• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

108772
Tổng số truy cập:108772
Khách đang online: 128
Cách viết CV xin việc Quản lý khách sạn
Ngày đăng tin: 15/07/2023 21:35

Quản lý khách sạn là một ngành nghề hấp dẫn, có nhiều cơ hội nghề nghiệp nhưng cũng khá cạnh tranh. Để ứng tuyển vào vị trí này, ngoài kỹ năng chuyên môn cần thiết, biết cách viết CV quản lý nói chung và CV xin việc Quản lý khách sạn nói riêng ấn tượng cũng sẽ giúp bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Hiểu đơn giản thì quản lý khách sạn là những người tổ chức và quản lý các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Ngành nghề này luôn thu hút rất nhiều ứng viên bởi mức lương hấp dẫn. Muốn có được công việc mơ ước này, bạn cần biết cách tạo CV quản lý ấn tượng, chuẩn ngay từ đầu.
 

Hướng dẫn cách viết CV xin việc Quản lý khách sạn chi tiết
 
1. CV xin việc Quản lý khách sạn là gì?
 
CV quản lý khách sạn là một bản mô tả tương tự như sơ yếu lý lịch về kinh nghiệm, trình độ học vấn và kỹ năng của bạn trong lĩnh vực quản lý khách sạn. CV sẽ là nơi giúp bạn cung cấp thêm bối cảnh về các kỹ năng cũng như xây dựng chi tiết về kinh nghiệm và những thành tích nổi bật liên quan đến vị trí ứng tuyển.
 
Vì vậy, tạo một bản CV xin việc quản lý khách sạn ấn tượng và chuyên nghiệp rất quan trọng bởi bạn có thể trở nên nổi bật và độc đáo trong mắt nhà tuyển dụng trước hàng trăm đối thủ khác và tăng cơ hội nhận được việc làm.
 
2. Cách viết CV xin việc Quản lý khách sạn
 
Để thành công trong việc tạo một bản CV xin việc chuẩn và ấn tượng, bạn nên làm theo các bước sau:
 
2.1. Bắt đầu bằng một bản tóm tắt chuyên môn
 
Bạn có thể tạo ấn tượng ban đầu tích cực với nhà tuyển dụng khi bắt đầu CV của mình với một bản tóm tắt chuyên môn ngắn gọn. Mô tả khái quát trong ba đến năm câu về kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ cũng như kỹ năng quản lý là đủ để thu hút được ánh mắt của nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể sử dụng phần tóm tắt này để nêu tổng quan cho nội dung phía dưới của CV.
 
2.2. Làm nổi bật kỹ năng và lĩnh vực chuyên môn
 
Bạn có thể tạo một phần riêng trong CV cho kỹ năng và lĩnh vực chuyên môn của mình. Nếu có kinh nghiệm làm việc cho một loại hình khách sạn hay quản lý một khách sạn cụ thể, hãy đặt chúng ngay đầu của phần này. Đây sẽ là cơ hội để "ánh mắt" của nhà tuyển dụng dừng lại ở CV của bạn và xem xét kỹ lưỡng hơn.
 
Ngoài ra, bạn nên cân nhắc liệt kê sáu đến tám gạch đầu dòng mô tả ngắn gọn các kỹ năng và kiến thức nâng cao của bạn cùng một số kỹ năng cần thiết khác.
 
2.3. Tóm tắt quá trình làm việc
 
Trong phần này bạn cần liệt kê các vị trí trước đây mình từng đảm nhiệm theo thứ tự thời gian đảo ngược, bắt đầu với vai trò gần đây nhất. Tên công ty, tên chức vụ và thời gian làm việc của mỗi vị trí là không thể thiếu. Sau đó, bạn có thể dành ra khoảng 5 gạch đầu dòng để mô tả các nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân khi nắm giữ vai trò đó.
 
Nếu có bất cứ thành tích nổi bật đem lại giá trị và ảnh hưởng tích cực đến công việc trước đây, bạn không nên bỏ qua chúng trong phần này bởi đây cũng là phương pháp hiệu quả để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

2.4. Đừng quên trình độ học vấn
 
Trong CV của mình, ứng viên được yêu cầu phải cung cấp những bằng chứng về việc đào tạo chính thức của bạn trong phần trình độ học vấn. Bạn cần liệt kê các bằng cấp, văn bằng của mình theo thứ tự thời gian đảo ngược, bắt đầu với cái gần đây nhất.
 
Đừng quên tên trường học, tên ngành, loại bằng đạt được cũng như năm tốt nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể thêm điểm trung bình học tập vào phần này nếu cao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
 

Nên đề cập những thông tin nào trong CV xin việc Quản lý khách sạn?
 
2.5. Thêm các văn bằng bổ sung nếu có
 
Nếu bạn có bất cứ văn bằng, chứng chỉ nào ngoài hệ đào tạo chính quy, đừng ngần ngại viết nó vào trong CV. Hãy liệt kê tên chứng chỉ, tổ chức cấp và năm bạn nhận được chứng chỉ trong phần này. Phần này sẽ giúp chứng minh bạn là người luôn chủ động và ham học hỏi cũng như cung cấp bằng chứng về chứng chỉ nào đó mà vị trí bạn đang ứng tuyển yêu cầu.
 
2.6. Thành thạo nhiều ngôn ngữ là một lợi thế
 
Một quản lý khách sạn sẽ phải giao tiếp với rất nhiều người từ nhân viên tới khách hàng, trong số đó không thể tránh được những người ngoại quốc với ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ của bạn. Vậy nên, thành thạo từ 2 ngoại ngữ trở nên là kỹ năng rất cần thiết đối với một quản lý khách sạn. Do đó, nếu bạn biết một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ hãy liệt kê ở cuối CV cùng với tên ngôn ngữ và mức độ thành thạo của mình.
 
Một bản CV chuyên nghiệp, chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu tích cực với nhà tuyển dụng. Muốn có mẫu CV đẹp, thu hút, bạn có thể truy cập vào Cevn, lựa chọn bản CV phù hợp với ngành nghề và viết thông tin theo hướng dẫn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ tạo được một bản CV ấn tượng và độc đáo cho riêng mình.
Số lượt đọc: 220 -