• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

121202
Tổng số truy cập:121202
Khách đang online: 367
Vì sao sếp được làm sếp? Lưu ý nếu bạn muốn thăng tiến!
Ngày đăng tin: 27/11/2023 09:54

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng vì sao sếp được làm sếp không? Cần đáp ứng các tiêu chí gì, gánh vác trên vai trách nhiệm thế nào để có thể ngồi ở vị trí mà sếp đang ngồi? Bạn có muốn rằng một ngày nào đó mình cũng thăng tiến lên vị trí như thế không, bạn có thể làm được không? Hãy cùng Cevn giải đáp trong bài viết này nhé!

 
Vì sao sếp được làm sếp?
 
Không phải tự dưng mà sếp lại được làm sếp, đó là cả một quá trình không ngừng nỗ lực, cố gắng, đạt kết quả làm việc tốt và duy trì phong độ làm việc ổn định, để chứng minh được cho ban giám đốc công ty thấy rõ khả năng và tin tưởng giao trách nhiệm cho người ấy trở thành sếp. Thăng tiến là một quá trình bình thường khi đi làm, bất kỳ công việc nào, lĩnh vực, ngành nghề nào cũng đều sẽ có lộ trình thăng tiến riêng. Tuy nhiên, chỉ những ai đủ năng lực chuyên môn và có khả năng lãnh đạo tốt, thì mới được công ty trao cơ hội để thăng tiến lên làm sếp. Tất nhiên, khi ngồi ở vị trí ấy, nhận được mức lương cao hơn nhiều so với nhân viên cấp dưới, thì sếp cũng phải gánh vác trên vai nhiều trách nhiệm và áp lực nặng nề.
 
Làm sếp gánh vác trên vai trách nhiệm thế nào?
 
Tuỳ từng cấp độ của sếp, từng tính chất công việc và tuỳ theo yêu cầu riêng của từng công ty, mà người làm sếp sẽ gánh vác trên vai những trách nhiệm khác nhau, kèm theo mức độ áp lực khác nhau. Nhưng nhìn chung thì người làm sếp thường sẽ xoay quanh các trách nhiệm sau đây:
  • Chịu trách nhiệm phân chia nhiệm vụ, quản lý tiến độ đảm bảo team hoàn thành công việc đúng deadline, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, tránh trường hợp có member trễ nải, ảnh hưởng tới tiến độ của tập thể;
  • Chịu trách nhiệm về kết quả làm việc chung của đội ngũ, và của riêng từng thành viên;
  • Chịu trách nhiệm nếu các thành viên trong team để xảy ra sai sót khi làm việc, gây thiệt hại cho công ty;
  • Chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên, đảm bảo team mình có đủ nhân sự để hoàn thành công việc;
  • Chịu trách nhiệm training, đào tạo, đảm bảo các thành viên đủ năng lực làm việc và ngày càng tiến bộ theo lộ trình mong muốn của công ty, tránh trường hợp nhân viên đi làm một thời gian vẫn dậm chân tại chỗ, vẫn chỉ làm được những việc đơn giản, không mang lại nhiều giá trị cho công ty;
  • Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc, nhiệm vụ phức tạp ở cấp quản lý, đồng thời, đảm bảo đạt KPI mà ban giám đốc công ty đưa xuống hàng tháng, hàng quý, hàng năm…
Sau khi điểm qua những trách nhiệm mà sếp thường phải gánh vác trên vai (chưa kể vẫn còn nhiều trách nhiệm khác chưa được liệt kê hết), chắc hẳn rằng bạn cũng phần nào hiểu được vì sao sếp lại thường xuyên trách mắng, nghiêm khắc với nhân viên cấp dưới đúng không? Đơn giản là vì nếu quá dễ dãi, để nhân viên tự do muốn làm gì thì làm, thì sẽ dễ bị đình trệ công việc, rồi những áp lực/trách nhiệm trên cuối cùng vẫn quy về sếp, chứ nhân viên đâu có gánh vác thay.
 
Cần đáp ứng các tiêu chí gì để lên được cấp quản lý/lãnh đạo?
 
