• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

147124
Tổng số truy cập:147124
Khách đang online: 259
Tự Tin Tìm Việc (Tập 1) – Việc Làm Tốt & Kỹ Năng Mềm Khi Phỏng Vấn
Ngày đăng tin: 13/06/2024 14:49

Trong chuyên mục tự tin tìm việc (tập 1), chúng ta sẽ bắt đầu hành trình ứng tuyển bằng chuyện lên các website tuyển dụng để tìm kiếm công việc phù hợp với mình, tự hình dung trước rằng mình mong muốn một công việc như thế nào, đồng thời, chuẩn bị trước với các chuỗi câu hỏi phỏng vấn liên quan tới kỹ năng xử lý tình huống và teamwork.

 
1. Cách tìm việc làm tốt trên các website tuyển dụng
 
Bạn muốn nhanh chóng tìm một công việc tốt, phù hợp năng lực, có mức lương hấp dẫn? Nếu chưa có kinh nghiệm tìm việc trên các website tuyển dụng, thì đây là một thiếu sót lớn của bạn. Đầu tiên, hãy lưu ngay các trang web tuyển dụng uy tín hiện nay, chẳng hạn như topCV.vn | Careerlink.vn | LinkedIn.com | Vietnamworks.com | Careerbuilder.vn | Vieclam24h.vn | Cevn.com.vn| .Tiếp theo, hãy search vị trí/lĩnh vực mà bạn muốn ứng tuyển, chẳng hạn như nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, kế toán, tư vấn tuyển sinh, nhân viên tuyển dụng, công nghệ thông tin,…
 
Sau đó, hãy lọc theo khu vực và mức lương mong muốn để khoanh vùng lại, chẳng hạn bạn ở khu vực TP.HCM (hoặc cụ thể quận mấy), và mức lương mong muốn khoảng 10-20 triệu/tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lọc thêm theo cấp bậc và số năm kinh nghiệm, hoặc các bộ lọc nâng cao khác tuỳ theo tính năng của từng website, càng chi tiết càng tìm được công việc đúng mong muốn. Cuối cùng, hãy nhớ đọc kỹ mô tả công việc để check xem có đúng như bạn mong đợi không, và công việc có yêu cầu những tiêu chí mà bạn có thể đáp ứng không, đừng vội apply khi chưa đọc kỹ, đồng thời, hãy chuẩn bị kỹ năng phỏng vấn thật tốt để tăng khả năng trúng tuyển nhé.
 
2. Phỏng vấn: Bạn mong muốn một công việc như thế nào?
 
Bạn mong muốn một công việc thế nào là câu hỏi phỏng vấn rất phổ biến, nếu kỹ năng trả lời không tốt, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn còn mông lung, không có định hướng rõ ràng, sẽ dễ bị đánh trượt. Đơn giản nhất, bạn có thể trả lời rằng mình muốn một công việc đúng chuyên ngành, bạn đã học, vững kiến thức chuyên môn, yêu thích, muốn gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp trong ngành đó.
 
Bạn cũng có thể muốn công việc giúp mình học hỏi & trau dồi được nhiều kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân, rồi khéo léo lồng ghép ưu điểm rằng bạn là người ham học hỏi, tiếp thu nhanh. Môi trường làm việc năng động, sáng tạo là điều mà sinh viên mới ra trường có thể chia sẻ khi được hỏi về công việc mong muốn, và đừng quên nhấn mạnh rằng mình cũng năng động, sáng tạo. Đồng nghiệp thân thiện, sẵn sàng hỗ trợ & giúp đỡ lẫn nhau cũng là môi trường làm việc mà nhiều người mong muốn, nhiều khi có cảm hứng làm việc hơn vì quý đồng nghiệp, thân với đồng nghiệp.
 
