• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

20205
Tổng số truy cập:20205
Khách đang online: 244
3 sai lầm không thể cứu vãn trong phỏng vấn xin việc
Ngày đăng tin: 20/07/2023 14:20

Trong những cuộc phỏng vấn xin việc, ứng viên nào cũng sẽ thấy lo lắng. Họ chỉ có một cơ hội để thể hiện tốt nhất kỹ năng phỏng vấn cũng như kinh nghiệm của bản thân với mong muốn nhận được công việc mong muốn. Có những người làm tốt và thành công trong khi những người khác thì ngược lại. Hay cùng Cevn xem những sai lầm khi phỏng vấn thường gặp nhất của ứng viên để tránh mất đi cơ hội một cách đáng tiếc.

Dù kết quả phỏng vấn có thế nào thì nhà tuyển dụng và ứng viên vẫn nên tạo cho nhau ấn tượng tốt, thậm chí là giữ liên lạc để có thể hợp tác trong tương lai. Tuy nhiên, một số ứng viên có thể mắc sai lầm khi phỏng vấn bằng cách lựa chọn cách gây chú ý tiêu cực, bằng cách đưa ra tuyên bố gây sốc, những lời nói dối hoặc tệ đến mức không thể tha thứ hay cứu vãn.
 

Một số lỗi phỏng vấn có thể khiến ứng viên bị loại ngay lập tức.

1. Tự tin rằng mình chưa bao giờ làm sai điều gì
 
Nhiều nhà phỏng vấn hỏi ứng viên những câu hỏi như: "Hãy kể cho tôi nghe về một thất bại của bạn". Thực tế, đây không phải là một câu hỏi khó và các ứng viên có thể khéo léo nói về lý do họ phạm sai lầm cũng như cách họ đã vượt qua và cải thiện các kỹ năng của chính mình. Nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao những người sẵn sàng nhận lỗi và nhanh chóng khắc phục để khiến bản thân trở nên tốt hơn.
 
Thế nhưng, vẫn có những ứng viên tự tin nói rằng suốt cuộc đời mình, họ chưa từng một lần thất bại. Điều này thật vô lý. Có lẽ không ai chưa từng bị điểm kém, thua trong cuộc thi đấu thể thao hoặc gặp vấn đề trong công việc. Lời khẳng định trên có thể cho thấy rằng ứng viên đang nói dối.
 
Nhà tuyển dụng có thể hiểu được một phần rằng ứng viên muốn thể hiện mình tốt nhất, đáng tin cậy nhất nhưng đáp án họ đưa ra không hề thuyết phục. Không ai có thể sống mà không phạm sai lầm hoặc không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Thậm chí, câu trả lời sẽ mâu thuẫn hơn nếu ứng tuyển vào một vị trí nhân viên bình thường nhưng bạn lại nói về những thành công lớn lao của mình. Bạn đã xuất sắc như vậy thì tại sao lại cần công việc này?
 
Ngoài ra, câu trả lời quá tự tin có thể bị đánh giá là một người ngạo mạn, không sẵn sàng học hỏi những điều mới vì luôn cho rằng mình đúng hoặc là một người không nhận thức được về chính bản thân mình.
 

Những sai lầm tưởng chừng đơn giản nhưng phá hỏng buổi phỏng vấn của bạn.
 
2. Nhắc đến nội dung không phù hợp như tôn giáo, giới tính
 
Là một người tìm việc, bạn đã bao giờ nghe thấy quy tắc không đăng bất cứ điều gì không phù hợp lên mạng xã hội hay chưa? Nguyên nhân là vì nhà tuyển dụng có thể đọc và đánh giá về bạn, ngay sau khi họ nhận được hồ sơ ứng tuyển.
 
Quy tắc này cũng được áp dụng trong các cuộc phỏng vấn. Ứng viên không nên đề cập đến các nội dung nhạy cảm như chủng tộc, tôn giáo, giới tính hoặc quan điểm chính trị. Việc bày tỏ quan điểm cá nhân có thể là một cách thể hiện cá tính của bạn, nhưng nếu bạn dùng từ ngữ khiếm nhã, xúc phạm hoặc đơn giản là mang tính phân biệt đối xử, chắc chắn bạn sẽ bị loại.
 
3. Khẳng định mình tốt hơn, giỏi hơn tất cả những người khác
 
Một số ứng viên khác có thể bị loại vì tự cho mình là người thông minh, tốt hơn và giỏi hơn tất cả những người khác. Trong cuộc phỏng vấn, họ sẽ liên tục kể về những ứng viên khác mà họ đã gặp và nói chuyện qua, hoặc những đồng nghiệp cũ mà họ đã hết lòng giúp đỡ.
 
Tệ hơn, những người này có thể nói rằng họ tự tin với mọi vai trò công việc và sẽ là sai lầm lớn nếu nhà tuyển dụng không lựa chọn họ. Tuy nhiên, là một ứng viên, bạn cần phân biệt rõ rằng tự tin không có nghĩa là tự phụ. Khi bạn cư xử như vậy ngay trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu hiểu biết và có tính cách xấu.
 
Sai lầm này rất dễ xảy ra khi nhà tuyển đụng đặt câu hỏi về các dự án hoặc kỹ năng làm việc nhóm của bạn. Hãy nhớ rằng trong công việc cũng như cuộc sống, mỗi thành công của bạn đều cần sự hỗ trợ, tham gia của nhiều người khác. Vì vậy, thay vì nói rằng mình là tốt nhất, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng về những thành công cá nhân cũng như tập thể, trong đó bạn đã nỗ lực thế nào và có được bài học ý nghĩa gì.
Số lượt đọc: 218 -