Tuyển dụng trực tuyến mùa dịch Covid-19 cần lưu ý những gì?
Ngày đăng tin: 12/03/2022 17:24
Trong thời buổi mà đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội thì không chỉ ứng viên gặp khó khăn khi tìm việc làm mà các doanh nghiệp, tổ chức cũng phải đối diện với thách thức. Chuyển sang hình thức tuyển dụng trực tuyến mùa dịch COVID-19 có nghĩa là bạn phải thay đổi rất nhiều quy trình, chiến lược để đảm bảo tìm được ứng viên tài năng, phù hợp nhất.
Thực tế, không phải đến khi COVID-19 xảy ra các doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng hình thức tuyển dụng trực tuyến. Tuy nhiên, tuyển dụng trực tuyến lúc bình thường và trong thời điểm giãn cách xã hội là hai "câu chuyện" hoàn toàn khác.
Cách tuyển dụng trực tuyến mùa dịch Covid-19 hiệu quả
I. Tuyển dụng trực tuyến là gì?
Tuyển dụng trực tuyến là một thuật ngữ chỉ quá trình tuyển dụng với sự hỗ trợ của Internet để kết nối công việc với ứng viên. Tuyển dụng trực tuyến diễn ra khi mà các công ty cố gắng tiếp cận các nhóm ứng viên trên nhiều nền tảng truyền thông trực tuyến khác nhau như website của công ty, các nền tảng tuyển dụng trực tuyến của bên thứ 3, mạng xã hội như Facebook, Zalo,...
Tuyển dụng trực tuyến đã và đang tiếp tục được đánh giá là một hình thức tuyển dụng của thời đại mới, phù hợp với thời đại của công nghệ 4.0 và chuyển đổi số. Nhất là khi nhiều hoạt động bị gián đoạn do đại dịch, tuyển dụng trực tuyến mùa COVID-19 trở thành lựa chọn duy nhất của các doanh nghiệp, không chỉ tại Việt Nam mà còn cả trên thế giới.
II. Có nên tuyển dụng trực tuyến hay không?
Để trả lời cho câu hỏi có nên tuyển dụng trực tuyến hay không, trước hết chúng ta cần xem xét ưu và nhược điểm của hình thức này, cụ thể như sau:
1. Ưu điểm của tuyển dụng trực tuyến
- Thuận tiện, nhanh chóng cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên: Thay vì phải in ấn thông báo tuyển dụng, tìm mọi cách để thông tin đến được với nhiều ứng viên thì khi tuyển dụng trực tuyến, bạn chỉ cần soạn thảo mô tả công việc đầy đủ cho từng vị trí và đăng tin. Về phần mình, ứng viên tìm kiếm, chọn lọc công việc bản thân thấy phù hợp, gửi CV ứng tuyển. Tất cả quá trình này nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với trước đây.
- Tiếp cận số lượng ứng viên tiềm năng lớn: Tính đến cuối năm 2020, Việt Nam lọt top 20 quốc gia có tỷ lệ sử dụng internet cao nhất trên thế giới (khoảng 70% dân số tiếp cận với internet, máy tính và thiết bị di động thông minh). Điều này có nghĩa là tuyển dụng trực tuyến sẽ hiệu quả hơn nhiều, giúp nhà tuyển dụng tiếp cận được nhiều ứng viên hơn so với các hình thức truyền thống như đi phát tờ rơi, dán thông báo tuyển dụng ở trước cửa công ty, cửa hàng...
- Hiệu quả chi phí: Một ưu điểm đáng kể khác của tuyển dụng trực tuyến là chi phí không đáng kể. Nếu như bạn đăng tin tuyển dụng lên trang web công ty, các trang mạng xã hội thì không mất phí. Trong khi đó, đăng tin tuyển trên website tuyển dụng chuyên nghiệp thì sẽ mất phí.
Lợi ích của việc tuyển dụng trực tuyến mùa dịch
2. Khó khăn khi tuyển dụng trực tuyến mùa dịch COVID-19
Mặc dù tuyển dụng trực tuyến nhanh và tiếp cận được nhiều ứng viên nhưng không phải không có nhược điểm, nhất là khi vào mùa dịch, bạn sẽ khó hoặc không thể phỏng vấn trực tiếp ứng viên. Một số thách thức nổi bật là:
- Nhiều ứng viên nhưng chất lượng không đồng đều: Tuyển dụng trực tuyến dễ vấp phải tình huống CV của ứng viên thì đẹp nhưng thực chất năng lực của họ lại không được như kỳ vọng. Nguyên nhân là ứng viên biết cách điều chỉnh CV sao cho thể hiện đúng những thế mạnh mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
- Khó đánh giá chính xác năng lực: Nếu như trước đại dịch, doanh nghiệp đăng tuyển online, sau đó mời ứng viên tới phỏng vấn và làm bài kiểm tra với trình độ chuyên môn, ngoại ngữ... thì khi tuyển dụng trực tuyến mùa COVID-19, bạn sẽ phải để ứng viên làm bài test năng lực từ xa. Mặc dù không nhiều nhưng rõ ràng vẫn có các trường hợp lừa dối, ứng viên không tự hoàn thành bài kiểm tra. Hơn nữa, với nhiều nghề nghiệp, tiếp xúc trực tiếp giúp bạn có cái nhìn chuẩn hơn, chẳng hạn về thái độ, sự tự tin của ứng viên. Những điều này sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng khi phỏng vấn trực tuyến.
