• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

62318
Tổng số truy cập:62318
Khách đang online: 62
4 điểm khiến CV của bạn bị nhà tuyển dụng bỏ qua
Ngày đăng tin: 08/03/2022 14:12

Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp bị nhà tuyển dụng "phớt lờ" dù đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để chuẩn bị CV xin việc? Nhiều ứng viên hoang mang và không biết nguyên nhân thật sự là gì. Cevn sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi đó qua những chia sẻ hữu ích trong bài viết.

Thị trường việc làm có tính cạnh tranh cao, đồng nghĩa với việc bạn phải "tranh tài" với hàng chục hoặc hàng trăm ứng viên khác mỗi khi nộp CV xin việc. Để tránh trường hợp bị loại ngay từ vòng nộp hồ sơ, sau đây là những điều bạn cần lưu ý khi tạo CV xin việc.
 

Làm thế nào để tránh bị nhà tuyển dụng từ chối CV xin việc?
 
Những lỗi cần tránh khi tạo CV xin việc để gây ấn tượng mạnh
 
1. Thư xin việc chưa đủ thuyết phục
 
Thực tế cho thấy nhiều ứng viên quá tập trung vào CV xin việc mà quên mất đi tầm quan trọng của thư xin việc, dẫn đến trường hợp dù đã dành nhiều thời gian chuẩn bị nhưng vẫn bị nhà tuyển dụng từ chối.
 
Thư xin việc và CV xin việc được coi trọng như nhau. Do đó, chất lượng của cả thư xin việc và CV xin việc đều cần phải được đảm bảo. Có như vậy ứng viên mới gây được ấn tượng tuyệt đối với nhà tuyển dụng và đạt được cơ hội vào vòng tiếp theo.
 
Ứng viên hãy dành thời gian để viết một lá thư xin việc đầy tâm huyết, phù hợp với từng vị trí ứng tuyển. Thư xin việc cần nêu chi tiết lý do bạn quan tâm đến vị trí công việc và tóm tắt trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng liên quan để thuyết phục nhà tuyển dụng.
 
2. Không điều chỉnh CV xin việc
 
Nếu bạn đang sử dụng một bản CV cho mọi vị trí ứng tuyển thì có nghĩa đang tự đánh mất đi cơ hội cho chính mình. Các nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng nhận được rất nhiều CV xin việc mỗi ngày. Họ chỉ đọc lướt nhanh trước khi quyết định có cho bạn cơ hội hay không. Vì thế, CV xin việc chính là cơ hội tốt nhất để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và thể hiện giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty.
 
Hãy đảm bảo CV xin việc tóm tắt các kỹ năng và kinh nghiệm một cách ngắn gọn, linh hoạt và thuyết phục. Mục đích là để thu hút được nhà tuyển dụng hoặc quản lý tuyển dụng tiếp tục đọc CV xin việc của bạn.
 
Cũng giống như thư xin việc, CV xin việc nên được điều chỉnh phù hợp với từng vị trí công việc. Ứng viên nên ghi lại các từ khóa và kỹ năng cụ thể liên quan mật thiết đến phần mô tả công việc. Cách này sẽ chứng minh bạn là một ứng viên sáng giá, đáp ứng yêu cầu của vị trí mà công ty đang tuyển dụng.
 
3. Nội dung khó theo dõi
 
Bạn có thể là ứng viên hoàn hảo cho công việc, nhưng nếu bố cục CV xin việc lộn xộn, khó đọc thì cơ hội tham gia phỏng vấn sẽ được trao cho người khác. Nói một cách đơn giản, CV xin việc càng dễ theo dõi thì nhà tuyển dụng càng muốn đọc nội dung bên trong đó.
 
Hãy dành một chút thời gian suy nghĩ xem đâu là cách tối ưu nhất để trình bày nội dung CV xin việc. Ứng viên nên sử dụng phông chữ rõ ràng, đơn giản và chia nhỏ các phần bằng khoảng trắng. Việc liệt kê bằng các dấu gạch đầu dòng giúp nội dung CV trở nên dễ hiểu. Còn văn bản in đậm sẽ giúp làm nổi bật các kỹ năng và kết quả quan trọng có liên quan đến công việc.
 
CV xin việc chỉ nên trình bày các kỹ năng cốt lõi, tránh lan man. Điều này sẽ làm nổi bật giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng ngay cả khi họ chỉ dành 30 giây để đọc lướt CV của bạn.
 
Một lưu ý khác là nếu bạn nộp CV xin việc trực tuyến, hãy lưu hồ sơ dưới dạng PDF để tránh những lỗi định dạng không mong muốn.
 

CV xin việc cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc để nhà tuyển dụng dễ theo dõi

4. Hồ sơ chưa chứng minh được kết quả công việc
 
Bên cạnh vai trò công việc ứng viên đảm nhiệm, nhà tuyển dụng cũng rất quan tâm đến những giá trị mà bạn đã tạo ra khi làm việc ở vị trí công việc cũ.
 
Khi đề cập đến các vị trí công việc trong quá khứ, ứng viên cần nói đến quá trình làm việc thay vì chỉ nêu lên tên nhiệm vụ mình đã thực hiện. Hãy dẫn chứng các dữ kiện, số liệu và chỉ số chứng minh bạn là một nhân viên làm việc năng suất. Ví dụ thay vì nói rằng bạn đã tham gia vào việc thu hút khách hàng, hãy nêu rõ số lượng khách hàng mới bạn đã đem lại cho công ty hay thay vì đề cập đến việc đã tham gia bán hàng, hãy nêu chi tiết số doanh thu mà mình đã tạo ra.
 
Cho dù đó là cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, vấn đề được giải quyết, doanh thu được tạo ra hay giải thưởng nhận được, CV xin việc của bạn phải bao gồm các bằng chứng xác thực nhất định. Đây chính là cách giúp nhà tuyển dụng định lượng được thành tích của bạn đối với vị trí công việc cũ, từ đó, CV sẽ trở nên thuyết phục hơn.
 
Trên đây là những điều ứng viên hay mắc phải khi tạo CV xin việc khiến bản thân bị loại ngay từ vòng đầu. Cevn hy vọng đã đem lại thông tin hữu ích cho độc giả và tin rằng mỗi bản CV xin việc sẽ trở nên hoàn hảo hơn khi các bạn dành thời gian chuẩn bị và cân nhắc những lưu ý trên.
Số lượt đọc: 340 -