• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

69218
Tổng số truy cập:69218
Khách đang online: 389
Nghệ thuật từ chối nhận thêm việc từ sếp
Ngày đăng tin: 04/04/2019 15:25

Từ chối là một nghệ thuật không phải ai cũng học được, nhất là những câu từ chối với sếp, những chia sẻ nho nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi tình huống éo le này.

Cân nhắc tầm quan trọng của yêu cầu
 
Hãy nghe kĩ yêu cầu của sếp và cân nhắc xem đó là việc gấp, việc quan trọng hay việc “vặt”, ai cũng có thể làm được, với mỗi loại công việc như vậy bạn sẽ có cách xử lý khác nhau.
 
Trong trường hợp sếp sai việc nhỏ như: pha trà, rửa ấm chén, photo giấy tờ, đánh máy văn bản… nếu không quá bận, bạn hoàn toàn có thể nhận việc. Thế nhưng nếu sếp cứ liên tục đưa những công việc như vậy thì bạn cần xem xét lại, chúng sẽ khiến bạn tiêu tốn một đống thời gian vô ích, tiến độ làm việc bị chậm lại.
 
 
Ngoài ra, những việc nhỏ như vậy bất kì ai cũng có thể làm được, bạn không cần lo lắng quá nhiều khi từ chối sếp. Nếu bạn không bao giờ từ chối, bạn sẽ tự động biến mình trở thành chân sai vặt của sếp.

Trong trường hợp sếp sai việc quan trọng thì bạn cần thực hiện theo các bước sau:
 
– Lắng nghe thật kĩ công việc mà sếp giao phó
 
– Kiểm tra lại tiến độ công việc hiện tại xem có thể nhận thêm việc mới hay không
 
– Hỏi chi tiết về công việc mới: nội dung, nhân sự làm việc, thời gian triển khai, yêu cầu cụ thể…
 
– Đánh giá sơ bộ về khả năng nhận việc
 
Từ đó bạn sẽ quyết định được mình có nên nhận lời yêu cầu từ sếp hay không, tốt nhất, bạn không nên quyết định vội vàng nếu chưa có cái nhìn tổng thể về nhiệm vụ, rất có thể đó là cơ hội để sếp đánh giá lại năng lực và cất nhắc bạn lên vị trí cao hơn.

Nghệ thuật từ chối sếp khéo léo và hiệu quả
 
 

 
 
Nếu bạn có thể nhận việc sếp giao thì không sao, không có gì phải lo lắng nữa. Còn trong trường hợp bạn không thể đảm nhận, từ chối chắc chắn là điều cần làm, bởi bạn không thể ôm đồm quá nhiều việc, vừa hao tổn sức lực vừa ảnh hưởng tới chất lượng chung.
 
Tốt nhất bạn nên khéo léo từ chối bằng một vài lý do sau:
 
– Khối lượng công việc hiện tại quá nặng, bạn không thể tiếp nhận thêm việc mới, nếu chạy song song 1 lúc 2 việc vừa ảnh hưởng đến chất lượng vừa ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Do đó sếp cần quyết định bạn sẽ tiếp tục làm công việc cũ hay chuyển hoàn toàn sang công việc mới.
 
– Năng lực bản thân có giới hạn: Nếu bạn cảm thấy kinh nghiệm, kĩ năng của mình chưa thể đảm đương được nhiệm vụ này thì hãy khéo léo trình bày với sếp và đưa ra tên một vài đồng nghiệp phù hợp hơn. Tất nhiên bạn cũng cần đưa ra giải pháp cho bản thân là khi nào sẽ xử lý được những công việc như vậy.
 
– Kế hoạch cá nhân: Lý do này sẽ được sếp chấp thuận nếu bạn đã có kế hoạch nghỉ phép hoặc đi công tác từ trước, nếu không thì sếp sẽ rất khó bỏ qua.
 
 
Thực chất, câu trả lời của bạn không phải là “không” tuyệt đối mà chỉ là di dời thời gian hoặc đổi sang người khác thực hiện. Để không hưởng xấu tới mối quan hệ của mình và sếp, ngoài nội dung lý do từ chối, bạn còn cần để ý thái độ khi trao đổi:
 
– Không từ chối ngay khi sếp vừa nêu nhiệm vụ
 
– Không từ chối sau cuộc tranh cãi nảy lửa
 
– Không từ chối với thái độ giận dữ, bí xị
 
– Không từ chối với lý do chung chung hoặc lý do mang tính cá nhân
 
Nói chung nếu bạn từ chối với lý do chính đáng và thái độ hòa nhã thì chắc chắn sếp sẽ không làm khó bạn. Ngược lại, nếu bạn quá gay gắt thì sếp sẽ có ác cảm với bạn.
 
Từ chối là một nghệ thuật mà không phải sinh ra chúng ta đã biết. Trải qua quá trình học tập, làm việc dài lâu dần dần bạn sẽ rèn luyện được kĩ năng này. Dù là yêu cầu từ sếp nhưng trong một số tình huống nhất định, bạn buộc phải từ chối vì không ai có thể ôm đồm và hoàn thành hoàn hảo mọi thứ. Để tránh mất lòng sếp khi chối từ, bạn nên dùng thái độ hòa nhã, lý do thích đáng, có như vậy, bạn mới không bị sếp ghét và được nhìn nhận đúng năng lực thật sự.
Số lượt đọc: 687 -