• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

32431
Tổng số truy cập:32431
Khách đang online: 598
Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên
Ngày đăng tin: 30/05/2023 22:04

Là một ứng viên tìm việc, bạn muốn được nhận vào công ty lớn, có mức lương cao và cơ hội phát triển. Vậy ở cương vị nhà tuyển dụng thì sao? Hãy cùng tìm hiểu top 7 những điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên nhé!

Về cơ bản, các nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên dựa trên bằng cấp, kỹ năng và số năm kinh nghiệm làm việc. Rõ ràng đó là những yếu tố vô cùng quan trọng nhưng bên cạnh đó, họ cũng muốn tìm kiếm một số phẩm chất nổi bật ở nhân viên tiềm năng. Những phẩm chất đó sẽ giúp đảm bảo hiểu suất công việc và duy trì môi trường làm việc tốt nhất. Do đó, khi biết nhà tuyển dụng đọc những gì trong CV xin việc của ứng viên cũng như nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có điều gì thì bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để đảm nhận vị trí ứng tuyển.
 

Nhà tuyển dụng cần ứng viên có yếu tố nào?
 
7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên
 
Có một vài đặc điểm mà nhà tuyển dụng đánh giá cao ở nhân viên của họ, bất kể vai trò cụ thể tại công ty ra sao.
 
1. Thái độ tích cực
 
Thái độ của bạn ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn có với đồng nghiệp và người quản lý, tác động đến cách bạn cảm nhận về các nhiệm vụ bạn được yêu cầu hoàn thành và mức độ hài lòng của bạn với công việc. Nhà tuyển dụng nào cũng kỳ vọng ứng viên có thái độ sống và làm việc tốt.
 
Thái độ tích cực trong công việc nghĩa là bạn luôn ở trong tâm thế sẵn sàng chấp nhận thử thách và bạn tìm cách hoàn thành ngay cả những nhiệm vụ tẻ nhạt nhất hoặc khó khăn nhất mà không phàn nàn hoặc chùn bước. Cho dù đóng góp của bạn không phải quá lớn lao nhưng bạn vẫn luôn nỗ lực hết mình? Tài năng của bạn có thể không lớn nhưng bạn vẫn luôn hỗ trợ những người xung quanh? Bạn luôn làm việc với niềm tự hào? Đó là những điều mà chắc chắn các nhà tuyển dụng đều coi trọng.
 
2. Đáng tin cậy
 
Là một nhân viên đáng tin cậy có nghĩa là bạn sẽ tự hoàn thành tất cả những công việc đã nhận hoặc đã tuyên bố rằng có thể làm được. Chất lượng và hiệu suất công việc của bạn ảnh hưởng tới đồng nghiệp cũng như người quản lý, vì vậy, bạn cần nỗ lực để hoàn thành phần việc của mình và xây dựng niềm tin với mọi người.
 
Hãy tự hỏi điều gì tạo nên thành công ở vị trí ứng tuyển và sau đó đảm bảovới nhà tuyển dụng rằng bạn có thể liên tục làm việc để đáp ứng được các yêu cầu. Trở nên đáng tin cậy hơn sẽ khiến bạn trở thành một nhân viên có giá trị.
 
3. Không ngừng học hỏi
 
Sự hiếu học không chỉ giúp bạn tự hoàn thiện bản thân mà còn có thể đóng góp nhiều hơn cho công ty. Nhà tuyển dụng nào cũng thích ứng viên luôn sẵn sàng và không ngừng học hỏi.
 
Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải quay lại trường học. Tham gia các chương trình đào tạo lấy chứng chỉ, tận dụng các buổi tập huấn, định hướng ở công ty, đặt câu hỏi khi có thắc mắc hay đơn giản là đọc sách,... đều được coi là học tập. Ngoài ra, học cách tiếp nhận phản hồi tích cực là một kỹ năng quan trọng mà tất cả nhân viên đều cần.

4. Sáng kiến, sáng tạo
 
Thông thường, các công ty có quy trình và quy định xử lý công việc nhưng bạn vẫn có thể đóng góp những sáng kiến của mình để tối đa hoá hiệu suất. Đừng ngại ra khỏi vùng an toàn, miễn là bạn vẫn đang tập trung vào công việc.
 
Sự sáng tạo sẽ tạo nên khác biệt và có thể mang đến những điều lớn lao. Điều nhà tuyển dụng muốn ứng viên có là tâm thế luôn tìm kiếm cái mới, cái tốt hơn hiện tại. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn đã bao giờ dám chấp nhận thử thách? Bạn có từng tình nguyện nhận nhiệm vụ mà những người khác từ chối? Những sáng kiến và sự chủ động của bạn không chỉ hữu ích cho công việc mà còn giúp bạn tự tin hơn, nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân.
 
5. Khả năng hợp tác, làm việc nhóm
 
Một trong những tài sản lớn nhất mà hầu như tất cả mọi người đều có là khả năng hoà đồng và hợp tác với đồng nghiệp. Bạn có thể không có tất cả các kỹ năng cần thiết cho công việc nhưng nếu bạn có kỹ năng làm việc nhóm, bổ trợ cho người khác và nhận lại sự bổ khuyết cho những thiếu sót của bản thân, môi trường làm việc cũng sẽ tích cực hơn. Tuỳ thuộc vào vị trí cụ thể mà nhà tuyển dụng có thể kỳ vọng ở ứng viên khả năng hợp tác nhiều hay ít.
 
6. Yêu thích công việc và công ty
 
Chỉ khi bạn yêu thích những gì mình đang làm và nơi mình làm việc, bạn mới có thể thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Một lý do khác khiến nhà tuyển dụng kỳ vọng ứng viên yêu thích công việc và công ty là vì điều này quyết định sự trung thành của bạn. Ít nhất, bạn sẽ không ngay lập tức rời đi khi nhận được các lời mời làm việc tốt hơn hoặc có thái độ chống đối trong công việc.
 
7. Định hướng mục tiêu
 
Các ứng viên có khả năng định hướng mục tiêu thường tập trung hơn, kiên định hơn khi thực hiện kế hoạch công việc, bất chấp việc xảy ra những vấn đề phát sinh. Bạn sẽ luôn tìm cách để có được kết quả mong muốn, đáp ứng được thời hạn và chất lượng công việc.
 
Ngoài những phẩm chất kể trên, vẫn có những điều khác mà nhà tuyển dụng muốn ứng viên có, chẳng hạn như sự trung thực và thái độ tôn trọng. Nhìn chung, thái độ tích cực vẫn là nền tảng quan trọng nhất cần có để phát triển sự nghiệp của bạn. Chính vì vậy, trong quá trình phỏng vấn, hãy để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người nhiệt huyết với công việc. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng "chinh phục" nhà tuyển dụng hơn.
Số lượt đọc: 249 -