Theo nghề chăm sóc khách hàng bạn sẽ nhận được gì?
Ngày đăng tin: 08/04/2023 21:11
Cho dù bạn là sinh viên mới ra trường hay một người đã dày dặn kinh nghiệm làm việc thì theo đuổi nghề chăm sóc khách hàng vẫn luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu. Vì sao lại vậy? Để tìm được câu trả lời, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lợi ích, giá trị mà nghề nghiệp này mang tới cho người lao động nhé.
Với những yêu cầu không quá khắt khe, nghề chăm sóc khách hàng thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia trong mỗi đợt tuyển dụng. Ngoài lý do này thì vẫn còn nhiều yếu tố khác để họ lựa chọn theo đuổi công việc mình đam mê. Hãy cùng Cevn tìm hiểu xem nghề chăm sóc khách hàng tại sao lại hot và mang đến lợi ích như thế nào?
Nghề chăm sóc khách hàng mang đến cho bạn những lợi ích gì?
Tại sao bạn nên chọn nghề chăm sóc khách hàng?
1. Được đào tạo các kỹ năng chuyên môn
Bạn hoàn toàn có thể trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng ngay cả khi bạn chưa hiểu gì về công việc này. Sau khi được tuyển dụng, bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng chuyên môn để thực hiện công việc như:
Kỹ năng bán hàng: Các công ty sẽ đào tạo bạn các kỹ năng bán hàng như làm sao để thu hút khách hàng, làm sao để làm nổi bật mặt hàng của mình,... và bạn hoàn toàn có thể sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm này nếu bạn muốn chuyển sang lĩnh vực bán hàng.
Kỹ năng tiếp thị: Muốn tư vấn cho khách hàng về sản phẩm nào đó, chắc chắn bạn cần nắm rõ các thông tin về sản phẩm đó. Cho dù bạn muốn viết blog, tiến hành nghiên cứu thị trường hay quản lý các kênh hỗ trợ truyền thông cho sản phẩm, kỹ năng tiếp thị đều hữu ích cho bạn.
2. Có điều kiện phát triển các kỹ năng mềm
Là nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn phải nói chuyện với nhiều người khác nhau, phải tư vấn cũng như giúp khách hàng giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cá nhân hoặc nghề nghiệp của họ. Đôi khi bạn còn phải đối mặt với những khách hàng khó tính và bạn phải tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân để lắng nghe và hỗ trợ họ.
Trong quá trình làm việc, bạn sẽ phát triển được những kỹ năng mềm hữu ích cho mọi công việc. Đây là nền tảng tốt để tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường phát triển sự nghiệp sau này. Một số kỹ năng bạn có thể phát triển được khi chọn nghề chăm sóc khách hàng:
Kỹ năng giao tiếp tốt.
Sự cảm thông.
Tính kiên nhẫn.
Khả năng thuyết phục người khác.
3. Yêu cầu về bằng cấp không cao
Ngày nay, việc có được bằng cấp trở nên dễ dàng hơn nhưng điều đó không có nghĩa là thời gian, tiền bạc và công sức học tập giảm đi. Trong khi đó, nghề chăm sóc khách hàng lại không đòi hỏi yêu cầu quá cao. Bạn chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông là có thể nộp CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng ứng tuyển vào vị trí này. Sau đó, nếu công việc đòi hỏi thêm các kỹ năng khác, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đào tạo thêm. Một số kỹ năng bạn có thể học hỏi trong quá trình làm việc như:
Quản lý các cuộc gọi.
Hỗ trợ khách hàng.
Giải tỏa áp lực.
Làm việc chuyên nghiệp.
Bán chéo sản phẩm.
4. Địa điểm làm việc đa dạng
Thông thường nhân viên chăm sóc khách hàng thường làm việc tại văn phòng công ty. Nhưng trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, họ hoàn toàn có thể làm việc tại nhà. Theo nghiên cứu, có khoảng 50% nhân viên chăm sóc khách hàng hiện đang làm việc tại nhà. Một số làm việc trực tiếp cho các công ty mẹ trong khi những người khác làm việc theo các hợp đồng tạm thời.
Do tính linh hoạt nên công việc chăm sóc khách hàng có thể phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như:
Freelancer.
Những người khuyết tật.
Những người không có phương tiện di chuyển.
Những người ở các khu vực cách xa công ty.
Bạn có nhiều cơ hội phát triển bản thân khi theo đuổi nghề chăm sóc khách hàng
5. Có cơ hội tiếp xúc với công nghệ
Không thể phủ nhận rằng công nghệ đang được ứng dụng trong mọi lĩnh vực và đem lại những lợi ích thiết thực. Các công ty do đó cũng yêu cầu các ứng viên phải có khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ. Là nhân viên chăm sóc khách hàng, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với các nền tảng hỗ trợ khách hàng trực tuyến khác nhau và từ đó phát triển các kỹ năng quan trọng như:
Giao tiếp qua điện thoại, video call, email,...
Đánh máy và viết email.
Tìm kiếm và phân tích dữ liệu.
Sử dụng các phần mềm nhận và ghi cuộc gọi.