• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

10489
Tổng số truy cập:10489
Khách đang online: 431
Nhân viên kinh doanh chưa đủ số, không đạt Target thì phải làm sao?
Ngày đăng tin: 05/02/2024 10:41

Bất kỳ công việc nào cũng có những áp lực, những KPI riêng mà mình cần phải đạt được trong từng tháng. Nhân viên kinh doanh cũng thế, mà KPI của bộ phận này thường sẽ là những con số không hề nhỏ, đòi hỏi bạn phải thật sự có năng lực tốt và tập trung, nỗ lực làm việc thì mới có thể đạt được. Thực tế thường sẽ không đơn giản như mình muốn, lỡ nhân viên kinh doanh chưa đủ số, không đạt target thì phải làm sao?


 
Áp lực doanh số của nhân viên kinh doanh
 
Đồng ý rằng công việc nào cũng áp lực, nhưng ai đã làm nhân viên kinh doanh rồi mới hiểu được áp lực kinh khủng của ngành nghề này, nhất là khi target hàng tháng của mình đều là những mức doanh số khó nhằn, phải làm sao để thuyết phục khách hàng xuống tiền, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, thì chuyện thu được tiền của khách lại càng nhiêu khê hơn. KPI thì ai cũng có, nhưng đa số các bộ phận khác thường sẽ chủ động kiểm soát được kết quả làm việc của mình, sự tập trung, nỗ lực và năng lực làm việc của họ sẽ tác động rất lớn tới kết quả công việc.

Tuy nhiên, ở vị trí nhân viên kinh doanh thì lại khác, mặc dù luôn có sẵn target được đặt ra từ đầu tháng, và cũng cân đối con số phù hợp chứ không đặt ra những KPI trên trời, nhưng thực chất chuyện có về số hay không, có mang về đủ doanh thu hay không, lại phụ thuộc thêm vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như tình hình tài chính, ngân sách của khách hàng, chứ không phải chỉ cần nhân viên kinh doanh giỏi, chốt khách tốt, có duyên bán hàng, thì lúc nào cũng luôn có doanh số. Chính thực trạng này đã khiến cho những ai làm nhân viên kinh doanh phải đối mặt với áp lực rất lớn, nhất là khi gần tới cuối tháng mà vẫn chưa đủ số, không đạt target doanh số đã đặt ra.

Doanh số thấp thì tiền lương nhận được cũng rất thấp

Khi đi làm, chúng ta sẽ được trả lương cứng, kèm thêm lương KPI theo target và tính chất riêng của từng công việc. Đối với nhân viên kinh doanh, thì chúng ta thường nói vui rằng lương cứng chẳng đáng bao nhiêu, chỉ tầm 5-8 triệu thôi, chủ yếu mình sống bằng lương KPI, tức là tiền hoa hồng dựa trên target doanh số bán hàng mỗi tháng mà mình đạt được.

Nếu doanh số cao, thậm chí vượt target, thì tất nhiên tháng đó nhân viên kinh doanh sẽ cực kỳ ấm no, tiền lương rủng rỉnh tha hồ tiêu xài. Tuy nhiên, nếu doanh số thấp, thì đồng nghĩa với việc tiền lương nhận được cũng rất thấp, chỉ có mỗi lương cứng, không đủ để chi tiêu, và sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức lương của những ai làm việc văn phòng thông thường. Chính điều này đã tạo áp lực lớn cho nhân viên kinh doanh, không những phải ráng làm tốt công việc, mà còn phải luôn ghi nhớ mức target mà công ty đã đặt ra, và làm sao thì làm, phải mang về đủ số, nếu không thì sẽ vừa bị sếp chửi, vừa nhận lương cực thấp.

Nhân viên kinh doanh chưa đủ số, không đạt target thì phải làm sao?
 