- Buộc phải thay đổi quy trình tuyển dụng: Không chỉ với việc đăng tuyển, nhà tuyển dụng cần tiến hành thay đổi danh sách các câu hỏi phỏng vấn, cụ thể hóa để phù hợp với phỏng vấn online. Đồng thời, chuẩn bị các công cụ hỗ trợ để tương tác trực tuyến với ứng viên...
- Khó đo lường hiệu quả tuyển dụng: Cũng phải thừa nhận rằng rất khó để đo lường hiệu quả của quá trình tuyển dụng khi đăng bài trên các mạng xã hội Facebook, Twitter, Zalo,...
Lợi ích của việc tuyển dụng trực tuyến đối với các doanh nghiệp
III. Những lưu ý khi tuyển dụng trực tuyến
Mặc dù tuyển dụng trực tuyến là một cách hiệu quả và tiết kiệm để tìm kiếm ứng viên nhưng các nhà tuyển dụng thông minh sẽ không dựa hoàn toàn vào phương pháp này. Công nghệ ngày càng tiên tiến nhưng quá trình tuyển dụng về cơ bản vẫn là sự tương tác giữa người với người.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì đối với một công ty, cho dù mới thành lập hay đã là một doanh nghiệp lớn thì các nền tảng tuyển dụng trực tuyến vẫn là những nguồn tài nguyên vô tận; thế nhưng làm thế nào để tận dụng triệt để nguồn tài nguyên này mới là vấn đề cần được giải quyết. Và dưới đây là một vài lưu ý khi tuyển dụng trực tuyến:
1. Bắt tay với các nền tảng tuyển dụng trực tuyến
Tạo dựng hình ảnh đẹp là điều cực kỳ cần thiết để thu hút ứng viên tiềm năng nhờ vào sức hấp dẫn của thương hiệu, văn hóa, danh tiếng công ty,... Và các nền tảng tuyển dụng trực tuyến là phương tiện tốt nhất giúp bạn làm được điều này. Tại sao lại như vậy?
Ứng viên tiềm năng sẽ nghiên cứu về công ty mà họ dự định ứng tuyển bằng cách tìm kiếm thông tin trên Google và xem tất cả những gì có trên đó. Khi đó, việc bắt tay với một nền tảng tuyển dụng trực tuyến sẽ giúp bạn tạo dựng hình ảnh và tác động tới tâm lý của ứng viên.
Trước hết, hãy tự tìm tên mình trên Internet xem nó có xuất hiện ở đâu hay không và nếu có thì họ nói gì về mình? Nhiều nền tảng sẽ cho phép bạn chỉnh sửa hoặc bổ sung thông tin sao cho phù hợp nhất.
Cevn là một ví dụ điển hình, nền tảng này không chỉ cung cấp những việc làm chất lượng cao mà còn góp phần giới thiệu và quảng bá hình ảnh công ty và cho phép ứng viên nhấn vào "Theo dõi" để cập nhật việc làm mới nhất từ doanh nghiệp mà họ yêu thích.
2. Thể hiện tầm nhìn thông qua các bài tuyển dụng
Hãy hoạch định tương lai, chứ đừng chỉ vẽ ra những gì ở hiện tại. Sau khi đại dịch đi qua, nền kinh tế sẽ bước vào giai đoạn phục hồi và đó cũng chính là cuộc chiến để giành giật nhân tài. Để thu hút được những ứng viên tiềm năng nhất thì bạn bắt buộc phải tự làm mới mình, tạo dựng niềm tin đối với ứng viên về tương lai tươi sáng của họ.
Lưu ý khi tuyển dụng trực tuyến để đạt hiệu quả cao
3. Tối ưu hóa tin tuyển dụng trên các thiết bị di động
Một điều nữa mà bạn không thể bỏ qua khi lên kế hoạch tuyển dụng trực tuyến là khoảng thời gian sử dụng điện thoại di động của ứng viên hiện nay. Theo một vài thống kê gần đây, một người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh trung bình 73,8 giờ mỗi tháng, khoảng 2,5 giờ mỗi ngày.
Điều này không có nghĩa là ứng viên chắc chắn sẽ ứng tuyển bằng điện thoại nhưng bạn vẫn nên điều chỉnh tin tuyển dụng của mình sao cho họ có thể dễ dàng đọc hiểu trên các thiết bị di động.
4. Có quy trình đánh giá ứng viên hợp lý
Không phải ứng viên nào cũng phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang tuyển dụng, đặt ra yêu cầu phải sàng lọc ứng viên kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn online. Để đánh giá ứng viên một cách hiệu quả nhất, bạn có thể dựa vào học vấn, kinh nghiệm làm việc hoặc đặc điểm tính cách của họ.
Việc có một "checklist" để đánh giá ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng giảm thiểu tối đa nguy cơ tuyển sai người. Tốt nhất, bạn hãy làm sao để đảm bảo rằng quy trình, tiêu chuẩn dùng để đánh giá ứng viên càng chi tiết càng tốt vì như thế, kết quả tuyển dụng sẽ càng chuẩn.
Không thể phủ nhận rằng tuyển dụng trực tuyến mùa dịch COVID-19 sẽ có những khó khăn và thách thức nhất định với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu như có chiến lược thông minh, điều chỉnh kịp thời và lựa chọn đúng nền tảng tuyển dụng uy tín như Cevn để hợp tác, hãy tự tin rằng bạn vẫn sẽ tuyển nhanh, tuyển đúng người đúng việc.