Áp lực nhiều thế, trách nhiệm lớn thế, nhưng thật ra đa số chúng ta vẫn mong muốn mình sẽ có cơ hội được cân nhắc thăng tiến trong tương lai, để phát triển sự nghiệp và nâng cao mức thu nhập, chứ đâu thể nào để mình đi làm lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ. Vậy cần đáp ứng các tiêu chí gì để được công ty cân nhắc thăng tiến lên cấp quản lý/lãnh đạo?
 
Đầu tiên, trước khi nghĩ tới chuyện thăng tiến lên làm sếp, bạn cần phải có động lực làm việc đủ lớn và xác định xem liệu mình có muốn gắn bó lâu dài ở công ty/công việc này không? Khi bạn xác định được điều này, thì những nỗ lực, cố gắng tiếp theo của bạn mới trở nên xứng đáng, tránh trường hợp cố gắng xong lại thấy không hợp, đổi sang công việc khác, rồi phải bắt đầu lại từ đầu. Tiếp theo, bạn cần chứng minh được rằng mình là người vững vàng kiến thức chuyên ngành và có năng lực làm việc tốt. Điều này đòi hỏi một quá trình làm việc, hoàn thành tốt công việc, đạt KPI, đảm bảo tuân thủ deadline, giúp bạn lọt vào mắt xanh của cấp trên, được đồng nghiệp xung quanh công nhận là một nhân viên giỏi, năng lực tốt.
 
Sau đó, bạn cần thể hiện rằng mình có tố chất lãnh đạo, có khả năng quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của đội nhóm. Điều này sẽ thể hiện qua kỹ năng lãnh đạo nhóm, những lần bạn được lead team, giữ vai trò nhóm trưởng trong các công việc teamwork chung với đồng nghiệp. Trong những lúc ấy, bạn lãnh đạo có tốt không, có phát huy tối đa vai trò của từng thành viên không, có mang lại kết quả làm việc nhóm tốt không? Sau nhiều lần như thế, năng lực lãnh đạo của bạn sẽ được công nhận, và bạn đã đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản để lên được cấp quản lý/lãnh đạo rồi.
 
Lưu ý nếu bạn muốn có cơ hội thăng tiến trong tương lai
 
Ai cũng có quyền mưu cầu sự thăng tiến trong công việc, đây là đích đến mà đương nhiên chúng ta cần hướng tới. Một phần để tăng thêm thu nhập hàng tháng, một phần để khẳng định năng lực bản thân, ít nhiều gì thì khi thăng tiến lên vị trí cao hơn cũng chứng minh rằng bạn là một người bản lĩnh, tài giỏi, vững vàng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Vậy nếu muốn có cơ hội thăng tiến trong tương lai thì bạn cần lưu ý đáp ứng những gì:
  • Xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, biết mình thích gì, mạnh về điều gì, có thể gắn bó với ngành nào;
  • Làm việc hết mình, luôn đặt cái tâm vào trong công việc, nỗ lực hoàn thành dù đó chỉ là một nhiệm vụ nhỏ;
  • Tập trung vào hiệu quả công việc, làm việc theo chất lượng chứ không bất chấp chạy theo số lượng;
  • Có tinh thần trách nhiệm trong từng việc mình làm, sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu làm không tốt, sai sót;
  • Dám đảm nhiệm các công việc khó, phức tạp, chấp nhận KPI tăng đều hàng tháng, nhưng vẫn cố gắng làm được;
  • Duy trì phong độ làm việc ổn định, chủ động đưa ra sáng kiến để nâng cao hiệu suất công việc cho cá nhân và tập thể;
  • Có khả năng lãnh đạo nhóm, giúp nhóm mang về kết quả làm việc tốt trong những lần mình được làm leader;
  • Có khả năng teamwork tốt, chủ động hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp, được lòng mọi người trong công ty;
  • Biết cách hoạch định chiến lược, lên kế hoạch làm việc cho team, lên plan cho các dự án lớn/phức tạp;
  • Biết cách theo dõi tiến độ công việc/dự án, bám sát từng cột mốc để hoàn thành kịp deadline, đạt chất lượng…
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rằng vì sao sếp được làm sếp, kèm theo những lưu ý nếu bạn muốn có cơ hội thăng tiến trong tương lai. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 65 -