• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

62315
Tổng số truy cập:62315
Khách đang online: 61
Cách viết CV xin việc Chuyên viên tài chính
Ngày đăng tin: 22/02/2022 21:08

Chuyên viên tài chính là một trong số những việc làm "hot" có mức lương hấp dẫn nhiều bạn trẻ theo đuổi. Để giúp ứng viên có thể chinh phục nhà tuyển dụng, trúng tuyển vị trí mơ ước, Cevn gợi ý cách viết CV xin việc chuyên viên tài chính chuẩn để bạn tham khảo.

Tuyển dụng chuyên viên tài chính giỏi rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bởi những vấn đề liên quan đến tài chính hay kế hoạch đầu tư của công ty đều do chuyên viên tài chính quản lý, đảm nhận. Do đó, để chọn được đúng người, nhà tuyển dụng cân nhắc kỹ cả về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên khi sàng lọc CV. Hiểu được cách trình bày CV, những thông tin nào nhà tuyển dụng quan tâm sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn dễ dàng "đánh bại" các ứng viên khác.
 

Hướng dẫn cách viết CV xin việc Chuyên viên tài chính chuyên nghiệp

1. Bố cục CV
 
Bố cục trong CV xin việc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trúng tuyển của ứng viên. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi nhà tuyển dụng đọc CV, họ quan tâm nhiều đến những vị trí chức danh trong kinh nghiệm làm việc của ứng viên hơn là các thông tin khác. Do đó, khi chọn CV, bạn hãy chọn bố cục có thể làm nổi bật phần kinh nghiệm làm việc. Và những kinh nghiệm việc làm cần được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ gần đến xa.
 
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh rằng nhà tuyển dụng thường sẽ "ưu tiên" những CV nào có bố cục rõ ràng, đơn giản với các mục và tiêu đề được đánh dấu, phân chia rõ ràng. Để làm được điều đó, bạn cần đảm bảo một số điểm sau:
  • Số trang: Lý tưởng là 1, nếu ứng viên có nhiều thông tin để chia sẻ thì 2 trang cũng được chấp nhận.
  • Phông chữ: Chỉ sử dụng những phông chữ chuyên nghiệp và dễ đọc như ATS, Georgia, Cambia,... Tránh sử dụng phông chữ Caveat và Ultra.
  • Căn lề: 1inch (2,54 cm) tất cả các lề.
  • Dãn cách dòng: 1 hoặc 1.5
  • Kích cỡ tiêu đề: 14-16 pt
  • Kích cỡ chữ thường: 11-12 pt
2. Trình độ học vấn
 
Khách hàng hay nhà tuyển dụng sẽ xem xét kỹ về trình độ học vấn của ứng viên bởi họ cần một chuyên viên tài chính có kiến thức sâu rộng và có thể đưa ra những lời khuyên, tư vấn hữu ích. Chính vì thế, nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có nền tảng kiến thức về tài chính tốt, có bằng đại học chuyên ngành tài chính, kinh doanh, thống kê, marketing,...
Trong mục học vấn của CV xin việc chuyên viên tài chính, bạn đảm bảo có đầy đủ các thông tin sau:
  • Khoa.
  • Chuyên ngành.
  • Tên trường đại học/cao đẳng.
  • Năm tốt nghiệp.
  • GPA (nếu điểm GPA cao).
3. Mục tiêu nghề nghiệp và tóm tắt bản thân
 
Nhiều ứng viên băn khoăn nên viết mục tiêu nghề nghiệp hay tóm tắt bản thân trong CV xin việc chuyên viên tài chính. Câu trả lời đó là tùy thuộc vào mức độ kinh nghiệm bạn có để quyết định phần nào quan trọng và nên viết trong CV.
 
3.1. Mục tiêu nghề nghiệp
 
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và có ít kinh nghiệm việc làm, bạn nên bắt đầu bằng mục tiêu nghề nghiệp. Trong phần này, cần nêu được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là ứng viên có tiềm năng.
 
Tuy nhiên, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên tránh thể hiện những khuyết điểm của bản thân hay sự thiếu tự tin trong cách viết, như ví dụ sau:
 
Tôi mong muốn trở thành một chuyên viên tài chính, nhưng tôi chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Nếu tôi có cơ hội làm việc tại công ty, tôi sẽ cố gắng đóng góp cho công ty.
 
Thay vào đó, bạn nên tập trung viết về những điểm mạnh, thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là một ứng viên sáng giá. Mặc dù bạn có ít kinh nghiệm làm việc, nhưng những kiến thức, kỹ năng liên quan sẽ giúp hoàn thành tốt công việc được giao. Một ví dụ như sau:
 
Áp dụng kiến thức và kỹ năng phân tích, khả năng làm việc dưới áp lực và tác phong chuyên nghiệp để phân tích tình hình và dự báo diễn biến tài chính cho doanh nghiệp.
Sẵn sàng học hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để trở thành nhân viên cấp cao trong 5 năm tới.
 
