• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

121952
Tổng số truy cập:121952
Khách đang online: 406
Phải làm sao khi Sếp nói chuyện vô lý, áp đặt, cứng nhắc?
Ngày đăng tin: 27/11/2023 09:47

Mỗi người sếp sẽ có phong cách lãnh đạo riêng, có người linh hoạt mềm mỏng, có người lãnh đạo theo kiểu cứng nhắc, khiến nhân viên phải luôn nể sợ. Bất kỳ phong cách lãnh đạo nào cũng có những ưu nhược điểm riêng, điều quan trọng là sếp phải biết cách điều tiết, vừa nhu vừa cương, thì mới có thể xây dựng đội nhóm vững mạnh, mang về kết quả làm việc tốt. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bạn đi làm mà gặp trúng những người cấp trên quá cứng nhắc, áp đặt và nói chuyện không có lý lẽ, không có biết đúng sai, không chịu lắng nghe nhân viên, khiến bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, bực bội và bất mãn. Vậy phải làm sao khi sếp nói chuyện vô lý, áp đặt, cứng nhắc?

 
Biểu hiện của sếp vô lý, áp đặt, cứng nhắc
 
Khoảng cách giữa cứng rắn và cứng nhắc rất mong manh, nếu như cấp trên của bạn không phân biệt rạch ròi điều này, thì sẽ khiến nhân viên cấp dưới vô cùng mệt mỏi. Làm sao để biết sếp của mình có phải người vô lý, áp đặt, cứng nhắc hay không? Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhìn lại xem người đó có các biểu hiện này không:
  • Sếp nói 1 là 1, 2 là 2, không cho nhân viên quyền tranh biện, nhân viên im lặng nhưng trong lòng bất mãn;
  • Sếp chỉ khăng khăng vào quan điểm của mình, cho rằng mình đúng, nhân viên sai, nhân viên không được cãi;
  • Sếp thường xuyên lớn tiếng, quát tháo khi nhân viên nêu lên ý kiến, cho rằng nhân viên đang lý do lý trấu;
  • Sếp đưa ra quyết định một cách cảm tính, dưới cái nhìn chủ quan, không dựa trên cơ sở thực tế;
  • Sếp không công nhận sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên, mà chỉ nhìn vào những lỗi lầm, sai sót;
  • Sếp thường nghĩ nhân viên lười biếng, khi không có mình ở cạnh thì không chịu làm việc;
  • Có những điều khách quan mà ai cũng thấy, nhưng sếp lại không thấy, không quan tâm;
  • Ép nhân viên vào những khuôn khổ không cần thiết, khiến nhân viên thấy bị gò bó, không thoải mái;
  • Quản lý nhân viên một cách sát sao, đưa ra những hình thức phạt lắt nhắt, tiểu tiết;
  • Sếp luôn thúc ép nhân viên sao cho vào đúng quy chuẩn mà mình đã đặt ra…
Khi có một hoặc một số biểu hiện ở trên, thì khả năng cao rằng đó là một người sếp tồi, là một người cấp trên nói chuyện vô lý, áp đặt, cứng nhắc, điều đó sẽ kéo theo nhiều tác hại khôn lường, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả công việc.
 
Sếp nói chuyện vô lý sẽ gây ra những tác hại nào?
 
Sếp nói chuyện vô lý, áp đặt, cứng nhắc sẽ khiến bầu không khí trong công ty trở nên vô cùng nặng nề, nhân viên đi làm mà đầu óc luôn căng thẳng, áp lực, mệt mỏi, chán nản, đồng nghiệp cũng chẳng buồn nói chuyện với nhau, sợ lỡ bị sếp bắt gặp rồi chửi mắng, cho rằng mình không lo tập trung làm việc. Đây thật sự là một môi trường làm việc cực kỳ tồi tệ, đi làm mà chẳng thấy gì vui, khiến nhân viên luôn nghĩ tới chuyện nghỉ việc, đi tìm công ty khác dễ thở hơn, điều này dẫn tới hậu quả rằng công ty sẽ bị mất người, kể cả những người tài, những nhân viên giỏi cũng không thể chịu nổi.
 
Tiếp theo, sếp nói chuyện vô lý sẽ khiến nhân viên cảm thấy bất mãn, chê sếp, không phục những quyết định của sếp, nhất là khi người đó thường đưa ra quyết định một cách cảm tính, chủ quan, thiếu logic. Chính sự không phục này sẽ khiến nhân viên có xu hướng đình trệ công việc, làm việc qua loa, sơ sài như kiểu đang chống đối, đang không muốn làm theo những quyết định thiếu hợp lý mà sếp đã đưa ra. Những điều này tổng hợp lại sẽ khiến phòng ban/công ty rơi vào trạng thái bất ổn, nhân viên vào ra liên tục, kết quả làm việc cũng tệ, hiệu suất kém, trễ nải deadline, thậm chí còn thường xảy ra sai sót trong công việc, gây nhiều thiệt hại cho công ty, khiến tình hình hoạt động ngày càng sa sút.
 
