• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

33046
Tổng số truy cập:33046
Khách đang online: 419
Có nên nhận công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro không?
Ngày đăng tin: 30/11/2023 10:25

Khi mới bắt đầu đi làm, bạn thường sẽ được giao cho đảm nhiệm những công việc dễ, đơn giản, ít rủi ro, để bạn có cơ hội được cọ xát, học hỏi và dần nâng cao năng lực của bản thân. Sau một thời gian đi làm, bạn đã phát triển bản thân hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, thì tất nhiên sẽ không còn được ưu ái giao cho các công việc đơn giản nữa. Khi này, những nhiệm vụ khó hơn, phức tạp, rủi ro hơn sẽ được đưa đến tay bạn. Vậy có nên nhận công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro không?

 
Không có công việc nào quá êm đềm
 
Thật ra, không có công việc nào quá êm đềm, bất kỳ công việc nào cũng có rủi ro, dù đó là việc lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp. Đây là điều hoàn toàn bình thường mà bất kỳ ai khi đi làm đều hiểu rõ. Công việc đơn giản thường sẽ ít rủi ro, công việc phức tạp hơn thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Nhiều khi rủi ro nó tiềm ẩn sẵn trong tính chất công việc, nhưng cũng có trường hợp rủi ro do chính bạn tạo ra, khi bạn chưa dành đủ sự tập trung và nghiêm túc làm việc. Dù sao đi nữa thì chúng ta vẫn có xu hướng lo sợ rủi ro, không muốn phải tiếp xúc với quá nhiều rủi ro, vì chúng sẽ làm mình càng mệt mỏi, áp lực, lo lắng nhiều hơn. Nhưng cuộc sống mà, đâu phải lúc nào cũng toàn màu hồng, đâu thể nào cứ mãi êm đềm, phải có sóng gió, khó khăn, thử thách, thì chúng ta mới hoàn thiện bản thân hơn, trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn.
 
Những rủi ro thường gặp trong công việc
 
Trước khi giải đáp băn khoăn rằng có nên nhận công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro không, thì chúng ta hãy cùng điểm qua những rủi ro thường gặp trong công việc, để bạn có hình dung trước, và có đủ cơ sở để quyết định:
  • Rủi ro hoàn thành công việc không đúng thời hạn, trễ deadline;
  • Rủi ro không đạt KPI, không bám sát tiến độ so với target đã đặt ra;
  • Rủi ro bị quá tải công việc, có quá nhiều việc cần làm, chồng chất lên nhau;
  • Rủi ro công việc có tính chất phức tạp, đòi hỏi sự tập trung cao độ, nếu không sẽ khó lòng làm tốt;
  • Rủi ro công việc mới, chưa từng làm bao giờ, nhiều khi loay hoay mãi không biết cách làm;
  • Rủi ro để xảy ra sai sót trong công việc, đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết cao;
  • Rủi ro đứt gãy thông tin, hiểu lầm khi thoả thuận, truyền đạt thông tin trong công việc;
  • Rủi ro liên quan tới tiền bạc, phát sinh thêm nhiều chi phí, hoặc gây thiệt hại tài chính cho công ty;
  • Rủi ro sức khoẻ khi làm việc quá sức, hoặc tính chất công việc nguy hiểm, độc hại;
  • Những rủi ro đột xuất, phát sinh bất ngờ mà bạn khó lòng lường trước được…
Có nên nhận công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro không?
 
Sau khi làm rõ rằng bất kỳ công việc nào cũng có rủi ro, và cùng điểm qua những rủi ro thường gặp, thì bạn cũng đã có góc nhìn cụ thể hơn về vấn đề này. Vậy có nên nhận công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên, nếu bạn là người mới ra trường đi làm, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, chưa vững chuyên môn để xử lý rất nhiều tình huống éo le có thể xảy ra trong công việc, thì không nên xung phong đảm nhiệm công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây không phải là sự nhút nhát, mà chỉ đơn giản là chuyện bạn biết tự lượng sức mình.
 
Thay vì bất chấp nhận việc, rồi làm đại, làm thử, cố gắng làm xem sao, thì tốt hơn hết bạn nên chọn lọc công việc phù hợp với năng lực của mình hơn, còn các việc khó, nhiều rủi ro thì hãy để người có kinh nghiệm xử lý, như thế sẽ vừa tốt cho bạn, vừa tốt cho công ty. Còn trong trường hợp công ty không có ai nhận, không ai đảm nhiệm được, và cấp trên tin tưởng lựa chọn bạn, đặt cược niềm tin vào bạn, thì bạn có thể thử sức, nhưng hãy chắc chắn rằng mình dành sự tập trung cao độ và toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ ấy, để tăng khả năng thành công. Còn nếu bạn đã đi làm lâu năm, tích luỹ được kha khá kinh nghiệm và tự tin với năng lực của mình, thì hãy mạnh dạn nhận các công việc khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì chúng sẽ là cơ hội tốt để bạn được cọ xát, trau dồi và phát triển bản thân nhiều hơn, bứt phá ra khỏi vùng an toàn của mình, gia tăng khả năng được tăng lương, thăng tiến nếu hoàn thành tốt và duy trì phong độ làm việc ổn định.

Làm sao để hạn chế rủi ro và làm tốt công việc?
 
Như đã làm rõ ở phần trước, năng lực của bạn ở đâu thì nên lựa chọn các công việc, nhiệm vụ vừa sức, phù hợp nhất với mình, để tăng khả năng hoàn thành tốt, tránh nhận một công việc quá nhiều rủi ro trong khi mình không đủ khả năng xử lý tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, bên cạnh những rủi ro tồn tại sẵn trong từng công việc, thì vẫn luôn có những rủi ro tiềm ẩn do chính người đảm nhiệm gây ra, chẳng hạn như sự mất tập trung, không đủ nghiêm túc khi làm việc, có thể dẫn tới những sai sót, gây hư hỏng, thiệt hại cho công ty, khiến kết quả đạt được tệ hơn mong đợi. Tức là bạn hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát chính mình, nghiêm khắc hơn với bản thân để hạn chế rủi ro và tăng khả năng làm tốt công việc.
 
Tức là bên cạnh việc trau dồi chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm làm việc để nâng cao năng lực bản thân, thì bạn cũng cần phải luôn đảm bảo tinh thần kỷ luật, nghiêm túc và tập trung trong bất kỳ công việc nào mà mình đảm nhiệm, vì điều đó sẽ là giải pháp cực kỳ hữu hiệu, giúp bạn hạn chế rủi ro, làm tốt công việc, mang về kết quả như mong đợi và không cần phải quá bận tâm, lo lắng hay ám ảnh về những rủi ro có thể gặp phải khi làm việc nữa.
 
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng có nên nhận công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro không, làm sao để hạn chế rủi ro và làm tốt công việc? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Số lượt đọc: 59 -