3. Các câu hỏi xử lý tình huống phổ biến khi phỏng vấn
 
Bạn có bao giờ gặp tình huống khách hàng khó tính, đòi hỏi nhiều chưa? – Hãy kể về 1 lần đã trải qua trong quá khứ, bạn đã lắng nghe, xoa dịu & đáp ứng nhu cầu của cách thế nào cho hợp tình hợp lý.
 
Bạn xử lý tình huống bất ngờ trong công việc thế nào? – Bạn tự nghĩ phương án, hay nhờ đồng nghiệp cùng hỗ trợ, giải pháp của bạn phù hợp, hiệu quả không, và thời gian xử lý có nhanh không?
 
Khi sếp giao công việc khó, bạn sẽ nhận hay từ chối? – Nếu có kỹ năng phỏng vấn tốt, bạn nên trả lời là mình sẽ nhận, và cố gắng tìm hiểu, chọn ra cách làm tối ưu nhất, chủ động hỏi lại/tham khảo ý kiến của sếp trước khi làm.
 
Bạn sẽ làm gì khi đồng nghiệp gian lận/bòn rút tài sản công ty? – Bạn không nên bao che, hãy trao đổi để đồng nghiệp nhận ra lỗi sai và tự khắc phục, nếu họ ngoan cố thì bạn nên báo với sếp.
 
Khi thất bại nhiều lần, bạn sẽ bỏ cuộc hay tiếp tục? – Với câu hỏi phỏng vấn, này, bạn có thể nói rằng bỏ cuộc không nằm trong từ điển của bạn, mỗi lần thất bại sẽ là 1 bài học, rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực & kỹ năng để thành công trong tương lai.
 
Bạn làm gì khi sắp deadline mà chưa xong việc? – Bạn luôn quản lý tiến độ công việc nên điều này hiếm khi xảy ra, trừ khi quá nhiều việc cùng dồn đến, thì bạn sẵn sàng tăng ca để xử lý công việc.
 
Khi có 1 thành viên trong team quá yếu thì bạn sẽ làm gì? – Hỗ trợ, đồng hành, đưa lời khuyên để giúp họ phát triển, chứ bạn không làm giùm việc, không gánh team, không để họ bị phụ thuộc vô mình.
 
4. Các câu hỏi về kỹ năng teamwork phổ biến khi phỏng vấn
 
Bạn thích làm việc nhóm hay làm việc độc lập? – Nên trả lời rằng mình có thể linh động cả 2, cân nhắc xem trường hợp nào nên teamwork, trường hợp nào nên làm độc lập để tối ưu hiệu quả công việc.
 
Bạn có làm việc nhóm tốt không? – Đây là câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng teamwork rất phổ biến, bạn nhất định phải trả lời là có, kèm theo ví dụ về 1 tình huống teamwork mà bạn làm tốt trong quá khứ để thuyết phục nhà tuyển dụng, chứ không nói suông.
 
Bạn thường giữ vai trò gì khi làm việc nhóm? – Bạn có thể linh hoạt làm tốt cả khi làm leader lẫn thành viên bình thường, tất nhiên, nếu bạn thường giữ vai trò leader hơn thì sẽ tạo ấn tượng tốt hơn.
 
Bạn có bao giờ mâu thuẫn khi làm việc nhóm không? – Nếu bất đồng quan điểm thì bạn sẽ lắng nghe và bình tĩnh trao đổi, chứ sẽ không để xảy ra tranh cãi, và kể lại 1 tình huống mà bạn đã trải qua.
 
Thảo luận nhóm không ra kết quả thì phải làm sao? – Tìm ra các nguyên nhân, cả nhóm rút kinh nghiệm trong buổi thảo luận tiếp theo sẽ tự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ trước và tích cực đóng góp ý kiến hơn.
 
Hy vọng rằng các thông tin, chia sẻ trong chuyên mục tự tin tìm việc (tập 1) đã giúp bạn củng cố thêm năng lượng và sự tự tin để bắt đầu hành trình tìm việc làm trong tương lai, hãy chuẩn bị thật tốt về kỹ năng phỏng vấn để ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!
Số lượt đọc: 149 -