• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

92034
Tổng số truy cập:92034
Khách đang online: 139
Tâm lý đi làm ngại hỏi, sợ đồng nghiệp & sếp cáu
Ngày đăng tin: 27/05/2024 09:25

Khi mới vào làm việc, cấp trên và các anh chị nhân viên trong công ty đều nói rằng có gì chưa biết thì cứ hỏi để mọi người hướng dẫn, giải đáp, nghe xong thì nhân viên mới cũng gật gù, dạ vâng, em cảm ơn. Mà sao sau khi đi làm một thời gian, cũng đụng nhiều chuyện chưa rõ, chưa chắc cách làm, nhưng mọi người lại ngại hỏi, không dám mở miệng hỏi vì sợ đồng nghiệp & sếp chửi vì có chuyện đơn giản cũng hỏi. Ủa vậy là sao ta, tại sao mọi người lại có tâm lý đi làm ngại hỏi, sợ đồng nghiệp và sếp cáu? Hãy cùng Cevn giải đáp trong bài viết này nhé!

 
Tâm lý đi làm ngại hỏi và những hệ luỵ khôn lường
 
Khi đi làm, cho dù bạn chỉ là sinh viên mới ra trường, hay đã đi làm nhiều năm ở các công ty khác, thì khi sang công ty này bạn vẫn là người mới, newbie, là “ma mới” trong công ty, tức là sẽ có nhiều điều bạn còn bỡ ngỡ, lạ lẫm, chưa quen, chưa rành, chưa thành thạo như nhân viên cũ. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều khả năng bạn sẽ bạn gặp phải các đầu việc mà mình chưa chắc cách làm, chưa biết phải làm sao cho tối ưu. Khi đó, một số người có tâm lý ngại hỏi, sợ rằng việc đó cũng bình thường, mà đi hỏi thì sẽ bị mọi người chửi, cho rằng mình làm phiền, hoặc sợ bị đánh giá thấp, cho là có những việc đơn giản cũng không biết tự làm, không biết tự suy nghĩ trước, mà cứ đi hỏi hoài,… từ đó, họ quyết định sẽ im im, tự làm theo cách của mình, dù biết là chưa chắc sẽ làm tốt, chưa chắc đạt kết quả tốt, nhưng thôi cứ làm luôn chứ hỏi mắc công bị chửi. Tâm lý đi làm ngại hỏi như thế sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ khôn lường như:
 
Làm ra kết quả không đúng như kỳ vọng, mong muốn của cấp trên vì hiểu sai, hiểu không rõ ý sếp;
 
Làm ra kết quả không tốt, không đạt tiêu chuẩn cần có của công việc đó, vì chưa thành thạo quy trình và cách làm việc, xử lý công việc ở công ty này mà lại ngại không hỏi lại;
 
Để mắc phải những sai sót trong quá trình làm việc khi có những chỗ chưa rõ mà lại không hỏi, tự làm theo cách nghĩ của mình, mà tiếc là cách nghĩ/cách làm đó chưa tối ưu;
 
Có những điều râu ria, không cần thiết mà bạn lại quá chú tâm làm, khiến cho những việc quan trọng hơn, cần gấp hơn lại chưa xong, bị trễ deadline, vì tâm lý đi làm ngại hỏi, cứ làm đại theo ý mình;
 
Dễ bị quá tải công việc, khi mình là người mới, chưa quen công việc, mà lại ngại hỏi, ngại mở miệng ra nhờ đồng nghiệp hỗ trợ, rồi tự ôm việc một mình, cuối cùng chẳng đâu vào đâu, 1 đống việc vẫn còn đó làm hoài không xong,…
 
Nhân viên mới có quyền hỏi nhiều không?
 
