Sai lầm hàng đầu của ứng viên khi làm việc với headhunt
Ngày đăng tin: 14/12/2022 21:33
Những ứng viên đang tìm việc làm mới có thể lựa chọn liên hệ với headhunter thay vì tự mình tìm kiếm các vị trí tuyển dụng. Công ty headhunt có mạng kết nối rộng lớn, có thể cập nhật thông tin về những công việc tốt (có thể được đăng tuyển chính thức hoặc không) và họ có năng lực để thúc đẩy quá trình tuyển dụng diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, trước khi tiếp cận các headhunter, ứng viên cần hiểu về nguyên tắc hoạt động của họ để tránh mắc sai lầm không đáng có.
Rất nhiều ứng viên, bao gồm cả những người có chuyên môn cao không nhận thức rõ được rằng các công ty headhunt là nhà tuyển dụng trung gian, không tìm ứng viên cho chính doanh nghiệp của họ. Mặc dù biết được lý do vì sao ứng viên tìm việc nên tin tưởng các công ty headhunt nhưng bạn vẫn nên lưu ý để tránh mắc sai lầm trong quá trình hợp tác. Dưới đây là một số sai lầm hàng đầu mà ứng viên thường mắc phải trong quá trình làm việc với headhunt.
Ứng viên cần lưu ý khi làm việc với headhunt
Những sai lầm của ứng viên khi làm việc với headhunter
1. Hy vọng các headhunter làm tất cả mọi việc
Quan niệm sai lầm lớn nhất mà một người tìm việc có thể phạm phải là một khi gặp gỡ, tiếp xúc với headhunter thì chắc chắn sẽ có được một công việc. Với suy nghĩ như vậy, ứng viên sẽ có tâm lý ỷ lại, thụ động. Bạn cần biết rằng, công việc của một headhunter là tìm ứng viên phù hợp cho khách hàng doanh nghiệp - những bên đã thuê dịch vụ tuyển dụng. Công ty headhunt không chịu trách nhiệm tìm việc cho mọi ứng viên liên hệ với họ.
2. Giữ lại thông tin về bản thân
Điều quan trọng với một ứng viên là phải trình bày trung thực nhất có thể với headhunter về nghề nghiệp, sở thích và bất cứ điều gì khác có thể ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm.
Trong nhiều trường hợp, ứng viên giữ lại hầu hết thông tin quan trọng, không nói với headhunter về công ty họ đang làm việc, vị trí họ phục vụ, định hướng công việc, sở thích hoặc mức lương thưởng hiện tại. Điều này sẽ gây khó khăn cho các headhunter trong việc đánh giá ứng viên xem họ có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Việc không có thông tin minh bạch cũng có thể dẫn đến hậu quả với cả ứng viên, headhunter và doanh nghiệp.
3. Gửi sơ yếu lý lịch trình bày sơ sài
Rõ ràng, cho dù liên hệ tìm việc qua headhunter hay nhà tuyển dụng nội bộ, ứng viên đều phải đầu tư đúng mực cho bản sơ yếu lý lịch của mình. Một bản tóm tắt công việc nên chứa những từ khoá cần thiết và gây ấn tượng với người đọc. Dĩ nhiên, các headhunter có thể hỗ trợ ứng viên chỉnh sửa sơ yếu lý lịch phù hợp hơn với vị trí ứng tuyển nhưng điều đó sẽ chỉ xảy ra sau khi họ sàng lọc hồ sơ của bạn. Nếu CV xin việc không đủ tiêu chuẩn, ứng viên sẽ không có thêm cơ hội nào.
4. Liên hệ với headhunter sau khi nghỉ việc
Các công ty headhunt thường không làm việc với ứng viên đang thất nghiệp. Nguyên nhân là từ phía doanh nghiệp. Họ không bỏ ra số tiền lớn để tìm về những ứng viên không có kinh nghiệm hoặc đã nghỉ việc từ lâu. Hầu hết họ mong muốn thuê những người có trình độ, kỹ năng và đang hoạt động tốt trong ngành nghề cụ thể. Do đó, ở vai trò người tìm việc, bạn nên liên hệ với headhunter hoặc nhà tuyển dụng nội bộ trước khi nghỉ việc, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ chỉ rời vị trí cũ sau khi đã tìm được công việc mới.
5. Chờ một headhunter chỉ ra thế mạnh của bản thân
Sai lầm lớn nhất mà hầu hết những người tìm việc đều mắc phải khi tiếp cận một headhunter là không biết họ muốn làm công việc gì. Headhunter không có trách nhiệm đánh giá và nói cho bạn biết bạn có điểm mạnh gì, phù hợp với cái gì. Công việc của họ là cung cấp cho bạn cơ hội dựa trên những gì bạn có. Nếu ứng viên không thể đánh giá chính xác về bản thân, định hướng nghề nghiệp và mong muốn cụ thể, headhunter sẽ không làm việc với bạn.
Những sai lầm hàng đầu của ứng viên khi làm việc với headhunt
6. Mơ hồ về thông tin tuyển dụng
Trong khi trò chuyện qua điện thoại với headhunter,
ứng viên cần hỏi rõ về cơ hội công việc mà họ có thể giới thiệu cho bạn. Điều này sẽ giúp thông tin
tuyển dụng trở nên rõ ràng hơn, nếu không, cả hai bên sẽ chỉ lãng phí thời gian.
7. Làm phiền headhunter
Theo dõi headhunter trên mạng liên kết, gửi lời cảm ơn hoặc email là những phương pháp tốt mà ứng viên có thể sử dụng để gây ấn tượng và duy trì quan hệ với họ. Tuy nhiên, có một điều mà bạn chắc chắn không nên làm là làm phiền, thậm chí quấy rối headhunter, chẳng hạn như gọi quá nhiều cuộc điện thoại hoặc gửi mail yêu cầu thông tin về quá trình tìm việc của bạn. Hãy nhớ, ngay cả khi bạn thất nghiệp, bí quyết để có một công việc tốt là hành động như thể bạn có nhiều cơ hội tuyệt vời khác.
Với những chia sẻ về sai lầm trên đây, hy vọng bạn sẽ tránh được việc mắc lỗi không đáng có khi làm việc với headhunter. Không những vậy, khi nắm được sự khác biệt giữa headhunter,
nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng, bạn sẽ có được sự thuận lợi trong việc giao tiếp cũng như liên hệ hỗ trợ quá trình tìm việc làm hay tuyển dụng nhanh chóng.