• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111100
Tổng số truy cập:111100
Khách đang online: 102
12 dấu hiệu của leadership tồi - các nhà lãnh đạo cần tránh ngay lập tức
Ngày đăng tin: 28/11/2022 09:36

Có những nhà lãnh đạo tài năng, ngược lại cũng có những người quản lý nhiều khuyết điểm. Những dấu hiệu của leadership tồi mà Cevn chia sẻ sau đây chính là những gì mà bất kỳ ai trong vai trò quản lý cũng nên tránh.

Thực tế, có những nhà lãnh đạo có các kỹ năng của leadership gần như hoàn hảo, vừa được nhân viên tôn trọng và quý mến, thì cũng có những người đứng đầu như leader, giám sát hay quản lý có cách lãnh đạo không hiệu quả. Chắc chắn rằng, để đảm nhiệm những vai trò hàng đầu thì bạn phải có chuyên môn, thành tích, thế nhưng đôi khi, thành công trong các vị trí quản lý hay không lại phụ thuộc nhiều vào năng khiếu, phẩm chất và các kỹ năng leadership.
 

Thế nào là một nhà lãnh đạo tồi?
 
1. Chân dung một nhà quản lý có leadership tồi
 
1.1. Luôn lảng tránh xung đột
 
Cho dù đó là giữa các trưởng bộ phận hay các thành viên trong nhóm, việc giải quyết xung đột một cách trực tiếp và dứt khoát là điều cần thiết. Bằng cách không đối phó với nó hoặc chỉ hy vọng rằng nó sẽ biến mất, một nhà lãnh đạo có leadership tồi đang để cho tình hình trở nên tệ hơn. Họ vẫn sẽ phải đối phó với nó, nhưng vào thời điểm họ làm điều đó, nó sẽ biến từ một cuộc xung đột nhỏ thành một tình huống nghiêm trọng.
 
Các nhà lãnh đạo giỏi biết rằng họ không thể khiến tất cả mọi người hài lòng và việc đưa ra những quyết định khó khăn sẽ là trách nhiệm của chính họ, không thể đùn đẩy cho ai.
 
1.2. Thiếu tính linh hoạt - dấu hiệu hàng đầu của leadership kém hiệu quả
 
Đã qua rồi những ngày bạn có thể áp dụng một và chỉ một phong cách quản lý cho cả sự nghiệp của mình. Các nhà lãnh đạo giỏi biết khi nào và làm thế nào để điều chỉnh phù hợp với môi trường và nhân viên của mình, có thể hiểu bản thân và hiểu cả tính cách, mục tiêu của nhân viên để thúc đẩy từng cá nhân. Ngày nay, leadership kém hiệu quả nhất chính là những người độc đoán, cố chấp và cứng nhắc với các quy định.
 
1.3. Tự thấy mình là người giỏi nhất
 
Bên cạnh đó, một kiểu lãnh đạo được cho là thiếu kỹ năng leadership chính là kiểu người quá tự tin và tự hào vào năng lực chuyên môn. Đương nhiên, bởi vì bạn giỏi chuyên môn, có thành tích, năng lực được kiểm chứng nên trở thành lãnh đạo, tuy nhiên bạn cũng không nên vì vậy mà kiêu ngạo và ép nhân viên dưới quyền của mình làm tất cả theo ý mình. Thay vào đó, hãy truyền cảm hứng cho các cá nhân, đừng ép buộc họ hoặc tổn thương họ bằng hiểu biết của bạn.
 
1.4. Hợp lý hóa hành vi kém hoặc phi đạo đức
 
Một dấu hiệu khác cực kỳ đáng chú ý của leadership tồi đó là thông minh, giỏi giang nhưng lại chấp nhận những hành vi xấu của bản thân hoặc người khác trong tập thể. Điều này sẽ khiến vị lãnh đạo đó thất bại trong gang tấc. Những sai lầm kiểu này gồm có hợp lý hóa các hoạt động kinh doanh sai trái, chấp nhận hành vi không chính quy vì lợi ích ngắn hạn, che giấu những sai lầm,...
 
