• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

8168
Tổng số truy cập:8168
Khách đang online: 205
​Cách tìm hiểu về công ty trước khi đi phỏng vấn
Ngày đăng tin: 06/08/2023 20:59

Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi ứng viên rằng "Bạn biết gì về công ty chúng tôi?". Người phỏng vấn kỳ vọng ứng viên có thể đưa một câu trả lời hợp lý, thể hiện sự quan tâm đến doanh nghiệp của họ.

Bên cạnh đó, việc hiểu về công ty, lịch sử phát triển, định hướng kinh doanh, vị thế trên thị trường, khả năng cạnh tranh,... có thể giúp ứng viên đặt ra những câu hỏi phù hợp với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, việc tìm kiếm thông tin doanh nghiệp còn còn giúp các ứng viên đánh giá tổng quan văn hóa công ty. Thông qua đó, bạn sẽ biết thêm được nhiều điều hữu ích, xác định xem liệu bản thân có thực sự phù hợp và muốn nhận công việc đó hay không.
 

Những thông tin bạn biết về công ty trước buổi phỏng vấn rất quan trọng
 
May mắn thay, vào thời đại công nghệ như hiện nay, bạn có thể dễ dàng có được những thông tin hữu ích về công ty trước khi tham gia phỏng vấn xin việc. Hãy dành thời gian để tìm hiểu càng nhiều càng tốt trên mạng. Sau đó, thử thông qua các mối quan hệ thực tiễn để hiểu rõ hơn về công ty, từ đó gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số phương pháp giúp tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn.
 
Cách để có thông tin về công ty trước khi phỏng vấn

1. Truy cập trang web của công ty
 
Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về công ty bằng cách truy cập trang web chính thức của công ty đó. Trang web là nơi có chứa nhiều thông tin cơ bản bao gồm tuyên bố sứ mệnh, lịch sử ra đời và phát triển, sản phẩm/dịch vụ cũng như thể hiện một phần văn hoá công ty. Thông tin thường có sẵn trong phần "Giới thiệu" của trang web.
 
Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý đến các chủ đề xuất hiện nhiều lần trên trang vì đó giống như "keyword", là những điều quan trọng mà công ty dùng để mô tả chính công ty. Thông qua đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về nơi làm việc mơ ước, để đánh giá xem liệu bạn có thực sự phù hợp. Chẳng hạn như, bạn muốn làm việc tại một nơi có chế độ tốt nhưng yêu cầu chuyên môn cao, cạnh tranh, căng thẳng? Hay điều đó chỉ làm bạn mệt mỏi?
 
2. Theo dõi mạng xã hội của công ty
 
Tiếp theo, bạn có thể theo dõi và kiểm tra tài khoản mạng xã hội của công ty. Truy cập trang Facebook, Instagram và Twitter của họ, từ đó, bạn sẽ có cái nhìn trực quan hơn về công ty, cách họ muốn người tiêu dùng nhìn nhận về hoạt động kinh doanh cũng như sứ mệnh của mình. Mạng xã hội cũng thể hiện phong cách của doanh nghiệp và thông qua đó, bạn có thể tìm thấy một số thông tin không tồn tại ở đâu khác.
 
Dĩ nhiên bạn cũng có thể phát hiện ra một số thông tin tiêu cực, chẳng hạn như những đánh giá công khai của khách hàng và cách công ty phản ứng lại những lời chỉ trích đó. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp không có tài khoản mạng xã hội hoặc cập nhật trang rời rạc, không nhất quán thì nghĩa là họ không hoàn toàn kiểm soát hình ảnh công khai của mình.
 
3. Sử dụng LinkedIn
 
Tìm hồ sơ công ty trên LinkedIn cũng là một cách hiệu quả để hiểu thêm về doanh nghiệp bạn quan tâm. Bạn sẽ có thể thấy các kết nối hữu ích, thông tin tuyển dụng mới, các bảng công việc được đăng, công ty liên quan và thống kê công ty. Nếu bạn có kết nối tại công ty, hãy xem xét và thử tiếp cận với họ. Họ có thể chia sẻ quan điểm cá nhân về công ty và cho bạn lời khuyên để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn.
 
Ngoài ra, đừng quên xem hồ sơ LinkedIn của cá nhân người phỏng vấn bạn để hiểu rõ hơn về công việc và lý lịch của họ. Tìm kiếm bất kỳ liên kết phổ biến giữa bạn và người đó, chẳng hạn như có bạn chung, học cùng trường hay cùng một sở thích cụ thể nào đó. Những liên kết đó khả năng giúp bạn thiết lập mối quan hệ cởi mở hơn trong quá trình phỏng vấn.
 
4. Sử dụng diễn đàn, nhóm Facebook để tìm hiểu về câu hỏi phỏng vấn của công ty
 
Một số diễn đàn nghề nghiệp hoặc cộng đồng hướng nghiệp trên Facebook là nơi bạn có thể tham gia để hỏi về các câu hỏi phỏng vấn phổ biến tại công ty đó, phong cách phỏng vấn, những trải nghiệm (cả tích cực và tiêu cực). Thông tin mà bạn nhận được có thể có tính chủ quan của cá nhân, nhưng thông qua đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp và văn hoá công ty.
 

Tra cứu Google là phương pháp tối ưu để tìm kiếm tin tức về công ty
 
5. Sử dụng Google tìm kiếm tin tức về công ty
 
Tìm kiếm Google tin tức về công ty có thể cho bạn những thông tin vô giá. Thông qua đó, bạn có thể phát hiện hướng đi của công ty, chẳng hạn như mới thu mua/sáp nhập hoặc tài trợ các cuộc thi, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, phải thu hồi sản phẩm lỗi, v.v. Kiến thức này sẽ giúp bạn định hình câu trả lời của mình trong cuộc phỏng vấn.
 Đọc thêm: Nên hay không làm việc trong các công ty nhỏ?

6. Tìm hiểu lĩnh vực và đối thủ cạnh tranh
 
Cũng như nghiên cứu về công ty, việc tìm hiểu toàn bộ ngành nghề kinh doanh và đối thủ cạnh tranh cũng là một lựa chọn tốt. Ví dụ, nếu bạn phỏng vấn cho một công việc tại một công ty thế chấp, thật hữu ích khi biết rõ về xu hướng sở hữu nhà đất hiện tại.
 
Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, người phỏng vấn đặt câu hỏi để tìm hiểu ứng viên, từ đó xác định xem ứng viên có phù hợp với vị trí hay không. Việc tìm hiểu trước thông tin về công ty sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời cụ thể nếu được hỏi tại sao bạn quan tâm vị trí tuyển dụng này của công ty. Bạn có thể chia sẻ chi tiết về những điều bạn thấy đáng ngưỡng mộ về sứ mệnh hoặc văn hóa của công ty.
Số lượt đọc: 354 -