• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

104872
Tổng số truy cập:104872
Khách đang online: 247
Tiết lộ bí kíp viết mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ đặc sắc
Ngày đăng tin: 28/06/2024 10:17

Nếu như CV là một cây cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, thì từng chi tiết trong CV chính là những nhịp cầu để hoàn thiện cây cầu đó. Mong muốn làm việc trong ngành dịch vụ, bạn đã biết viết mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ ra sao chưa? Bài viết ngay sau đây sẽ chỉ ra một vài bí kíp cho bạn.

1. Hiểu biết chung về mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ
 
Nhà tuyển dụng coi mục tiêu nghề nghiệp như một tiêu chí để cân nhắc những ứng viên phù hợp với vị trí công việc.
 
 
Hiểu biết chung về mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ
 
Nhất là trong ngành dịch vụ thì phần này lại càng quan trọng bởi ngành dịch vụ không yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp cao mà nó yêu cầu nhiều hơn về kỹ năng giải quyết, ứng xử trong công việc. Tuy nhiên khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhiều ứng viên lại tỏ ra lúng túng vì chưa biết viết sao cho hợp lý.
 
Ngành dịch vụ thường rất đa dạng bởi nó bao gồm bên trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhân viên trong ngành này cần thực hiện công việc xây dựng và tạo lập mối quan hệ với khách hàng cho doanh nghiệp.
 
Đến đây có thể nói mục tiêu khi làm việc trong ngành dịch vụ đó là mong muốn mở rộng và tìm được nhiều hơn những khách hàng trung thành cho công ty của mình.
 
Ngoài mục tiêu tìm kiếm các khách hàng, nhân viên dịch vụ cũng nên có mục tiêu rèn luyện các kỹ năng và sự nỗ lực phấn đấu để thăng tiến trong công việc. Những mục tiêu được nhà tuyển dụng chú ý sẽ là những mục tiêu tác động mạnh mẽ đến nhà tuyển dụng. Đó là những mục tiêu mang tính năng động, sáng tạo đồng thời thể hiện quyết tâm cao của ứng viên.
 
 
Mong muốn tích lũy nhiều kinh nghiệm
 
Một điều không thể thiếu chính là thái độ học hỏi và mong muốn tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc của ứng viên. Thông qua kinh nghiệm, nhân viên ngành dịch vụ sẽ kết nối với khách hàng với doanh nghiệp một cách bền chặt hơn.
 
Sau khi đề cập đến những mục tiêu của riêng bản thân mình, ứng viên hãy nhớ đưa ra mục tiêu chung mà bạn muốn đóng góp cho công ty. Đó có thể là tìm ra các chiến lược thu hút khách hàng mới để giúp công ty phát triển hơn nữa, đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề cho khách hàng sao cho đạt hiệu quả cao hơn hoặc lên ý tưởng về những loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
 
2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ
 
Trước khi bắt đầu viết nội dung cho phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần có sự chuẩn bị thất tốt và đầu tư kỹ lưỡng. Để có thể viết tốt bạn cần trả lời được những câu hỏi như mục đích viết của phần này, nên trình bày nội dung như thế nào vào trong CV và hình thức trình bày như thế nào là hợp lý.
 
Mỗi phần nội dung trong CV đều có mục tiêu chung là mô tả thông tin chi tiết của ứng viên, hướng đến thu hút nhà tuyển dụng. Vì vậy ứng viên cần cho nhà tuyển dụng thấy về năng lực, các kỹ năng và định hướng trong tương lai của bản thân.
 
Qua đây nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác năng lực ứng viên đối với vị trí công việc mà công ty đang tuyển. Vậy nên khi trình bày phần này, bạn hãy để ý làm đúng những vấn đề sau trong cả hai mặt nội dung và hình thức.
 
2.1. Thông tin phải chính xác, cụ thể
 
Trước hết bạn đặc biệt phải nêu chính xác vị trí mà mình mong muốn ứng tuyển để làm việc. Tránh hết sức chỉ nêu đơn giản là mong muốn trở thành một nhân viên của doanh nghiệp.
 
 
Thông tin phải chính xác, cụ thể
 
Sau đó khi làm việc tại vị trí này bạn có mong muốn đạt được những gì trong tương lai. Bạn có thể trình bày theo hai nội dung đó là mục tiêu trong thời gian ngắn và mục tiêu dài hạn trong tương lai.
 
- Mục tiêu trong thời gian ngắn chính là những kế hoạch đã được bạn lên lịch để thực hiện trong tương lai gần. Đây đều là những kế hoạch có tính chất đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện.
 
Nếu như bạn chưa tìm được những mục tiêu này thì bạn thể viết chúng dựa trên những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra cho ứng viên. Dựa trên mục yêu cầu với công việc của nhà tuyển dụng bạn sẽ thấy được nhà tuyển dụng cần gì và bạn phải đáp ứng chúng ra sao.
 
