• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

36540
Tổng số truy cập:36540
Khách đang online: 434
Ra trường thất nghiệp vì không đáp ứng các yêu cầu nào của nhà tuyển dụng?
Ngày đăng tin: 01/11/2023 16:35

Ra trường thất nghiệp là điều mà chẳng sinh viên nào mong muốn, tuy nhiên, khi gần tốt nghiệp thì một số sinh viên cực kỳ ám ảnh về điều này, các em lo sợ rằng mình còn nhiều thiếu sót, sợ bản thân chưa đáp ứng được các tiêu chí mà nhà tuyển dụng quan tâm. Khi vẫn còn mơ hồ, chưa biết rõ các yêu cầu của nhà tuyển dụng, thì các em sẽ vẫn còn mắc kẹt trong tâm trạng hoang mang ấy. Vậy cụ thể, sinh viên ra trường thất nghiệp vì không đáp ứng các yêu cầu nào của nhà tuyển dụng? Hãy cùng Cevn tìm hiểu trong bài viết này nhé!


Ra trường thất nghiệp vì chưa có định hướng
 
Định hướng nghề nghiệp là điều cực kỳ quan trọng với sinh viên sắp ra trường. Mặc dù đã lựa chọn chuyên ngành, theo học các môn chuyên ngành từ lâu, nhưng trước khi tốt nghiệp ra trường, các em cũng phải tự nhìn lại, cân nhắc, đánh giá thêm một lần nữa xem mình có thật sự phù hợp với ngành này không, có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ công việc khi ra trường, và gắn bó lâu dài với ngành không? Định hướng càng cụ thể, rõ ràng, thì các em càng biết chính xác rằng mình muốn làm gì, cần trau dồi và chuẩn bị những hành trang gì để tự tin tìm việc làm khi ra trường. Ngược lại, vì chưa có định hướng nghề nghiệp, nên sinh viên ra trường sẽ cực kỳ mông lung, mơ hồ về tương lai, và cũng chưa có cơ sở để chuẩn bị đầy đủ hành trang cho bản thân, dẫn tới việc phải đối mặt với nguy cơ ra trường thất nghiệp.
 
Ra trường thất nghiệp vì chưa vững kiến thức
 
Ra trường thất nghiệp vì chưa vững kiến thức cũng là một nguyên nhân khá phổ biến, tức là sinh viên để cho khoảng thời gian đại học trôi qua một cách vô nghĩa, chưa tập trung học hành đàng hoàng, khiến việc học bị chểnh mảng, không nắm vững kiến thức, dẫn tới khi ra trường đi xin việc rất nhiều nơi nhưng chẳng được nhận. Đối với sinh viên mới ra trường, các em chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, có chăng chỉ là một ít kinh nghiệm tự đúc kết được khi đi làm thêm part time thôi, nên nhà tuyển dụng sẽ không quá quan tâm về kinh nghiệm. Tuy nhiên, họ cực kỳ quan tâm tới kiến thức chuyên  ngành của các em, vì nó vừa đánh giá hành trang kiến thức cần có khi làm việc, vừa phản ánh năng lực học hỏi, tiếp thu của các em khi được training, hướng dẫn công việc sau này. Vì thế, nếu sinh viên ra trường mà chưa vững kiến thức chuyên ngành, thì sẽ rất khó tìm được việc làm, thậm chí có nguy cơ bị thất nghiệp.
 
Không tìm được việc làm vì thiếu kỹ năng mềm
 
Kỹ năng mềm là yếu tố giúp sinh viên mới ra trường nhanh chóng thích nghi với công việc, và tăng khả năng hoàn thành tốt những việc được giao, điển hình là một số kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, lắng nghe, xử lý tình huống, quản lý thời gian,… Vì thế, nếu sinh viên tốt nghiệp ra trường mà chưa nắm vững các kỹ năng mềm cơ bản, đụng chuyện gì cũng lơ ngơ, lóng ngóng, không biết cách giao tiếp, xử lý khéo léo, cũng chưa biết phối hợp teamwork, thì sẽ khó lòng tìm được việc làm, có khi còn bị thất nghiệp, ảnh hưởng xấu tới tâm lý khi ứng tuyển. Vậy để gia tăng cơ hội việc làm khi ra trường, sinh viên đừng quên dành thời gian tự trau dồi cho mình những kỹ năng mềm phổ biến nhé, các em có thể tự rèn luyện thông qua việc lập nhóm làm bài thuyết trình, bài tiểu luận, tham gia sinh hoạt trong các CLB, hoặc trong quá trình đi làm thêm part time, miễn sao mình thấy bản thân ngày càng tiến bộ là được.
 
Thất nghiệp vì chọn apply vị trí không phù hợp
 
Có không ít trường hợp sinh viên ra trường cũng vững vàng hành trang, vừa nắm kiến thức chuyên ngành, vừa thành thạo nhiều kỹ năng mềm liên quan đến công việc, nhưng vẫn rơi vào trường hợp apply mãi mà không được công ty nào nhận, bị thất nghiệp suốt một thời gian, khiến các em bị suy sụp tinh thần, mấu chốt có thể là vì các em đã chọn apply vị trí không phù hợp với năng lực bản thân. Tức là mình hơi tự tin thái quá, mạnh dạn ứng tuyển các vị trí công việc yêu cầu cao hơn những gì mà mình có thể đáp ứng, và bản thân các em có quá nhiều điểm không phù hợp với công việc ấy. Vậy để thay đổi cục diện, giúp tăng cơ hội trúng tuyển việc làm, thì các em cần dành thời gian đọc kỹ mô tả công việc, xem mình có thật sự phù hợp không, đâu mới là công việc mà mình có nhiều thế mạnh nổi trội, để apply cho đúng.
 
Không tìm được việc làm vì thiếu kinh nghiệm ứng tuyển
 
Trường hợp cuối cùng và cũng khá phổ biến chính là sinh viên ra trường thất nghiệp vì thiếu kinh nghiệm ứng tuyển. Các em loay hoay không biết nên viết CV sao cho ấn tượng, trả lời phỏng vấn sao cho đúng, để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng, không biết điều gì nên – không nên khi ứng tuyển, nên mãi vẫn chưa tìm được việc làm. Đừng để việc thiếu kinh nghiệm ứng tuyển cản trở cơ hội việc làm của mình. Thay vào đó, sinh viên mới ra trường nên dành thời gian tìm hiểu kỹ cách viết CV, xem cần có những nội dung nào, nêu bật những điều gì, rồi đi phỏng vấn ăn mặc tác phong ra sao, trả lời phỏng vấn thế nào, tập dượt trước các câu hỏi phỏng vấn thường gặp,… dần dần khi kinh nghiệm ứng tuyển của các em vững vàng hơn, thì sẽ tự tin show các điểm mạnh của bản thân và chinh phục được nhà tuyển dụng khó tính.
 
Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu được rằng nhà tuyển dụng yêu cầu điều gì ở ứng viên, và ra trường thất nghiệp thường vì những điểm thiếu sót nào, để bản thân tự rút kinh nghiệm và thay đổi cục diện theo hướng tích cực hơn trong tương lai, mở rộng cơ hội việc làm của mình. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
Số lượt đọc: 81 -