Mục tiêu nghề nghiệp có thực sự quan trọng? làm gì để tạo mục tiêu phù hợp?
Ngày đăng tin: 07/06/2023 21:16
Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp cụ thể là đang "vẽ" ra chiến lược phát triển trong tương lai. Chính nhờ nó mà bạn có động lực để bước những bước đi chắc chắn, không bị mất phương hướng trên con đường tiến tới thành công. Tại sao lại nói vậy? Hãy cùng Cevn tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu nghề nghiệp trong bài viết nhé.
Xây dựng sự nghiệp cần thời gian, cần kiên trì, cần kiến thức và quan trọng là cần một kế hoạch. Làm việc gì cũng vậy, nếu đã có sự chuẩn bị tốt chắc hẳn mọi việc cũng sẽ diễn ra suôn sẻ, dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao mỗi người cần có mục tiêu nghề nghiệp cho riêng mình.
Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu nghề nghiệp cụ thể
I. Cần đặt mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?
1. Phát huy thế mạnh
Thực tế cho thấy, những người làm việc trong lĩnh vực mà mình thích thường có hiệu quả làm việc cao hơn, thời gian gắn bó lâu hơn và dễ dàng thành công hơn. Vì vậy, điều quan trọng, mục tiêu trước khi bắt đầu một công việc là cần xác định thế mạnh, sở trường để tìm vị trí và lĩnh vực làm việc thích hợp nhất. Chỉ có môi trường làm việc phù hợp mới tạo ra điều kiện tốt nhất để tập trung phát triển thế mạnh đã có.
2. Đi đúng hướng
Không ai khác, bạn phải là người lên kế hoạch và mục tiêu nghề nghiệp cho chính mình, đâu là "vạch đích" mà bạn muốn tới. Bằng cách này, ngay từ đầu, bạn sẽ có được cái nhìn trực quan nhất về những kỹ năng, phẩm chất, kinh nghiệm cần tích lũy để đạt được mục tiêu ban đầu.
Ước mơ của bạn là trở thành Giám đốc điều hành một công ty? Vậy, một khi đã xác định được mục tiêu đó, bạn cụ thể hóa từng bước đi, bắt đầu với vị trí giám sát viên, rồi quản lý. Trong quá trình đó đồng thời trang bị nhiều kỹ năng cần thiết, từng bước dần dần để một ngày tiến tới vị trí Giám đốc điều hành.
Một khi đã có bản kế hoạch sự nghiệp trong tay, dự trù trước mọi tình huống, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát, khi đó bạn hoàn toàn có thể chủ động ứng biến, không còn tình trạng chệch hướng đi.
3. Tự tin tiến bước
Một người bắt đầu sự nghiệp mà không có kế hoạch hay mục tiêu giống như đang đứng giữa ngã tư đường, bối rối không xác định được hướng đi và kết quả là đi sai đường. Nhìn vào thực tại, hiếm có người nào chắc chắn với quyết định của mình nếu không có sự đầu tư nghiên cứu và xác định bước đi từ trước.
Xây dựng mục tiêu ngay từ đầu là vô cùng cần thiết để tránh tới mức tối thiểu mọi biến số có thể xuất hiện, làm chủ tình thế và tự tin cất bước tới thành công.
Làm thế nào để xây dựng mục tiêu nghề nghiệp khả thi?
II. Cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp
Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp có tầm chiến lược quan trọng như vậy, làm thế nào để xây dựng cho riêng bản thân mình một kế hoạch khả thi đây?
1. "Nghĩ lớn"
Dám mơ lớn chính là tiền đề đầu tiên cho thành công sau này của bạn. Đừng tự giới hạn bản thân chỉ vì
công việc hiện tại chẳng có chút liên quan hoặc bạn không có đủ kỹ năng cần thiết để chạm tới công việc yêu thích. Thay vào đó, hãy vạch rõ những điều bạn cần làm để thay đổi, trau dồi bản thân, để từng bước hiện thực hóa mục tiêu đó. Bằng cách này, bạn sẽ được tiếp thêm nguồn động lực và suy nghĩ tích cực hơn.
2. Xác định sở thích và thế mạnh
Tất nhiên, vấn đề thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp mỗi người. Tuy nhiên, động lực mặt tiền bạc như vậy liệu có thể giúp một người vượt qua áp lực và tâm lý chối bỏ công việc hiện tại?
Như đã nói, sở thích và thế mạnh có tác động rất lớn, hay nói cách khác là quyết định tính khả thi của mục tiêu sự nghiệp đề ra. Sở thích thì không khó để nắm bắt nhưng nếu gặp khó khăn khi xác định tiềm năng và thế mạnh của mình, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của những người xung quanh, những người hiểu bạn.
3. Chuyển hướng
5 năm, 10 năm, 20 năm, khoảng thời gian cho mục tiêu nghề nghiệp dài như vậy, tất nhiên sẽ không tránh khỏi những lúc lung lay, không còn giữ được "lửa" và niềm yêu thích với ước mơ ban đầu. Điều này là hoàn toàn bình thường, đây không phải bạn từ bỏ, mà chỉ điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với bản thân của hiện tại. Trong trường hợp đó, hãy cân nhắc lại chặng đường đã qua, một lần nữa vạch ra hướng đi tiếp theo, chiến lược tiến tới đỉnh cao mơ ước.
Thiết lập
mục tiêu nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng giúp phát huy tối đa thế mạnh bản thân, đảm bảo sự tự tin và chắc chắn trong từng lựa chọn, bước đi sau này. Tạo một bản kế hoạch như thế và bắt đầu chuyến hành trình xây dựng sự nghiệp, bạn đã sẵn sàng chưa?