- Tiếp theo sẽ là những mục tiêu dài hạn ở tương lai. Hãy chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy đích đến mà bạn đang hướng tới, những hướng đi mà bạn đã xây dựng để có thể thành công trong tương lai.
 
Một bí kíp nhỏ là bạn có thể tìm hiểu thêm về định hướng phát triển của công ty đó để có thể nêu ra những kế hoạch phát triển gần với định hướng đó nhất. Như vậy khả năng được tuyển dụng của bạn sẽ cao hơn nhiều.
 
2.2. Viết ngắn gọn, hướng tới lợi ích của doanh nghiệp
 
Nhà tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để đọc hết CV của bạn vì vậy trong tất cả các phần bạn nên viết thật ngắn gọn, tránh những câu văn quá dài.
 
 
Viết ngắn gọn, hướng tới lợi ích của doanh nghiệp
 
Để tránh sự lan man tốt hơn hết bạn nên tìm kiếm mục đích kinh doanh của doanh nghiệp mà mình ứng tuyển sau đó dựa trên thế mạnh và kinh nghiệm làm việc của mình cho nhà tuyển dụng thấy sự phù hợp của bạn với công việc. Nếu có thể hãy khéo léo cụ thể hóa những mục tiêu của bạn gần gũi nhất với định hướng của doanh nghiệp đó.
 
3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của một vài vị trí ngành dịch vụ

3.1. Vị trí của dịch vụ nhân viên chăm sóc khách hàng
 
Với vị trí này, một nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng cần đạt mục tiêu: lợi ích của cá nhân đi cùng với lợi ích của khách hàng cũng như công ty. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách tốt hơn đây chính là định hướng mà một ứng viên cần thể hiện được.
 
 
Vị trí của dịch vụ nhân viên chăm sóc khách hàng
 
Mục tiêu phải hướng tới mong muốn đóng góp lợi ích cho công ty. Ứng viên cần định hướng mục tiêu nghề nghiệp nằm trong khả năng của mình, hướng tới việc gặt hái được nhiều thành tích.Nếu kỹ năng tốt và đã từng có kinh nghiệm thì đặt ra mốc thời gian cụ thể để thăng tiến lên vị trí cao hơn.
 
 
Nếu chưa có định hướng rõ ràng có thể viết mục tiêu là trở thành nhân viên xuất sắc, có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhiều khách hàng.
 
Khi trình bày những mục tiêu của nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng bạn có thể viết như sau:
 
- “Với những kỹ năng và điểm mạnh của mình tôi có thể mở rộng sự hài lòng của khách hàng với công ty trong quá trình làm việc. Trong vòng 2 năm tôi muốn phấn đấu vươn lên vị trí quản lý dịch vụ của công ty.”
 
- “Nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tôi muốn tích lũy kinh nghiệm, đóng góp nhiều giải pháp, phương hướng chiến lược mới cho công ty. Tôi muốn trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng xuất sắc của công ty trong vòng 1 năm.”
 
- “Tôi yêu thích những công việc và môi trường làm việc sáng tạo. Với mong muốn mở rộng mạng lưới khách hàng cho công ty, mở rộng thị trường tôi đề cao việc đem lại giá trị cho khách hàng. Bởi đáp ứng tốt những như cầu khách hàng cũng chính là đem lại giá trị cho công ty.”
 
3.2. Vị trí người quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng
 
Với vị trí quản lý dịch vụ là vị trí có yêu cầu cao hơn thì ứng viên cũng cần có định hướng rõ ràng hơn. Để gắn được mục tiêu nghề nghiệp của mình vào định hướng dài hạn phát triển lâu dài của công ty, ứng viên cần tìm hiểu về những điều mà công ty đặt lên hàng đầu.
 
 
Vị trí người quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng
 
Một quản lý cần đóng góp vào hệ thống cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp những giải pháp. Thêm vào đó là điều hành, quản lý nhân viên cấp dưới thực hiện đúng chính sách của doanh nghiệp.
 
Bạn có thể tham khảo những gợi ý mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng như sau:
 
- “Mong muốn góp phần vào công cuộc mở rộng mạng lưới khách hàng thân thiết cho công ty. Kết hợp với đó là có cơ hội nâng cấp hệ thống chăm sóc khách hàng một cách toàn diện nhất.”
 
- “Trở thành tấm gương cho nhân viên, là một quản lý xuất sắc cùng nhân viên của mình thực hiện những dự án, mục tiêu mà công ty đề ra. Từ đó mang đến những phương án hữu ích, đem đến hiệu quả kinh doanh cho công ty.”
 
- “Phát huy khả năng xây dựng những chiến lược mới, đặt vai trò của khách hàng lên đầu nhằm tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng với những dịch vụ mà công ty cung cấp.”Bài viết trên là những chia sẻ về kinh nghiệm khi trả lời mục tiêu nghề nghiệp ngành dịch vụ. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã tìm được những đáp án để thể hiện chính bản thân mình và thuyết phục được tất cả những nhà tuyển dụng khó tính nhất.
Số lượt đọc: 74 -