• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

147102
Tổng số truy cập:147102
Khách đang online: 242
20 Câu hỏi phỏng vấn Trưởng nhóm kinh doanh hay gặp nhất
Ngày đăng tin: 07/06/2024 15:45

Trưởng nhóm kinh doanh là vị trí mà nhiều người mơ ước, bởi với vai trò này, bạn sẽ có cơ hội phát triển lớn trong tương lai. Hãy trang bị ngay bộ câu hỏi phỏng vấn Trưởng nhóm kinh doanh hay gặp nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn sắp tới.

Vị trí Trưởng nhóm kinh doanh (Sales Manager) đòi hỏi khả năng lập kế hoạch và quản lý nhân sự xuất sắc. Để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn hãy lưu lại ngay danh sách những câu hỏi phỏng vấn quản lý kinh doanh phổ biến dưới đây.
 

Câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh phổ biến nhất

I. 20 Câu hỏi phỏng vấn Trưởng nhóm kinh doanh hay gặp nhất
 
Vị trí Team Leader và Manager thường được hỏi các câu hỏi tình huống liên quan đến kỹ năng quản lý, giải quyết vấn đề như:
1. Cách bạn chia nhiệm vụ, quản lý công việc nhóm?
2. Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
3. Vì sao bạn rời bỏ công ty cũ?
4. Cách bạn giải quyết xung đột trong team, cả về công việc và ngoài đời?
5. Cách quản lý và đào tạo các thành viên nhóm của bạn là gì?
6. Theo bạn, một Trưởng nhóm kinh doanh xuất sắc liệu có phải người luôn có cùng quan điểm với Trưởng phòng/Giám đốc kinh doanh? Bạn sẽ làm gì nếu có bất đồng quan điểm với cấp trên?
7. Bạn nghĩ gì về tầm quan trọng của công nghệ trong kinh doanh? Bạn quen thuộc với các phần mềm hỗ trợ nào?
8. Trưởng nhóm kinh doanh có nên tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới không? Vì sao?
9. Bạn phát triển kỹ năng lãnh đạo như thế nào? Bạn có nghĩ kỹ năng này đặc biệt quan trọng với Trưởng nhóm kinh doanh?
10. Bạn cho rằng sự khác biệt giữa việc dẫn dắt nhóm 5 người và nhóm 10 người nằm ở đâu?
11. Bạn có kỹ năng quản lý nhóm làm việc từ xa không? Giả sử ngoài Nhân viên kinh doanh, bạn phải làm việc với CTV kinh doanh thì bạn sẽ sắp xếp thế nào?
12. Bạn làm gì để cải thiện quy trình kinh doanh?
13. Từ vai trò Trưởng nhóm kinh doanh, mục tiêu của bạn là thăng tiến lên vị trí nào?
14. Theo bạn, phân tích thị trường có quan trọng với kinh doanh? Bạn làm gì để thu thập dữ liệu và nghiên cứu thị trường hiệu quả nhất?
15. Giữa làm việc độc lập và làm việc nhóm, bạn tự tin với hình thức nào hơn?
16. Bạn sẽ làm gì để phát huy tinh thần làm việc nhóm giữa các thành viên trong bộ phận kinh doanh?
17. Chia sẻ về một lần bạn phải thay mặt một thành viên nào đó trong nhóm giải quyết vấn đề đối với một khách hàng khó tính.
18. Làm thế nào để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên trong nhóm kinh doanh?
19. Tại sao bạn muốn trở thành trưởng nhóm kinh doanh?
20. Bạn sẽ làm gì khi một nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất của nhóm xin nghỉ việc?
 
II. Gợi ý trả lời Câu hỏi phỏng vấn Sales Manager ấn tượng
 
1. Bạn dựa trên những tiêu chí nào để xác định mức độ thành công của nhóm trong một dự án kinh doanh?
 
Doanh số bán hàng thực tế chắc chắn sẽ là thước đo đầu tiên để bạn xác định khả năng thành công của cả nhóm. Bởi lẽ mục tiêu lâu dài của bất kỳ dự án kinh doanh nào cũng đều hướng tới lợi nhuận mang về cho công ty.
 