1.5. Thiếu kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo
 
Thành công nối tiếp thành công. Mặc dù hiệu suất trong quá khứ không phải là sự đảm bảo cho thành công trong tương lai, nhưng thực tế là việc thuê một nhà lãnh đạo có thành tích đã được chứng minh về thành công sẽ ít rủi ro hơn so với việc thuê một người chưa có nhiều thành tích kiểm chứng được. Thực tế, những người thiếu kinh nghiệm trong quản lý và lãnh đạo luôn bị cho là dễ gây ra sai lầm hoặc khó có thể ngay lập tức thích ứng và xây dựng một đội nhóm mạnh, nơi mọi người luôn ủng hộ nhau.
 
1.6. Không có khả năng tạo dựng hoặc thích nghi với văn hóa công ty
 
Một nhà lãnh đạo có leadership tồi là người không biết tạo môi trường làm việc lành mạnh, bản thân không thể thích nghi với văn hóa công ty (hoặc không hiểu rõ), vì thế cũng không thể thúc đẩy và gắn kết nhân viên của mình. Về lâu dài, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu suất công việc.
 

Leader thiếu kỹ năng giao tiếp sẽ không thể quản lý tốt nhân viên
 
1.7. Nhà lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp kém chắc chắn là leadership tồi
 
Các nhà lãnh đạo cần có khả năng giao tiếp hiệu quả theo nhiều cách và với nhiều kiểu người. Một người có kỹ năng giao tiếp kém không thể chia sẻ một cách hiệu quả các mục tiêu, sứ mệnh hoặc chiến lược của công ty để cùng đạt được. Khả năng giao tiếp hiệu quả, bằng cả lời nói và văn bản, là điều bắt buộc đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Trường hợp leadership kém là khi nhà quản lý không thể truyền đạt rõ ràng và nhất quán thông điệp, khiến nhân viên không thể biết đâu là nhiệm vụ ưu tiên hoặc các tiêu chí,...
 
1.8. Tự xem mình là trung tâm
 
Những vị sếp tự cho mình là trung tâm thường sẽ không hài lòng với những thành công, đổ lỗi cho những thất bại, dễ khiến nhân viên mất tinh thần. Bên cạnh đó, kiểu "tự kiêu tự đại" của leader, quản lý còn khiến nhân viên ít nhiều cảm thấy không thoải mái.
 
1.9. Tính cách không thể dự đoán
 
Nói đến leadership là người ta nói đến các kỹ năng lãnh đạo khéo léo và hiệu quả, khi mà người quản lý không cần thể hiện "quyền uy" nhưng nhân viên vẫn tôn trọng và kính nể, noi gương. Với những nhà lãnh đạo thường xuyên thay đổi, không có định hướng rõ ràng, "hỉ nộ vô thường" thì nhân viên "không biết đường nào" để đi, thường xuyên phải đoán ý cũng khiến nhân viên mệt mỏi.
 
1.10. Tư duy Không cầu tiến
 
Hài lòng với hiện trạng không bao giờ là điều tốt đối với một nhà lãnh đạo. Nó cho thấy rằng họ quan tâm đến việc tồn tại hơn là phát triển và tăng trưởng, đổi mới và đạt được các thành tựu lớn hơn thế. Các nhà lãnh đạo giỏi luôn có tư duy cầu tiến và giữ cho doanh nghiệp của họ luôn ở "mũi nhọn" của sự thay đổi và đổi mới. Nếu những leader, quản lý thiếu kỹ năng của leadership thì họ thường chỉ nỗ lực duy trì, thay vì yêu cầu cao hơn ở chính mình cũng như đội, nhóm của mình để tiến bộ và phát triển.
 
