hội: Facebook.
 
Như vậy, có thể nói kế toán công nợ là nghề rất cần những nhân sự giỏi trong các doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng cũng gia tăng nên ứng viên có nhiều cơ hội việc làm hơn. Với những ai yêu thích công việc này, bạn nên tham khảo các câu hỏi phỏng vấn kế toán công nợ để tự mình rèn luyện sao cho có kỹ năng phỏng vấn tốt nhất.
Ngoài ra các bạn có nhu cầu tìm việc làm kế toán thanh toán, kế toán công nợ hay bất cứ vị trí nào của ngành kế toán đều có thể tham khảo chi tiết công việc, cũng như danh sách việc làm của nhà tuyển dụng tại Cevn. Qua đó có thể lựa chọn và ứng tuyển công việc dễ dang, phù hợp với kỹ năng của bản thân.
 
Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc có những thông tin rõ nhất về nghề kế toán công nợ nói riêng và kế toán nói chung. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào hãy gửi về cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.
Số lượt đọc: 194 -