Khi gần cuối tháng mà vẫn chưa đủ số, không đạt target, thì chắc hẳn rằng nhân viên kinh doanh sẽ bị mắc kẹt trong trạng thái rối bời, vừa áp lực, mệt mỏi tinh thần, vừa lo lắng, tự ti về năng lực bản thân, ai không vững tâm lý có thể sẽ nghĩ tới cả chuyện nghỉ việc, vì cho rằng mình bất tài, vô dụng, có làm tiếp cũng không thay đổi được gì, cho rằng mình không có duyên với nghề này. Tuy nhiên, những suy nghĩ và trạng thái tiêu cực ấy sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề, nó chỉ khiến mọi chuyện ngành càng tồi tệ hơn, giống như kiểu bạn đang buông xuôi, buông bỏ, không tiếp tục cố gắng, không nghĩ cách để giải quyết vấn đề, thì làm sao mà bán hàng tốt hơn, mang về doanh số tốt hơn được?

Bạn cần nhanh chóng gạt bỏ luồng suy nghĩ tiêu cực ấy, sau đó, hãy nhìn xung quanh xem các đồng nghiệp đang làm gì, đang có cách làm việc thế nào để có kết quả tốt, đạt đủ doanh số, đủ KPI mà công ty đặt ra. Họ làm được thì bạn cũng có thể làm được, và những điều họ đang làm chính là những thứ mà bạn cần nhìn vào để học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân. Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải trở thành bản sao của họ, mà chỉ đơn giản là bạn đang học hỏi, để phát triển, trau dồi bản thân, để mình tiến bộ hơn, vững vàng năng lực hơn. Song song đó, bạn cần luôn đề cao tinh thần chăm chỉ, cố gắng, tập trung và nghiêm túc trong công việc, chứ nếu bạn quá lười biếng, nhác làm việc, không chịu nỗ lực, thì làm sao mang về đủ số, làm sao đạt target được?

Liên tục không đạt target, có nên xin nghỉ không?
 
Sau khi giải đáp vấn đề nhân viên kinh doanh chưa đủ số, không đạt target thì phải làm sao, cũng có nhiều người thắc mắc rằng liên tục không đạt target thì có nên xin nghỉ không? Thật sự, khi không đủ số, không đạt target, thì nhân viên kinh doanh phải vừa chịu mức lương rất thấp, vừa chịu áp lực từ phía công ty, từ cấp trên, liên tục bị push số, nhất là vào dịp cuối tháng. Nếu lâu lâu không đạt target 1 lần thì không sao, nhưng lỡ tháng nào cũng như thế, thì thật sự sẽ cực kỳ áp lực, mệt mỏi, nhiều người còn hoài nghi về năng lực bản thân, cho rằng mình không hợp với nghề, không thể làm nhân viên kinh doanh. Chưa kể tới việc nếu không đủ số khoảng 3-4 tháng liên tiếp, thì nhân viên kinh doanh hoàn toàn có thể bị công ty sa thải, buộc thôi việc, nên nhiều người nghĩ tới chuyện tự giác xin nghỉ trước cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, nghỉ việc là một quyết định cần cân nhắc kỹ lưỡng, bạn không nên xin nghỉ một cách đột ngột khi bản thân chưa đủ bình tĩnh, chưa suy nghĩ thấu đáo. Trước tiên, bạn cần nhìn lại xem trong suốt thời gian qua, khoảng 3-4 tháng vừa qua, bạn đã thật sự tập trung, cố gắng và nghiêm túc với công việc chưa, hay bạn đang làm việc một cách hời hợt, thiếu chủ động, và có phần lười biếng? Nếu vấn đề do bản thân bạn chưa đủ chăm chỉ, nỗ lực, thì bạn có chuyển sang công việc nào cũng sẽ gặp lại trường hợp này, chẳng cải thiện được gì, và tất nhiên bạn cần sớm thay đổi cách làm việc của mình. Còn nếu bạn đã nỗ lực, cố gắng rồi, cũng thử học hỏi cách làm của các đồng nghiệp nhưng không khả quan, vẫn không đạt target, thì nhiều khả năng rằng bạn thật sự không hợp để làm nhân viên kinh doanh. Lúc ấy, bạn nên xin nghỉ, và cần phải cân nhắc xem liệu công việc nào mới hợp với mình, đâu là việc mà mình có thế mạnh, có khả năng làm tốt và muốn gắn bó lâu dài, tránh trường hợp chọn đại để thử sức, rồi lại thấy mình không hợp, khi đó bạn sẽ càng nản hơn, tự ti hơn.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng nhân viên kinh doanh chưa đủ số, không đạt target thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 52 -