1.11. Nhà lãnh đạo "biết tuốt"
 
Một "red flag" khác cho các leadership tồi là những người lãnh đạo này luôn muốn mình là người biết tuốt, nói rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm thậm chí không cần thiết ở các tình huống cụ thể vì chỉ muốn thể hiện mình. Thực tế, những leader giỏi sẽ biết rõ những thông tin nên truyền đạt, với ai, khi nào và luôn cung cấp sự hỗ trợ khi nhân viên của mình cần thay vì nói những điều họ đã biết hoặc không thực sự có ý nghĩa.
 
1.12. Không tập trung vào các giá trị
 
Một nhà lãnh đạo phải tập trung vào những giá trị tích cực, tập trung vào khách hàng và các mục tiêu chung của đội nhóm, của phòng ban. Nếu những quản lý, leader lơ là công việc, không rõ ràng mục tiêu và đặt kế hoạch theo các giá trị của doanh nghiệp được xác định từ trước thì chắc chắn, người đó có leadership tồi.
 
2. Leadership tồi ảnh hưởng như thế nào đến công việc?
 
Những nhà lãnh đạo thiếu kỹ năng lãnh đạo, thiếu sót nhiều trong bộ kỹ năng leadership sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho doanh nghiệp và tổ chức. Những hậu quả có thể thấy rõ ràng gồm có:
  • Không thể tạo ra một tập thể, một bộ phận có sự gắn kết và hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung.
  • Môi trường làm việc có thể trở nên thiếu sót, độc hại vì mỗi người một mục tiêu, ảnh hưởng lâu dài tới văn hóa công ty.
  • Nhân sự giỏi thường lựa chọn rời đi, không tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp, tổ chức vì không chấp nhận được đường lối quản lý.
  • Nhiều xung đột, gián đoạn, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc và doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, tổ chức nói chung.
Cũng vì những hệ lụy như vậy nên cho dù bạn đã làm khá tốt trong vai trò leader, quản lý hoặc đang có mục tiêu thăng tiến lên các vị trí đó, hãy cố gắng để tránh tất cả những sai lầm không đáng có trong cách giao tiếp, tương tác, quản lý như trên. Ngay cả khi đã đảm nhiệm những vị trí quản lý cấp cao, bạn vẫn còn nhiều điều phải học hỏi và vẫn còn không gian phát triển, do đó, hãy nhận ra điểm mạnh và điểm yếu trong phong cách lãnh đạo để phát huy và thay đổi kịp thời.
 

Phong cách lãnh đạo của Leader ảnh hưởng tới hiệu suất công việc như thế nào?
 
3. Tại sao nhân sự vẫn ở lại với một nhà lãnh đạo kém hiệu quả?
 
Vẫn có những trường hợp khi mà người quản lý có leadership tồi nhưng nhân viên giỏi vẫn ở lại gắn bó. Thường thì lý do là vì điều kiện phúc lợi của công ty cạnh tranh hoặc bởi vì họ quá yêu thích công việc, đôi khi là do kỳ vọng rằng leader, lãnh đạo sẽ thay đổi, trở nên tốt hơn vào một ngày nào đó.
 
Vượt qua những điểm yếu trong phong cách leadership và trở thành một nhà lãnh đạo tài ba là mục tiêu trong tầm tay nếu bạn biết đến Nguyên tắc Adaptive Leadership - bí quyết cho nhà lãnh đạo tài năng. Thông qua các nguyên tắc đơn giản, giúp bạn thay đổi cách tư duy, giao tiếp, định hướng, chắc chắn khả năng lãnh đạo của bạn sẽ hoàn thiện, hoàn hảo và hiệu quả. Tìm hiểu ngay!
 
Một nhà lãnh đạo giỏi không được xác định bởi vị trí bạn nắm giữ trong công ty của bạn, nó bắt đầu bằng việc tự nhận thức về hành động của bạn trong một tổ chức lớn hơn và cách bạn có thể ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mình, bất kể vị trí của họ ở đâu trong công ty. Hãy rèn luyện để vượt qua các điểm yếu và hoàn thiện chính mình để trở thành nhà lãnh đạo tài năng.
Số lượt đọc: 251 -