• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

31851
Tổng số truy cập:31851
Khách đang online: 146
Nói về điểm yếu như thế nào để không bị mất điểm khi phỏng vấn?
Ngày đăng tin: 14/07/2023 15:35

Câu hỏi về điểm yếu của ứng viên luôn xuất hiện trong các buổi phỏng vấn cho bất cứ vị trí công việc nào. Vì vậy, bạn cần biết cách để trả lời điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn sao cho vừa không mất điểm lại có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, câu hỏi về điểm yếu của bản thân sẽ là cơ hội để bạn thể hiện năng lực của mình và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tiềm năng nhất. Do đó, việc chuẩn bị sẵn câu trả lời trước khi đến phỏng vấn là vô cùng cần thiết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách nói về điểm yếu như thế nào để không bị mất điểm khi phỏng vấn, hãy cùng Cevn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
 

Nhà tuyển dụng muốn biết điều gì khi hỏi về điểm yếu của ứng viên?

1. Tầm quan trọng của câu hỏi về điểm yếu
 
Câu hỏi "Điểm yếu của bạn là gì?" không hoàn toàn là một trở ngại mà đây có thể là cơ hội để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn biết cách học hỏi từ chính những điểm yếu đó và luôn sẵn sàng cải thiện những khuyết điểm của mình. Chỉ cần một chút khéo léo và tinh tế, bạn sẽ biến điểm yếu thành chính điểm mạnh của mình trong mắt nhà tuyển dụng.
 
2. Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu mà không bị mất điểm
 
Hãy luôn nhớ rằng mục đích thực sự của người phỏng vấn khi hỏi câu này là muốn biết cách bạn xử lý các khó khăn hoặc tình huống nan giải trong công việc như thế nào. Do đó, trước buổi phỏng vấn, bạn hãy lập một danh sách những mặt hạn chế của bản thân hoặc thu thập ý kiến đánh giá từ cấp trên hay đồng nghiệp ở công ty trước đây. Bạn cũng cần đọc lại mô tả công việc để xác định xem đâu là những kỹ năng cứng hoặc mềm thực sự quan trọng với công việc ứng tuyển và điều này không nên có trong danh sách điểm yếu của bạn.
 
Một số ví dụ về điểm yếu trong công việc như:
  • Chưa thành thạo một phần mềm hoặc kỹ năng nào đó.
  • Có xu hướng ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc.
  • Căng thẳng khi nói chuyện trước đám đông.
  • Ngại nhờ vả trong công việc.
  • Không tự tin chấp nhận rủi ro.
  • Không hài lòng với bộ máy hành chính.
Tuy nhiên, đây không phải là những ví dụ lý tưởng để đưa vào câu trả lời nếu công việc bạn đang ứng tuyển coi trọng những kỹ năng này.
 
Bạn cũng có thể áp dụng một trong những cách sau khi trả lời câu hỏi về điểm yếu:
  • Nhấn mạnh vào những điều tích cực, tránh những từ tiêu cực như "thất bại" hoặc "kém cỏi".
  • Nói về cách bạn đã biến điểm yếu của mình thành điểm mạnh.
  • Trình bày về cách bạn nhận ra khuyết điểm và làm thế nào để cải thiện chúng.
3. Những điều cần tránh trong câu trả lời về điểm yếu
 
Đa phần ứng viên khi nhận được câu hỏi về điểm yếu sẽ có xu hướng trả lời rằng mình không có bất cứ điểm yếu nào, không gì có thể ngăn cản bạn hoàn thành xuất sắc công việc. Tuy nhiên, không ai là hoàn hảo và nhà tuyển dụng biết rõ điều này.
 
Nếu bạn vẫn cố gắng khẳng định bản thân không có khuyết điểm thì người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn là một người thiếu nhận thức về bản thân, tự tin thái quá hoặc không biết cách học hỏi từ những sai lầm.
 
Ngoài ra, ứng viên cũng sẽ không được đánh giá cao khi cố biến một mặt tích cực thành một điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn như "Tôi là một người cầu toàn" hay " Tôi làm việc quá chăm chỉ". Tuy nhiên, những câu trả lời này vẫn sẽ có hiệu quả nếu bạn biết cách thêm các chi tiết liên quan đến công việc một cách khéo léo để thể hiện rằng bạn đã suy nghĩ nghiêm túc về nó.
 
Ví dụ, bạn có thể trả lời như sau: "Tôi luôn đặt ra những tiêu chuẩn rất cao và đôi khi tự tạo áp lực quá lớn cho bản thân. Tuy nhiên, tôi đã học cách để nhận biết những lúc bản thân bắt đầu tự tạo áp lực cho mình, chẳng hạn như khi tôi dành quá nhiều thời gian cho các dự án lớn hơn như là báo cáo hàng quý và từ đó tôi thường có thể kiểm soát được bản thân".
 

Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu của nhà tuyển dụng khéo léo, thuyết phục

4. Mẫu câu trả lời cho câu hỏi về điểm yếu
 
Để biến câu trả lời về điểm yếu thành một điểm khác biệt tích cực thì bạn phải cho thấy được bản thân đã nhận ra được những điều mình cần cải thiện và cách mà bạn khắc phục các điểm yếu đó.
 
Ví dụ: "Dù chưa bao giờ trễ deadline nhưng tôi lại hay hoàn thành nhiệm vụ sát với thời hạn đưa ra. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã quyết định tham gia các lớp học về quản lý dự án và quản lý thời gian. Tôi được học cách sắp xếp thời gian và các công việc sao cho hợp lý. Và bây giờ tôi đã tạo cho mình một thói quen lập kế hoạch làm việc ngay khi nhận được một nhiệm vụ mới và luôn hoàn thành công việc đúng deadline."
 
Nếu bạn đang nộp đơn xin việc cho vị trí nhà thiết kế đồ họa và mô tả công việc nhấn mạnh kỹ năng thiết kế sản xuất, kinh nghiệm phần mềm cụ thể nhưng không đề cập gì đến việc sáng tạo nội dung thì có thể tham khảo câu trả lời như sau:
 
"Tôi hầu như chỉ làm về thiết kế và không có nhiều kinh nghiệm về phát triển nội dung, vì vậy tôi muốn nói rằng đó là một điểm yếu của tôi. Tuy nhiên, là một người học nhanh nên tôi tin rằng mình có thể cải thiện kỹ năng viết lách của mình nếu điều này cần thiết cho công việc."
 
Bên cạnh đó, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhà phân tích tài chính và một trong những yêu cầu của công việc là gửi báo cáo thường xuyên cho quản lý cấp trên, bạn không nên đề cập đến kỹ năng giao tiếp yếu kém của mình trong câu trả lời.
 
Dù luôn bị coi là một câu hỏi "khó nhằn" thế nhưng nếu được chuẩn bị chu đáo, bạn hoàn toàn có thể biến câu trả lời về điểm yếu thành "cơ hội vàng" để thể hiện bản thân. Với những thông tin được đưa ra phía trên, Cevn hy vọng bạn sẽ thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn và có được công việc mơ ước của mình.
Số lượt đọc: 284 -