Tuy nhiên, dưới góc độ của trưởng nhóm kinh doanh, bạn cần nhìn xa hơn nữa về tiêu chí của hai chữ "thành công". Sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả làm việc nhóm giữa các thành viên cũng là những yếu tố quyết định tính thành bại của một dự án bất kỳ. Liệu khách hàng còn thắc mắc nào chưa được giải quyết hay vẫn tồn tại xung đột trong nội bộ nhóm? Những điều tưởng chừng như vô hại này rất có thể trở thành thách thức trong tương lai nếu không được khắc phục kịp thời.
 
Gợi ý trả lời: "Thành công của một dự án kinh doanh được xác định dựa trên nhiều yếu tố nhưng với tôi thì quan trọng nhất sẽ là doanh số bán hàng. Sau đó là việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng dựa trên mức độ hài lòng của họ và khả năng mở rộng thị trường trong tương lai. Dĩ nhiên, một số tiêu chí như tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi và thể hiện mình cũng sẽ được xem xét".
 
2. Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu cấp trên chỉ định nhóm bạn phải hoàn thành một mục tiêu kinh doanh rất phi thực tế? Mục tiêu này được thiết lập chỉ dựa vào doanh thu ước tính mà không xét đến cơ hội cạnh tranh và nguồn lực hiện có.
 
Đối với câu hỏi tình huống này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên, xem cách bạn phân tích một mục tiêu, kế hoạch kinh doanh cũng như phương pháp bạn dùng để giao tiếp, giải thích và thuyết phục cấp trên. Khi đưa ra câu trả lời, bạn phải làm sao thể hiện được rằng mình hiểu vấn đề và tôn trọng quản lý trong khi vẫn thẳng thắn đưa ra ý kiến dựa trên phân tích hợp lý.
 
Gợi ý trả lời: "Tôi hiểu rằng ở cương vị quản lý, sếp sẽ muốn nhân viên của mình phấn đấu, nỗ lực để đột phá bản thân và làm nên những thành tích xuất sắc. Tuy vậy, không phải tất cả các mục tiêu đều có thể hoàn thành. Sau khi phân tích và thảo luận với các thành viên trong nhóm, nếu tôi cảm thấy mục tiêu chắc chắn không thể hoàn thành thì tôi sẽ báo cáo lại, đề xuất được tăng thêm nguồn lực vốn và nhân sự hoặc xin giảm một phần chỉ tiêu".
 
3. Thách thức lớn nhất khi làm trưởng nhóm kinh doanh theo bạn là gì?
 
Câu hỏi này chủ yếu để đánh giá khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề của bạn. Hãy cố gắng đưa ra câu trả lời khách quan nhất dựa vào kinh nghiệm cá nhân đã tích lũy bấy lâu. Đó có thể là áp lực về doanh số mà cấp trên đưa ra, kỹ năng làm việc nhóm còn lỏng lẻo hoặc thái độ bất hợp tác của một vài cá nhân nào đó.
 
Gợi ý trả lời: "Đối với tôi, tôi tự tin với năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận khách hàng, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cho họ. Những số liệu về doanh số tôi đề cập trong CV đã phần nào thể hiện điều đó. Tuy nhiên, khi làm Trưởng nhóm kinh doanh, tôi hơi lo lắng về việc quản lý nhân sự - làm sao để truyền tải yêu cầu một cách chính xác và dẫn dắt nhân viên của mình chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả hơn".
 

Những gợi ý trả lời phỏng vấn cho trưởng nhóm kinh doanh tốt nhất
 
4. Bạn sẽ làm gì nếu một thành viên trong nhóm liên tục đi muộn và làm việc kém hiệu quả?
 
Tiếp tục là câu hỏi đánh giá kỹ năng quản lý và giải quyết vấn đề từ phía nhà tuyển dụng. Họ muốn xem bạn sẽ xử lý tình huống theo hướng áp đặt luật lệ cứng nhắc hay biết linh hoạt, mềm dẻo trong quản lý nhân sự.
 
Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là nhẹ nhàng tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đi muộn và làm việc thiếu hiệu quả bằng cách trao đổi trực tiếp với nhân viên đó. Nếu không thấy được sự thay đổi trong thời gian tiếp theo thì đã đến lúc bạn cần áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để giữ gìn kỷ cương.
 
