CV xin việc tư vấn viên nhất định phải có những kỹ năng này
Ngày đăng tin: 08/03/2022 14:54
Bạn thích nghề tư vấn viên và đang chuẩn bị ứng tuyển, bạn tự tin vào bản CV mình mới tạo và tin chắc rằng nó sẽ giúp bạn chinh phục được ngay cả nhà tuyển dụng khó tính nhất? Thế nhưng, liệu bạn đã biết rõ rằng nên đưa kỹ năng nào vào CV xin việc tư vấn viên hay chưa?
Khi viết CV xin việc tư vấn viên, lời khuyên hữu ích nhất dành cho bạn là hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng. Một chiếc CV chung chung, không được trau chuốt kỹ càng chắc chắn sẽ không giúp bạn nhận được cơ hội phỏng vấn. Ngoài hình thức CV đẹp, chuẩn và trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc thì việc viết phần kỹ năng trong CV xin việc tư vấn viên cũng rất quan trọng. Hãy để Cevn mách bạn những mẹo đơn giản để hoàn thiện phần này thật ấn tượng nhé!
Đề cập kỹ năng xin việc trong CV tư vấn viên như thế nào?
1. Kỹ năng giao tiếp và tương tác trực tiếp, gián tiếp
Thông thường, kỹ năng giao tiếp, tin học và tiếng Anh (ngoại ngữ) là những kỹ năng được liệt kê sẵn trong đa số các mẫu CV xin việc online. Qua đó, có thể thấy là dù với nghề nghiệp nào thì nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến những kỹ năng chủ chốt này. Đặc biệt với nghề tư vấn viên, giao tiếp cả trực tiếp và gián tiếp là cầu nối để bạn tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng và người dùng nên đừng quên đề cập đến trong CV nhé.
2. Kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng
Dĩ nhiên, khi nói về kỹ năng của tư vấn viên, chúng ta không thể không kể đến kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng. Chỉ có thông qua đó bạn mới có thể thật sự là người đồng hành, hỗ trợ đáng tin cậy cho khách hàng của mình. Kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng không chỉ thể hiện qua việc bạn kiên nhẫn, hiểu biết mà còn có nghĩa là bạn cần có sự đồng cảm, đặt mình vào vị trí của khách hàng. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá rất cao ứng viên sở hữu kỹ năng này. Việc bạn đề cập tới trong CV xin việc và thư xin việc ít nhất cũng chứng minh rằng bạn hiểu những gì nhà tuyển dụng cần ở một nhân viên tư vấn xuất sắc.
3. Kỹ năng tin học, ngoại ngữ
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng tin học văn phòng và ngoại ngữ với những công việc như tư vấn viên. Bạn có thể thông qua đó xử lý tất cả nhiệm vụ của mình thật nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, với nhà tuyển dụng thì những kỹ năng này cũng là tiền đề để bạn nâng cao trình độ và cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ mới, tiếp xúc khách hàng tốt hơn. Nếu mẫu CV xin việc đã có sẵn phần này, bạn hãy chọn mức độ thành thạo gần tối đa nhé.
4. Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
Vì đặc thù công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên tương tác trực tiếp với khách hàng, đồng nghiệp, đối tác, v.v. nên kỹ năng làm việc nhóm là không thể xem nhẹ. Do đó, hãy khiến CV vin việc tư vấn viên của bạn nổi bật hơn bằng cách đề cập tới các trải nghiệm, thành tích có liên quan tới khả năng cộng tác xuất sắc. Đó có thể là bài tập nhóm hay dự án nghiên cứu tại trường đại học, hoạt động tình nguyện hoặc thậm chí là cuộc thi thể thao nào đó. Đây cũng chính là cách khiến nhà tuyển dụng biết rằng bạn sẽ thúc đẩy nhóm hiệu quả trong quá trình làm việc sau này.
Ngoài ra, một tư vấn viên giỏi cũng đồng thời biết cách làm việc tốt dù là một mình tự xoay sở với nhiệm vụ phức tạp. Vừa có sự chủ động, tự lập lại vừa sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ và nhận sự hỗ trợ của đồng nghiệp là những yếu tố quan trọng bậc nhất giúp bạn thành công trong vai trò tư vấn viên.
5. Kỹ năng sắp xếp công việc
Tư vấn viên có thể làm việc tại văn phòng, tư vấn qua điện thoại hoặc phải đi gặp trực tiếp khách hàng. Nhiều doanh nghiệp cho phép nhân viên tư vấn của mình tự quản lý thời gian, miễn sao công việc đảm bảo hiệu quả là đủ. Cũng vì vậy mà kỹ năng sắp xếp công việc cũng có thể được đánh giá cao.
Ngoài ra, Để đảm bảo CV không "chết chìm" trong vô số hồ sơ xin việc khác cạnh tranh với bạn thì việc liệt kê sở thích cá nhân cũng là một cách hay. Cụ thể, bên cạnh trình độ học vấn xuất sắc thì làm tăng giá trị của bản thân theo cách này sẽ giúp bạn trở thành người có tiềm năng lớn, biết linh hoạt trong công việc.
Có kỹ năng sắp xếp công việc tốt, ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao
Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng công ty mà bạn có thể đề cập tới những sở thích cá nhân khác nhau. Trước hết, hãy truy cập vào trang web chính thức để xác định lĩnh vực cũng như loại hình tư vấn mà họ đang hướng đến. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyên môn của công ty, từ đó điều chỉnh sở thích của mình sao cho phù hợp, chinh phục được cả nhà tuyển dụng khó tính nhất. Dù là khả năng học ngoại ngữ hay am hiểu về công nghệ thông tin,... - tất cả chúng đều có thể trở thành thế mạnh của bạn.
Trên thực tế, nhà tuyển dụng có thể không yêu cầu quá cao với ứng viên vị trí tư vấn viên (trừ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn luật hay một số ngành đặc thù khác). Tuy nhiên, để vượt qua quy trình tuyển dụng thì bạn vẫn phải trau chuốt CV trước khi nộp. Mong rằng những gợi ý mà Cevn chia sẻ sẽ giúp bạn đọc mau chóng chạm tay vào vị trí mà mình mơ ước.