Sau khi điểm qua những hệ luỵ của tâm lý ngại hỏi khi đi làm, thì chắc chắn những ai đang tìm việc, chuẩn bị nhận việc hoặc vừa mới vào công ty làm việc được vài ngày sẽ khá hoang mang, không muốn rằng những điều tồi tệ ấy sẽ xảy đến với mình. Để ngăn ngừa trường hợp ấy thì không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải mạnh dạn hỏi, chỗ nào chưa biết thì cứ mở lời, dù sao bạn hỏi để tốt cho công việc hơn, vì lợi ích của công ty chứ đâu phải hỏi để làm phiền người khác đâu? Đang trong giờ làm việc, bạn hỏi hay nói chuyện với đồng nghiệp, trao đổi công việc với đồng nghiệp là điều bình thường, đi làm thì phải tương tác, phối hợp với nhau trong công việc.
 
Liên quan tới chuyện này, một số người cũng tự hỏi rằng liệu mình hỏi nhiều quá thì có sao không, có phiền quá không, nhân viên mới có quyền hỏi nhiều không? Câu trả lời là không, miễn sao bạn có tự suy nghĩ trước khi hỏi, tránh lạm dụng đụng đâu hỏi đó là được. Bạn là nhân viên mới, có nhiều điều chưa biết, chưa rõ, chưa rành, và trong ngày đầu đi làm mọi người cũng đã nói rằng nếu có gì chưa rõ, cần hỏi thì bạn cứ hỏi, mọi người sẽ sẵn lòng giúp đỡ, thì bạn cứ làm theo đúng như thế, hãy gạt tâm lý ngại hỏi sang một bên. Và khi sợ đồng nghiệp hoặc sếp cáu khi bạn hỏi, thì bạn có thể kéo léo một tí trong cách đặt câu hỏi của mình, cụ thể hơn, chúng ta sẽ làm rõ trong phần tiếp theo.
 
Hỏi làm sao cho khéo để đồng nghiệp & sếp không cáu?
 
Nhân viên mới không nên có tâm lý ngại hỏi khi đi làm, đồng thời, có 1 giải pháp giúp bạn đỡ ngại khi hỏi, đó chính là mình phải khéo hơn, phải có kỹ năng đặt câu hỏi khéo kéo, không phải đụng chuyện gì cũng hỏi liền. Thay vào đó, khi gặp bất kỳ vấn đề nào chưa biết, chưa rõ trong công việc, trong quy trình làm việc hoặc gặp rắc rối phát sinh, thì bạn hãy thử tự suy nghĩ phương án, sau khi đã có phương án theo cách nghĩ, cách hiểu của mình, thì bạn hãy chia sẻ điều đó với đồng nghiệp hoặc cấp trên, rằng đối với trường hợp đó, với vấn đề đó thì bạn nghĩ rằng giải pháp như vậy có đúng không, có phù hợp không, hay cần thay đổi & điều chỉnh lại thế nào? Khi đó, đồng nghiệp và cấp trên sẽ hoàn toàn thoải mái giải đáp cho bạn, đồng thời, họ cũng sẽ đánh giá tốt về bạn, cho rằng bạn là người biết suy nghĩ, chủ động tìm giải pháp trước, chứ không phải đụng vấn đề gì cũng phó thác, nhờ vả, hỏi ngay lập tức khi bản thân còn chưa chịu động não. Bên cạnh đó, nếu các giải pháp bạn tự nghĩ ra là hợp lý, thì điều đó cũng tạo ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và cấp trên, rằng bạn là người có năng lực tốt, tư duy nhạy bén, mới vào làm việc mà đã tự nghĩ được các giải pháp tối ưu trong công việc rồi.
 
Còn về vấn đề sợ làm phiền khi đồng nghiệp & sếp đang xử lý công việc, thì bạn hãy quan sát xem lúc đó nét mặt mọi người có căng thẳng không, có đang dở tay xử lý điều gì cấp bách hay quan trọng không, khi thấy đồng nghiệp & sếp ngơi tay, không quá bận, thì lúc đó bạn tranh thủ hỏi luôn, đảm bảo chẳng ai cáu, vì bạn đã quan sát trước và chọn thời điểm phù hợp rồi. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn gạt bỏ được tâm lý ngại hỏi khi đi làm, kèm theo một số lưu ý về cách hỏi sao cho khéo và đúng thời điểm.
Số lượt đọc: 96 -