Gợi ý trả lời: "Ở môi trường nào cũng vậy, luôn có nguy cơ có một vài người có thái độ, tác phong làm việc chưa đúng chuẩn, phổ biến nhất là đi sớm về muộn. Trong trường hợp này, là một Trưởng nhóm kinh doanh, tôi sẽ hỏi họ nguyên nhân cụ thể. Công việc kinh doanh không quá gò bó, họ có thể chủ động gặp khách hàng, ký kết hợp đồng... nhưng lịch trình cần được báo cáo với tôi và nếu hiệu quả công việc vẫn ổn thì tôi có thể chấp nhận. Tuy nhiên, nếu vì lý do cá nhân mà khiến công việc bị ảnh hưởng, tôi sẽ xử lý theo quy định của công ty".
 
5. Với vai trò là người trưởng nhóm, bạn làm thế nào để mọi thành viên luôn tôn trọng và nghe theo sự phân công, chỉ đạo của bạn?
 
Để nhận được sự tin tưởng và đồng thuận từ cấp dưới không phải là điều dễ dàng. Thực tế, để được mọi người tôn trọng, bạn phải cẩn thận trong từng hành động nhỏ nhất. Chẳng hạn:
 
Là người đến sớm và ra về muộn nhất công ty: Qua đó, tính chăm chỉ và gương mẫu được thể hiện rất rõ ràng.
 
Luôn khích lệ, động viên cấp dưới: Các thành viên trong nhóm cần biết rằng bạn luôn theo sát và giúp đỡ họ khi cần thiết. Điều này thậm chí còn nâng cao lòng trung thành cũng như mức độ hài lòng trong công việc của họ.
 
Loại bỏ các tục hành chính rườm rà: Tiết kiệm thời gian làm việc quý báu sẽ giúp bạn nhận được rất nhiều điểm từ cấp dưới đấy.
Trao quyền tự chủ cho nhân viên: Không phải chịu hình thức quản lý vi mô hay độc đoán sẽ khiến các thành viên trong nhóm thoải mái về tinh thần, sẵn sàng cống hiến hơn cho công việc.
 
Gợi ý trả lời: "Tôi cho rằng, để được nhân viên tin tưởng và nể phục, người Trưởng nhóm kinh doanh nên cho thấy sự tận tâm, chuyên nghiệp trong công việc. Điều này sẽ được thể hiện qua năng lực chuyên môn - điển hình là doanh số bán hàng - và qua cách giao tiếp, lắng nghe họ, sau đó truyền đạt yêu cầu hay đưa ra hướng dẫn với thái độ tôn trọng, dân chủ".
 
III. Lưu ý khi phỏng vấn Trưởng nhóm kinh doanh
 
Mặc dù Trưởng nhóm kinh doanh chưa phải là vai trò quản lý cấp cao trong cơ cấu nhân sự của bộ phận, phòng ban nhưng khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng vị trí này, nhà tuyển dụng vẫn phải cân nhắc một số yếu tố như: Tập trung vào khả năng làm việc nhóm của họ, kỹ năng lãnh đạo, sau đó mới đến năng lực chuyên môn. Một Trưởng nhóm kinh doanh tài năng phải là người có thể dẫn dắt tập thể, duy trì môi trường làm việc tốt cho nhân viên và làm sao để mọi người phối hợp với nhau tốt nhất.
 
Về phần mình, ứng viên Trưởng nhóm kinh doanh cũng nên thể hiện được khả năng giao tiếp và lãnh đạo trong cuộc phỏng vấn. Thái độ tự tin nhưng không kiêu ngạo, bình tĩnh và đưa ra các câu trả lời hợp lý sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu nghề nghiệp của mình.
 
IV. Tạo CV xin việc Trưởng nhóm kinh doanh ấn tượng
 
Vị trí Trưởng phòng kinh doanh cần kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhóm, giao tiếp tốt, cùng với khả năng phát triển chiến lược kinh doanh và bán hàng. Để thể hiện những kỹ năng này trong CV, cần có cấu trúc tối ưu về nội dung và hình thức trình bày.
 
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao bạn có đủ năng lực, bằng cấp, kỹ năng nhưng lại liên tục bị nhà tuyển dụng từ chối khi ứng tuyển vào các vị trí trưởng nhóm kinh doanh? Đó có thể là do cách trả lời câu hỏi phỏng vấn chưa thực sự thuyết phục, bạn còn ấp úng hay do dự. Bởi vậy, trước mỗi cuộc phỏng vấn, hãy chuẩn bị trước bộ câu hỏi thường gặp nhất để có thể "hạ gục" cả những nhà tuyển dụng khó tính nhất!
Số lượt đọc: 158 -