• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

62204
Tổng số truy cập:62204
Khách đang online: 90
Thêm kinh nghiệm tự kinh doanh vào CV xin việc như thế nào?
Ngày đăng tin: 17/03/2022 08:55

Nộp CV xin việc vẫn là một yêu cầu bắt buộc khi muốn ứng tuyển công việc full time cố định. Đối với những người kinh doanh tự do, khi muốn chuyển sang hình thức làm việc này thì tạo CV thế nào vẫn là điều họ luôn băn khoăn, bởi truyền tải kinh nghiệm tự kinh doanh không hề đơn giản.

Nhiều người nhắc tới sự khó khăn khi chuyển từ công việc cố định sang một công việc tự do hay tự kinh doanh. Nhưng ít ai nhắc tới những thách thức mà một người làm chủ - làm việc cho chính mình phải đối mặt khi quay lại thị trường việc làm để đi xin việc. Ngay từ bước tạo CV, người tìm việc bối rối khi không biết thêm kinh nghiệm tự doanh vào CV thế nào cho chuyên nghiệp, đáp ứng kỳ vọng của nhà tuyển dụng.
 

Cách viết kinh nghiệm tự kinh doanh vào CV xin việc ấn tượng
 
1. Mở đầu bằng mục tiêu nghề nghiệp hoặc giới thiệu bản thân có "sức hút"
 
Trước khi đi vào chi tiết để tìm hiểu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của ứng viên, nhà tuyển dụng chú ý đầu tiên đến phần mục tiêu nghề nghiệp hoặc giới thiệu bản thân. Để thu hút nhà tuyển dụng đọc tiếp về bạn, trong phần này cần trình bày ngắn gọn vài câu về những thành tích đã đạt được cũng như định hướng bản thân trong tương lai.
 
Bạn có thể trình bày như sau: Câu đầu tiên hãy cho nhà tuyển dụng biết về những thành tựu, dự án thành công trong quá trình bạn tự kinh doanh. Kết quả và con số cụ thể sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với hàng trăm ứng viên khác, đặc biệt khi bạn ứng tuyển vào vị trí cấp trung hoặc cấp cao.
 
Tiếp theo bạn cần nêu bật những kỹ năng quan trọng mình có liên quan đến công việc tuyển dụng. Và cuối cùng đưa ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể bởi chỉ những người biết mình muốn gì và hoạch định được con đường đi cho bản thân thì mới có thể cống hiến tốt cho công ty.
 
2. Liệt kê kỹ năng và kinh nghiệm làm việc
 
Trình bày kinh nghiệm làm việc như thế nào để nhà tuyển dụng có hứng thú đọc, đánh giá cao CV của bạn cũng là điều nên lưu ý. Có nghĩa là bạn vừa cần phải trình bày ngắn gọn, súc tích vừa tạo được hiệu ứng, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
 
Kinh nghiệm làm việc không phải là một "tiểu sử" trình bày tất cả các công việc bạn đã làm vào CV mà cần chọn lựa ra hoạt động phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Chẳng hạn như bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý kho hàng mà trước đây đã từng quản lý doanh nghiệp của chính mình, chịu trách nhiệm các vấn đề như kho hàng và vận chuyển thì đó được coi là kinh nghiệm liên quan đến vị trí tuyển dụng.
 
Tất nhiên không phải cứ ai tự kinh doanh cũng là chủ doanh nghiệp nhỏ cả, họ có thể là freelancer, nhà thầu hoặc đây chỉ là công việc phụ. Trong trường hợp này, hãy nêu vị trí, chức danh cụ thể, ví dụ như "Biên tập viên tự do" hay "nhà tư vấn thiết kế" kèm với khoảng thời gian làm việc. Một số ứng viên bị lôi cuốn bởi các cụm từ "làm chủ" hay thậm chí "tổng giám đốc", xét về mặt kỹ thuật thì đúng tuy nhiên việc sử dụng chức danh như vậy trong CV sẽ chẳng giúp gì trong việc tìm việc của bạn.
 
Sau khi nêu cụ thể chức danh, bạn cần mô tả kinh nghiệm làm việc dưới dạng gạch đầu dòng và hãy nêu bật những thành tích, dự án, hợp đồng thành công mình đạt được. Thành tích nào ấn tượng nhất để lên trên và các thành tích ít quan trọng hơn thì để bên dưới.
 
Kỹ năng cũng là một trong những phần quan trọng của CV xin việc. Một số người lựa chọn liệt kê kỹ năng ra một mục riêng, một số khác đan xen kỹ năng với kinh nghiệm làm việc. Hai cách này đều được miễn sao chúng có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển.
 
3. Bao gồm học vấn và các chứng chỉ liên quan
 
Nối tiếp sau kinh nghiệm của bản thân sẽ là phần học vấn và các chứng chỉ liên quan. Bạn cần ghi rõ tên trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, ... và chuyên ngành mình theo học, năm tốt nghiệp.
 
Bạn cũng có thể liệt kê bất kỳ chứng chỉ, các khóa học liên quan nào mình đã tham gia. Chẳng hạn như nếu bạn ứng tuyển vào một công ty thiên về giá trị bền vững và thân thiện với môi trường thì việc có các chứng chỉ sinh thái sẽ là một lợi thế. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của bạn trong việc phát triển bản thân và cải thiện các kỹ năng mới.
 

Có kinh nghiệm tự kinh doanh cũng là một thế mạnh cho ứng viên khi đi xin việc
 
4. Hãy làm nổi bật kinh nghiệm tự kinh doanh của bản thân
 
Quay lại công việc cố định truyền thống sau thời gian tự kinh doanh hay làm việc tự do sẽ là một điều không dễ dàng. Tuy nhiên hãy nhớ rằng những kinh nghiệm bạn có được trong quá trình tự kinh doanh rất quý giá và khó có được khi chỉ làm việc cho người khác. Nếu bạn biết cách thể hiện những "điểm sáng" đó trong CV, cơ hội việc làm sẽ đến "gõ cửa" nhà bạn sớm thôi.
 
Không phải ai cũng có kinh nghiệm tự làm làm chủ, hay kinh doanh nên nếu đề cập trong CV sẽ là một lợi thế để nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên. Tuy nhiên, bạn cần biết cách thêm kinh nghiệm này vào CV thế nào cho chuyên nghiệp, hiệu quả nếu không sẽ phản tác dụng. Với những cách Cevn chia sẻ trên đây về thêm kinh nghiệm tự kinh doanh, hy vọng bạn có thể tạo điểm nhấn cho CV của mình để trở nên nổi bật so với ứng viên khác.
Số lượt đọc: 1731 -