Nhân viên có nên rời đi khi cấp trên hành xử quá vô lý?
 
Đi làm vốn dĩ đã mệt mỏi, áp lực với khối lượng công việc, với KPI, deadline chồng chất, vậy mà giờ lại phải đối diện thêm với một người sếp nói chuyện vô lý, hành xử một cách áp đặt, cứng nhắc, thì lại càng stress hơn. Nhiều nhân viên không chịu đựng được nữa đã quyết định rằng sẽ nghỉ làm ngay lập tức, sẽ rời đi, chứ không thể làm việc tiếp với người cấp trên này nữa, cho dù hiện tại cũng chưa tìm được chỗ làm mới, nhưng vẫn phải nghỉ sớm cho đỡ mệt, đỡ bất mãn.
 
Tuy nhiên, bạn cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì bất kỳ công ty nào cũng có những vấn đề riêng. Có thể bạn nghỉ công ty này vì bất mãn với sếp, không chịu nổi cách nói chuyện và hành xử vô lý của cấp trên, và lấy tiêu chuẩn đó khi tìm kiếm công việc mới, tìm một người sếp tốt hơn, tâm lý hơn. Nhưng chắc gì công ty mới đã ổn hơn, cho dù bạn có tìm được một người sếp tốt, thì ở đó vẫn sẽ tồn tại những vấn đề khác mà bạn chưa phát hiện ra, khi vào làm rồi mới thấy không ổn. Vậy thì bạn sẽ nhảy việc tiếp? Thật ra, nhảy việc là điều hoàn toàn bình thường khi đi làm, bạn có quyền nhảy việc khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, chắc chắn rằng mình đã thử mọi cách mà không thể thay đổi được những bất cập ở công việc hiện tại. Tức là khi gặp sếp nói chuyện vô lý, thì bạn cần thử một số cách tác động xem có thay đổi được vấn đề không, trước khi nghĩ tới chuyện rời đi. Vậy phải làm sao khi sếp nói chuyện vô lý, áp đặt, cứng nhắc?
 
Phải làm sao khi sếp nói chuyện vô lý, áp đặt, cứng nhắc?
 
Khi đối diện với một người nói chuyện vô lý, nhất là khi đó là cấp trên của mình, chắc chắn bạn sẽ cực kỳ bực bội, khó chịu, thậm chí có suy nghĩ rằng sao một người tồi tệ như thế lại được làm sếp? Đừng để những cảm xúc ấy thể hiện ra bên ngoài qua nét mặt, lời nói, thái độ, vì điều đó sẽ càng khiến họ có cơ sở để trách ngược lại bạn, rằng bạn đang chống đối, muốn thể hiện, lên mặt dạy đời sếp. Thay vào đó, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh, thu thập đầy đủ dữ liệu để củng cố thêm cho lập luận, quan điểm của mình, rồi trao đổi thẳng thắn, rõ ràng với cấp trên, sao cho họ không thể bắt bẻ hay phản bác được, vì bạn đã đưa ra được giải pháp chuẩn xác với lập luận chặt chẽ. Đồng thời, bạn cần phải luôn nhấn mạnh về những lợi ích, giá trị mà phương án của mình sẽ mang lại cho công ty, rằng bạn muốn làm điều này vì lợi ích chung, vì công ty, chứ không phải vì lợi ích cá nhân, bạn thật sự chẳng có lợi lộc gì trong câu chuyện này, người được lợi duy nhất chính là công ty, giúp công việc được trơn tru hơn, thuận lợi hơn, mang về kết quả tốt hơn, hạn chế tối đa những sai sót, bất cập.
 
Khi bạn làm được điều này, thì không chỉ giải quyết được vấn đề sếp cứng nhắc, nói chuyện vô lý, mà nó còn chứng minh rằng bạn là một người có tư duy nhạy bén, lập luận chặt chẽ, có năng lực tốt, khả năng cao rằng trong tương lai sẽ được cân nhắc tăng lương, thăng tiến lên những vị trí xứng đáng với giá trị mà bạn mang lại cho công ty.
 
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng phải làm sao khi đi làm gặp sếp nói chuyện vô lý, áp đặt, cứng nhắc? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 70 -