3.2. Tóm tắt bản thân
 
Nếu bạn đã có kinh nghiệm ở vị trí tương đương, tóm tắt bản thân trong CV xin việc sẽ giúp bạn nổi bật. Tóm tắt bản thân là một phần mô tả ngắn về bạn có độ dài từ 2 đến 4 câu, giải thích lý do tại sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn bằng việc trình bày ngắn gọn kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và những kỹ năng tiêu biểu.
 
Để viết tóm tắt bản thân một cách ấn tượng và chuyên nghiệp, bạn cần sử dụng tông giọng tự tin, chứng minh thành quả thông qua con số, trình bày cụ thể chứ không nên chung chung. Tuy nhiên, bạn không nên nói "phóng đại" hay không trung thực về khả năng của mình. Bởi nếu bạn có được chọn, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện ra và vẫn có nguy cơ bị sa thải.
 
Ví dụ: Là chuyên viên tài chính với hơn 3 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa kế hoạch hưu trí, kế hoạch bất động sản, tư vấn đầu tư, và quản lý tài chính. Giúp tăng 15 % lượng khách hàng cho công ty và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Tỉ mỉ, cẩn thận, có tinh thần cầu thị và khả năng làm việc dưới áp lực.
 
4. Kỹ năng
 
Để thành công trên con đường trở thành chuyên viên tài chính, ứng viên không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà còn cần đến một số kỹ năng nhất định. Tùy vào từng vị trí công việc, yêu cầu về kỹ năng sẽ khác nhau. Chính vì vậy, để biết nhà tuyển dụng đang tìm kiếm kỹ năng nào ở ứng viên, bạn nên đọc kỹ bản mô tả công việc.
 
Cũng giống như các công việc khác, trong CV xin việc chuyên viên tài chính, ứng viên cần thể hiện cả về kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là kỹ năng chuyên môn để thực hiện công việc, còn kỹ năng mềm liên quan đến kỹ năng giao tiếp hay tương tác giữa con người với con người.
 

Những kỹ năng cần có trong CV xin việc Chuyên viên tài chính
 
Một số kỹ năng cứng quan trọng của một chuyên viên tài chính như:
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu tài chính.
  • Kỹ năng kế toán.
  • Thu thập thông tin khách hàng.
  • Tư vấn các chiến lược tài chính.
  • Biết cách nắm vững những quy định liên quan đến đầu tư.
  • Tuân thủ sự chỉ đạo từ cấp trên.
Một số kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên vị trí chuyên viên tài chính là:
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng tốt.
  • Khả năng làm việc dưới áp lực.
  • Khả năng phân tích và lập kế hoạch tốt.
  • Quản lý thời gian.
  • Nhiệt tình giúp đỡ khách hàng hết mình trong công việc.
5. Cách làm nổi bật CV xin việc
 
Làm thế nào để làm CV của bạn nổi bật hơn CV của ứng viên khác? Hay làm cách nào để nhà tuyển dụng chọn CV của bạn? Nếu bạn đã đọc những thông tin Cevn chia sẻ bên trên, bạn có thể làm CV của bạn nổi bật hơn so với hầu hết các ứng viên khác. Tuy nhiên, để thực sự nổi trội, bạn cần thực hiện thêm một số bước sau đây:
  • Định lượng thành tựu của bạn: Bạn cần chứng minh những thành tựu, kết quả bạn đạt được bằng những con số cụ thể. Ví dụ: " Giúp khách hàng giảm 60 % số nợ trong vòng 3 tháng"
  • Làm nổi bật sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng dành cho bạn: Ngoài kỹ năng của bạn, nhà tuyển dụng còn muốn biết rằng khách hàng có thực sự hài lòng khi làm việc với bạn không. Nếu có, hãy bao gồm tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng vào trong CV xin việc của bạn.
  • Không ngại nói về giải thưởng, thành tích của bạn: Nếu bạn được công ty cũ ghi nhận là chuyên viên tài chính xuất sắc của năm hoặc bạn và đội nhóm giành được giải thưởng nào đó, đừng quên bổ sung vào CV trong một mục riêng - "Giải thưởng".
  • Nhờ ai đó rà soát và đánh giá CV của bạn: Sau khi hoàn thành xong CV bạn nên đọc rà soát lại nhiều lần để tìm ra những lỗi không đáng có (lỗi chính tả, cách hành văn, bố cục,...). Tốt hơn, bạn nên nhờ bạn bè, gia đình, hoặc cố vấn để có được đánh giá khách quan cũng như phát hiện ra những lỗi sai khó phát hiện.
Với những thông tin Cevn chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc viết CV xin việc chuyên viên tài chính. Sự chuẩn bị cẩn thận và luôn cập nhật CV xin việc sẽ có vai trò rất lớn dẫn đến sự thành công khi ứng tuyển.
Số lượt đọc: 1513 -