• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

104742
Tổng số truy cập:104742
Khách đang online: 116
Câu hỏi hóc búa & thời lượng buổi phỏng vấn
Ngày đăng tin: 26/06/2024 22:04

Sau khi điểm qua các câu hỏi phỏng vấn thường gặp chúng ta sẽ đi sâu hơn vào cách trả lời một số câu hỏi phỏng vấn hóc búa, và tiện thể giải đáp luôn băn khoăn rằng buổi phỏng vấn việc làm thường kéo dài trong bao lâu?


1. Phỏng vấn việc làm thường kéo dài trong bao lâu?
 
Sao có các buổi phỏng vấn chóng vánh chỉ có 10 phút là xong, mà lại có các cuộc phỏng vấn kéo dài tận 40-45 phút, phải chăng phỏng vấn càng lâu thì càng tăng khả năng được nhận? Thời lượng của buổi phỏng vấn dài ngắn khác nhau sẽ phụ thuộc vào tiêu chí tuyển dụng của từng công ty, từng vị trí, và cũng liên quan tới việc công ty có nhiều điều muốn khai thác ở ứng viên không? Ước lượng trên mặt bằng chung thì buổi phỏng vấn việc làm thường kéo dài trong khoảng 30 phút, nếu bạn đi phỏng vấn xin việc và thấy thời lượng xấp xỉ khoảng đó, thì đó là điều bình thường.
 
Còn nếu bạn thấy ngắn hơn, sao chỉ mới vào có 10 phút mà đã kết thúc, bên HR đã cho mình ra về, mà cũng chẳng thấy đưa ra câu hỏi phỏng vấn hóc búa nào cho mình, thì khả năng cao rằng họ thấy bạn không phù hợp với tiêu chí, nên không muốn mất thời gian thêm. Nhưng ngược lại, nếu bạn cố ý làm cho buổi phỏng vấn dài hơn, thì chưa chắc đó là tín hiệu tốt, quan trọng là bạn thể hiện thế nào, năng lực ra sao, chứ không nên ráng kéo cho thời gian dài hơn. Không phải cứ hỏi & trả lời nhiều là tốt, thực tế vẫn có 1 số buổi phỏng vấn nhanh gọn lẹ, tầm 20-25 phút, nhưng vẫn đủ để HR khai thác thông tin, đánh giá và chọn được nhân viên phù hợp cho công ty.

2. Trả lời phỏng vấn: Hãy mô tả người sếp lý tưởng!
 
Bên cạnh các câu phỏng vấn hóc búa về chuyên môn, kỹ năng, kiến thức, nhà tuyển dụng cũng có thể sẽ khai thác về cách làm việc, phối hợp trong công việc, bằng cách yêu cầu ứng viên mô tả người sếp lý tưởng. Sinh viên mới ra trường thường sẽ lúng túng vì các em chưa đi làm ở công ty bao giờ, đi thực tập cũng có 3 tháng và ít khi tiếp xúc với sếp, với cấp trên, giờ phải mô tả thế nào cho đúng, cho khéo?
 
Hãy đơn giản rằng các em muốn được học hỏi, trau dồi bản thân, nên rất cần 1 người sếp có chuyên môn tốt, muốn đào tạo ra những nhân viên giỏi, và các em sẽ sẵn sàng học hỏi khi được sếp hướng dẫn.
 
Để có thể gắn bó lâu dài, các em cũng cần 1 người sếp có tâm, có tầm, là tấm gương sáng cho các bạn sinh viên mới ra trường noi theo, cố gắng học hỏi, trau dồi và phát triển bản thân.
 
Các em cũng muốn có 1 người sếp thẳng thắn chỉ ra những lỗi sai, khuyết điểm của cấp dưới, để mình biết và sớm khắc phục, ngày càng hoàn thiện bản thân và tăng khả năng hoàn thành tốt công việc.
 
Đương nhiên 1 người cấp trên lý tưởng cũng cần biết cách dẫn dắt, kết nối, giúp nhân viên trong team đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng trong công việc, giúp tập thể ngày càng phát triển vững mạnh hơn.
 
3. Phỏng vấn: Bạn có phải người làm việc có tâm không?
 
Sau khi kiểm tra kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, nhà tuyển dụng thường hỏi thêm về thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm với công việc, vì chúng cũng ảnh hưởng tới kết quả làm việc của bạn. Khi được hỏi bạn có phải người làm việc có tâm không, đương nhiên bạn phải trả lời là có, chứ nói mình làm hời hợt, làm đại cho xong, cho lẹ, không quan tâm chất lượng, thì chắc chắn sẽ bị loại ngay. Tuy nhiên, với câu hỏi phỏng vấn hóc búa này, thì nhà tuyển dụng không có nhu cầu nghe những lời hứa hẹ hay nói suông, mà họ cần một câu trả lời thuyết phục hơn, hãy kèm theo dẫn chứng trong quá khứ bạn đã làm việc có tâm thế nào?
 
Bạn có trách nhiệm với công việc ra sao, luôn sẵn sàng tăng ca, làm thêm giờ để kịp deadline, hay bạn luôn đầu tư công sức để hoàn thành công việc với kết quả vượt kỳ vọng như thế nào, hãy kể lại cụ thể. Bạn phải thật sự làm việc có tâm thì mới trả lời thuyết phục được câu hỏi này. Vì thế, hãy luôn cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc, tránh để khi bị nhà tuyển dụng hỏi thì lại lúng túng nhé.

4. Phỏng vấn: Cầu toàn là ưu hay nhược điểm khi đi làm?
 
Câu hỏi lựa chọn là 1 dạng thường gặp khi phỏng vấn, đòi hỏi ứng viên phải cân nhắc & đưa ra lựa chọn khéo léo, thể hiện được rõ quan điểm cá nhân và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Cầu toàn là ưu hay nhược điểm khi đi làm, khi được HR hỏi câu này thì nhiều ứng viên cảm thấy bối rối, lăn tăn, nhất là với những bạn SV mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, thì sẽ càng lúng túng hơn.
 
Bản thân mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau, bạn có thể tham khảo hướng trả lời rằng cầu toàn là ưu điểm, giúp mình hoàn thành công việc tốt hơn, chất lượng hơn, hạn chế tối đa các sai sót khi đi làm. Tuy nhiên, cầu toàn cần giới hạn trong phạm vi hợp lý, đừng cầu toàn quá mức, nó sẽ khiến mọi chuyện phức tạp hơn, rối rắm hơn, và mất nhiều thời gian hơn, thì như vậy sẽ dễ bị trễ deadline. Rồi liên hệ bản thân, rằng bạn cũng là người cầu toàn 1 cách có kiểm soát, luôn chú tâm, nghiêm túc khi làm việc để hoàn thành công việc với kết quả tốt, và biết cách cân đối để theo kịp deadline.
 
Nhiều câu hỏi phỏng vấn hóc búa đã được gọi ý trả lời trong tập này, và đương nhiên trong các tập tiếp theo sẽ tiếp tục gỡ rối thêm nhiều khúc mắc khác khi bạn ứng tuyển việc làm, càng lúc sẽ càng giúp bạn tự tin hơn trong hành trình tìm việc trong tương lai!
Số lượt đọc: 88 -