• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

68777
Tổng số truy cập:68777
Khách đang online: 164
QC là gì? Các công việc QC phải làm?
Ngày đăng tin: 09/05/2019 20:15

 Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, cụ thể về QC cũng như các công việc, vai trò, các yếu tố cần thiết của một nhân viên QC và cơ hội thăng tiến.

I. QC là gì?
 
– QC là kiểm tra chất lượng (viết tắt của Quality Control).
 
– QC là một bộ phận quan trọng của quy trình quản lý chất lượng, là các công việc liên quan đến kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng các sản phẩm, hàng hóa trước khi thực hiện quy trình đóng gói, cấp phép lưu hành rộng rãi trên thị trường.
 
– QC được tiến hành song song trong từng khâu của quy trình sản xuất nhằm tối đa hóa chất lượng sản phẩm.
 
– Một sản phẩm có thể đến gần hơn với khách hàng chỉ khi sản phẩm đó có những ưu điểm vượt trội so với mặt bằng chung, và quan trọng hơn là có chất lượng tốt, làm thỏa mãn được những nhu cầu về vật chất và tinh thần của khách hàng. Chính vì vậy, có thể nói rằng QC là một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp.
 
 

 

II. Nhân viên QC làm các công việc gì?
 
Trên thực tế, hai khái niệm nhân viên QA và nhân viên QC vẫn hay bị nhầm lẫn với nhau. Trước khi tìm hiểu kĩ nhân viên QC là gì, chúng ta hãy cùng đi phân biệt hai khái niệm này.
 
QC (Quality Control) là nhân viên kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất (còn được gọi là nhân viên KCS) – trực tiếp thực hiện kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu ra theo các tiêu chuẩn định sẵn.
 
QA (Quality Assurance) là nhân viên đảm bảo chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất – có nhiệm vụ xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và giám sát, đo lường việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đề ra.
 
Thông thường, nhân viên QC được chia thành 3 vị trí:
 
– Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (PQC)
 
– Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)
 
– Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC).
 
Mỗi vị trí tương ứng với một khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm.
 
 
1. Nhân viên IQC (Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào):
 
– Kiểm tra xem nguyên vật liệu đầu vào có tốt không, chất lượng ra sao, lựa chọn đầu vào đạt tiêu chuẩn;
 
– Khi nguyên vật liệu được đưa vào trong quá trình sản xuất, cần theo dõi xem đầu vào đó có tình hình sử dụng như thế nào;
 
– Giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà cung ứng, đánh giá nhà cung ứng;
 
Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.
 
2. Nhân viên PQC (Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất):
 
Cùng với nhân viên QA triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm;
 
Trong quá trình công nhân làm việc, kiểm tra xem các công đoạn có ổn không, có phát sinh lỗi không và yêu cầu nhân viên khắc phục lỗi;
 
– Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm;
 
– Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.
 
3. Nhân viên OQC (Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra):
 
– Lập nên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm;
 
– Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng thành phẩm và cho thông qua với sản phẩm đạt chuẩn;
 
– Thu thập, phân loại sản phẩm lỗi, các sai sót trong phần kỹ thuật sau đó chuyển yêu cầu sửa chữa cho PQC;
 
– Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.
 
III. Vai trò của một nhân viên QC
 
– Là bộ lọc của quá trình sản xuất: Nhân viên QC cần phân tích và lựa chọn nguyên liệu ngay ở bước đầu vào của quá trình sản xuất, sau đó lại lọc ra các lỗi trong quá trình làm việc của công nhân, kịp thời sửa chữa và cuối cùng là chọn lọc các sản phẩm đầu ra đủ tiêu chuẩn.
 
– Người phân tích: Khi phát hiện ra một lỗi trong quy trình sản xuất, đầu tiên nhân viên QC phải tìm ra được nguyên nhân gây ra lỗi đó, phân tích một cách toàn diện tại sao lại xảy ra sai sót, báo cáo các kết quả điều tra và yêu cầu sửa chữa.
 
– Người hiểu thấu sản phẩm: QC là những người làm việc trực tiếp với khách hàng về chất lượng sản phẩm và là người đàm phán nghiên cứu về sản phẩm. Yêu cầu cơ bản để trở thành QC.
 
IV. Yêu cầu cơ bản để trở thành một QC
 
– Kỹ năng kiểm tra, giám sát: nhằm theo dõi quá trình sản xuất và nhanh chóng, kịp thời phát hiện các lỗi sai trong quy trình sản xuất;
 
– Kỹ năng quản lý: Vì trong giai đoạn tạo ra sản phẩm, nhân viên QC cần giám sát và điều hành hoạt động của công nhân khi xảy ra lỗi. Chính vì vậy, nhân viên QC cần có khả năng tốt trong việc quản lý năng suất của người lao động, điều phối nhân sự hợp lí để theo kịp tiến độ nhưng vẫn đạt được các chỉ tiêu sản phẩm đầu ra;
 
– Kỹ năng xử lý sự cố: sự cố là yếu tố không thể nào không xuất hiện của quá trình sản xuất. Chính vì vậy, nhân viên QC cần luôn bình tĩnh cũng như kịp thời đưa ra các giải pháp cho vấn đề phát sinh;
 
– Sự kiên nhẫn: Những sự cố trong quá trình sản xuất không bao giờ phát sinh một lần mà nó xảy ra có thể rất nhiều lần. Bên cạnh đó, nhân viên QC cũng cần thử sản phẩm rất nhiều lần để có thể hoàn thiện sản phẩm. Chính vì vậy, kiên nhẫn là một tố chất vô cùng quan trọng với nhân viên QC;
 
– Kỹ năng giao tiếp tốt: Nhân viên QC cũng là người trao đổi với khách hàng về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm nên kỹ năng giao tiếp hợp lòng người và khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung,…) là rất cần thiết.
 
 

 

V. Mức lương
 
Theo khảo sát,mức lương của một nhân viên QC giao động từ mức thấp nhất là 4 triệu/tháng, mức trung bình là 7.4 triệu/tháng, đến mức cao là 8.8 triệu/tháng. Mức lương sẽ tùy thuộc vào thái độ, kỹ năng chuyên môn, hiệu quả công việc của bạn cũng như môi trường làm việc của công ty.

VI. Con đường thăng tiến sự nghiệp
 
Hiện nay, trong bất kì công ty sản xuất sản phẩm, dịch vụ nào cũng cần bộ phận QC. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho các bạn trong lĩnh vực này khá là cao.Bên cạnh đó, mức lương cao nhất theo khảo sát cho nhân viên QC lên đến 10-20tr/tháng. Đây là một động lực rất lớn cho các bạn theo đuổi con đường trở thành nhân viên QC.
 
Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp được cho các bạn những thông tin hữu ích về công việc của một QC. Chúc các bạn một ngày làm việc thật tốt!
Số lượt đọc: 689 -