Xin nghỉ việc, đừng để sếp đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp
Ngày đăng tin: 26/07/2023 09:41
Bạn đã tìm được việc làm mới và rất vui vì sắp được bay đến một vùng trời mới, một môi trường làm việc bạn hằng mơ ước từ lâu. Vậy thì Cevn xin chúc mừng bạn! Thế nhưng, bạn đã biết làm thế nào để làm đơn xin nghỉ việc cho phù hợp, để sự ra đi của bạn được trọn vẹn chưa? Ở bài viết này, Cevn sẽ mách bạn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến
nhân viên nghỉ việc, trong đó sếp, quản lý khó tính là một lý do. Ngoài ra, cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác như môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, chế độ phúc lợi,... Nhiều người thắc mắc nếu sếp khó tính quá, có nên nộp đơn xin nghỉ việc không? Dù là ai trong tình huống này cũng bối rối bởi không biết phải làm những gì và cử xử sao cho đẹp khi nghỉ việc? Đừng lo lắng, chỉ cần làm theo các bước sau đây để rời bỏ công việc hiện tại một cách chuyên nghiệp và không làm mất uy tín cá nhân của bạn.
Nếu thấy công việc cũ nhàm chán, chúng ta nên tìm việc làm mới để phù hợp với bản thân
Những lưu ý khi xin nghỉ việc để thể hiện bạn là người chuyên nghiệp
1. Viết đơn xin nghỉ việc/đơn từ chức
Đơn xin nghỉ việc của bạn nên giống như một lời cảm ơn ngắn gọn, súc tích, cần trình bày khoa học không kém gì một lá đơn xin việc. Trong thư xin nghỉ việc, bạn nên bày tỏ lòng biết ơn vì đã được trao cơ hội làm việc tại công ty A và được làm việc với sếp của bạn và nói rõ ngày cuối cùng bạn làm việc là khi nào. Tốt nhất là bạn nên gặp trực tiếp sếp và đưa đơn từ chức. Nếu sếp không làm cùng nơi với bạn thì nên gọi điện thoại và sau đó gửi email đính kèm.
Đừng quên thông báo trong thời gian thích hợp, thường là một tháng trước khi bạn chính thức nghỉ. Thời hạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ phức tạp của công việc nếu bạn ở vị trí quản lý cấp cao. Tối thiểu là 2 tuần, tối đa là 2 tháng. Hãy cho sếp của bạn đủ thời gian để tìm người thay thế và đào tạo nghiệp vụ. Điều này cho thấy bạn là người có trách nhiệm và uy tín trong công việc.
2. Lên kế hoạch bàn giao công việc
Đừng đẩy sếp bạn vào thế bị động và ngập đầu với mớ công việc còn dang dở. Chẳng ai muốn ở vào hoàn cảnh đó cả. Hãy xác định kế hoạch bàn giao công việc và dự án bạn phụ trách còn chưa hoàn thành trước khi viết đơn xin nghỉ việc. Tạo một danh sách gồm các đề xuất của bạn về cách làm việc cho nhân viên khác trong bộ phận cho tới khi chỗ trống của bạn được lấp đầy. Làm được điều này thì dù bạn có nghỉ cũng sẽ để lại ấn tượng tốt và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với sếp cũng như đồng nghiệp trong công ty.
3. Xác định lý do nghỉ việc
Suy nghĩ kỹ càng lý do nghỉ việc bạn sẽ trình bày với quản lý và đồng nghiệp trong công ty. Đây là lúc không đòi hỏi sự trung thực vì sự ra đi là quyết định của riêng cá nhận bạn, lời nói thật có khi sẽ phá hỏng hình tượng tốt đẹp bạn xây dựng bấy lâu nay trong mắt mọi người. Dù bạn có nghỉ việc vì sự bất công của quản lý hay không hợp phong cách lãnh đạo của sếp thì cũng đừng dại gì mà nói ra. Bất kể là nguyên nhân gì, hãy nói nhất quán với tất cả mọi người và nói những lý do mang tính tích cực.
Tìm việc làm hiện nay không quá khó, chỉ cần bạn đủ tự tin và năng lực
4. Thông báo với quản lý trước khi nói với bất kỳ ai khác
Quản lý của bạn có quyền biết tin nghỉ việc của bạn trước tiên, vì vậy đừng nói nhỏ gì với đồng nghiệp trước khi bạn gặp sếp. Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn với họ cũng như sự
chuyên nghiệp của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc sẽ xử lý ra sao nếu sếp giữ bạn ở lại. Dù sếp vui lòng để bạn ra đi thì cũng không sao cả, cẩn thận không có gì là xấu.
5. Làm việc chăm chỉ đến phút cuối cùng
Công ty vẫn trả lương cho bạn đầy đủ cho đến lúc nghỉ, vì vậy chẳng có lý do gì để bạn bỏ bê công việc vào những ngày cuối. Hãy tập trung làm việc cho đến ngày cuối cùng trước khi bạn rời khỏi công ty. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo bạn luôn giữ được uy tín cá nhân và đảo bảo bàn giao công việc suôn sẻ để đặt một dấu chấm trọn vẹn cho một chặng đường làm việc.
6. Không nói xấu sếp cũ
Sau khi xin nghỉ và rời khỏi công ty, cố gắng không nói xấu sếp, quản lý và đồng nghiệp trước đây của bạn. Dù gì cũng có một thời gian cùng làm việc và tật xấu thì chẳng ai không có và chắc chắn bạn xin việc mới nhà tuyển dụng cũng đánh giá không tốt về bạn. Nếu đến tai sếp cũ của bạn thì điều này không hề có lợi cho bạn. Đứng đi quá giới hạn đến nỗi mà bạn không dám nhìn mặt người ta khi gặp lại.
Đến với môi trường làm việc mới, điều đầu tiên chắc hẳn bạn phải hoàn thiện cv xin việc trong tập hồ sơ xin việc của mình để nộp cho chỗ làm mới. Để tạo được ấn tượng và thể hiện sự phù hợp của mình với vị trí công việc, bạn nên đầu tư xây dựng một bản cv xin việc thật hoàn chỉnh, có thể nói đây là bộ mặt đại diện của mỗi chúng ta. Bạn hãy quên lý do nghỉ việc cũ đi, đã đến lúc lấy lại tinh thần tìm việc mới và nắm bắt cơ hội cho sự nghiệp tương lai của mình.