• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

152985
Tổng số truy cập:152985
Khách đang online: 50
An ninh mạng hay cảnh sát thời đại số - Nghề hot cho sinh viên đời 4.0
Ngày đăng tin: 01/11/2022 21:38

Nói rằng chuyên gia an ninh mạng hay cảnh sát thời đại số - nghề hot cho sinh viên đời 4.0 quả không sai. Các chuyên gia dự báo rằng tỷ lệ tuyển dụng nghề an ninh mạng sẽ tăng 37% trong những năm tới, cao hơn gấp nhiều lần các ngành nghề khác. Chỉ tính riêng trong đầu năm nay, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên an ninh mạng đã lên tới nửa triệu người.

An ninh mạng được coi là một trong những nghề "hot" nhất trong thời gian gần đây. Nếu như bạn muốn làm một công việc "hái ra tiền" thì chắc chắn an ninh mạng sẽ phải là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Theo IBM, tổn thất trung bình do một vụ xâm phạm an ninh mạng gây ra trên toàn cầu là khoảng 3 triệu bảng. Đây là một số tiền quá lớn, khiến cho các nhà tuyển dụng sẵn sàng chi trả mức lương cao ngất ngưởng để thu hút các chuyên gia an ninh mạng về làm việc cho mình thay vì đi khắc phục hậu quả.
 

Tìm hiểu về nghề an ninh mạng một cách chi tiết
 
1. An ninh mạng là gì?
 
An ninh mạng là hoạt động bảo vệ các hệ thống, mạng máy tính và chương trình khỏi các cuộc tấn công trên nền tảng kỹ thuật số. Các cuộc tấn công an ninh mạng thường nhằm mục đích truy cập, thay đổi hoặc phá hủy những thông tin quan trọng, tống tiền người dùng hoặc là làm gián đoạn hoạt động kinh doanh thông thường.
 
Các chuyên gia an ninh mạng sẽ phải tạo ra nhiều lớp bảo mật khác nhau trải rộng trên các máy tính, mạng máy tính, chương trình hoặc dữ liệu cần được bảo mật. Trong một công ty, tổ chức cả con người và công nghệ sẽ phải hỗ trợ lẫn nhau để bảo vệ những thông tin này một cách hiệu quả trước những mối nguy cơ, đe dọa.
 
2. Nhu cầu tuyển dụng nghề an ninh mạng trong tương lai
 
Mỗi năm trôi qua, vai trò của công nghệ trong cuộc sống con người lại càng trở nên rõ nét hơn. Rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống đã thay đổi dưới những tác động của công nghệ và chính bản thân công nghệ cũng mang lại rất nhiều cơ hội mới cho con người. Việc ứng dụng Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) và tiền điện tử đã mang đến một cái nhìn về xã hội hoàn hảo dưới lăng kinh công nghệ.
 
Đây chính xác là một xã hội mà tất cả chúng ta đều mong muốn; tất nhiên là trong điều kiện khắc phục được những thách thức mà nó tạo ra. Thật tuyệt khi nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một thế giới không tưởng; ở đó, mọi người sử dụng công nghệ đều nhằm mục đích giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
 
Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng như vậy. Hàng ngày, không khó để chúng ta thấy được nhiều vụ tấn công, lợi dụng sơ hở của những người khác để trục lợi cá nhân. Từ đánh cắp thông tin nhạy cảm đến một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán, tội phạm mạng không chỉ còn là một thuật ngữ trong khoa học viễn tưởng, nó thực sự đã trở thành một mối đe dọa đối với con người trong xã hội ngày nay.
 
Đó là lý do tại sao mà nhu cầu tuyển dụng chuyên gia an ninh mạng hay cảnh sát thời đại số lại tăng cao đến vậy. Khi công nghệ ngày càng được vận dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau và tội phạm mạng thì ngày càng trở nên tinh vi hơn, nhu cầu tuyển dụng nhân tài ngành an ninh mạng cũng vì thế mà tăng theo. Đây có thể được coi là tiềm năng và là lý do để nhiều bạn trẻ theo đuổi con đường này.
 
Các ngành có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư an ninh mạng cao nhất phải kể đến:
  • Ngân hàng, bảo hiểm, tài chính.
  • Công nghệ thông tin, quản lý thông tin.
  • Các cơ quan chính phủ.
  • Các dịch vụ tư vấn, cố vấn.
  • Thương mại điện tử.

Nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành an ninh mạng tương đối cao
 
3. Các vị trí việc làm ngành an ninh mạng
 
Sẽ là một sự thiếu sót nêu như nói tới nghề an ninh mạng mà không kể tên các vị trí như:
  • Chuyên gia phân tích an ninh mạng (Security Analyst): Phân tích và tìm kiếm các lỗ hổng trên phần mềm, phần cứng và mạng máy tính; đưa ra giải pháp khắc phục các lỗi vừa phát hiện được.
  • Kỹ sư an ninh mạng (Security Engineer): Giám sát an ninh, bảo mật và phân dích dữ liệu để phát hiện các sự cố bảo mật. Đồng thời, phân tích và sử dụng các công nghệ mới để tăng cường khả năng bảo mật của hệ thống.
  • Kiến trúc sư an ninh mạng (Security Architect): Thiết kế hệ thống bảo mật hoặc các thành phần cơ bản của một hệ thống bảo mật.
  • Quản trị an ninh mạng (Security Administrator): Thiết lập và quản lý hệ thống bảo mật trong công ty, tổ chức. Người này cũng có thể làm các công việc của một chuyên gia phân tích an ninh mạng trong các công ty nhỏ.
  • Nhà phát triển phần mềm bảo mật (Security Software Developer): Phát triển phần mềm bảo mật, bao gồm các công cụ để giám sát và phân tích traffic, phát hiện phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại,...
  • Chuyên gia mật mã (Cryptographer hay cryptologist): Sử dụng các công cụ mã hóa để bảo mật thông tin hoặc phát triển phần mềm bảo mật.
  • Chuyên gia giải mã (Cryptanalyst): Phân tích những thông tin đã được mã hóa để giải mã chúng hoặc để xác định mục đích của các phần mềm độc hại.
  • Giám đốc an toàn thông tin (Chief Information Security Officer): Vị trí quản lý cấp cao, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của bộ phận an toàn thông tin.
4. Mức lương ngành an ninh mạng
 
Tại Việt Nam, mức lương nhân viên ngành an ninh mạng khoảng 1,500 - 3,000 USD/tháng (khoảng 34,5 - 69 triệu đồng/tháng). Sinh viên mới ra trường cũng có thể nhận mức lương 500 - 700 USD/tháng (khoảng 11 - 16 triệu đồng/tháng), thậm chí là 1,500 USD/tháng (khoảng 35 triệu đồng/tháng) nếu như có chuyên môn tốt.
 
An ninh mạng nói riêng và công nghệ thông tin nói chung là ngành xếp thứ 3 trong top 10 ngành có thu nhập cao nhất tại Việt Nam. Mặc dù mức lương cao chót vót như vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn đỏ mắt tìm nhân lực. Năm 2020, toàn ngành công nghệ thông tin dự kiến sẽ thiếu khoảng 500,000 lao động.
 
5. Cơ hội ra nước ngoài làm việc và nâng cao thu nhập
 
Không chỉ có cơ hội làm việc cho các công ty hàng đầu trong nước với mức thu nhập cao ngất ngưởng, cơ hội ra nước ngoài làm việc và nâng cao thu nhập cho các chuyên gia an ninh mạng và kỹ sư ngành công nghệ thông tin nói chung là rất lớn. Theo đó, top những công việc liên quan đến an ninh mạng và mức lương trung bình tương ứng như sau:
  • Kỹ sư an ninh mạng: 111,199 USD/năm tương đương khoảng 2,6 tỷ đồng/năm.
  • Chuyên gia phân tích an ninh mạng: 95,000 USD/năm tương đương khoảng 2,1 tỷ đồng/năm.
  • Kỹ sư/Kiến trúc sư mạng: 109,020 USD/năm (khoảng 2,5 tỷ đồng/năm).
  • Quản trị an ninh mạng: 105,000 USD/năm (khoảng 2,4 tỷ đồng/năm).
  • Kỹ sư hệ thống: 86,510 USD/năm (khoảng 2 tỷ đồng/năm).
  • Kỹ sư/nhà phát triển phần mềm: 105,590 USD/năm (khoảng 2,4 tỷ đồng/năm).
  • Chuyên viên an ninh mạng: 92,000 USD/năm (khoảng 2,1 tỷ đồng/năm).
  • Chuyên gia phân tích lỗ hổng bảo mật: 103,000 USD/năm (khoảng 2,4 tỷ đồng/năm).
  • Cố vấn an ninh mạng: 91,000 USD/năm (khoảng 2,1 tỷ đồng/năm).
 


Cơ hội việc làm và thu nhập của các vị trí ngành an ninh mạng
 
6. Thời gian thử việc nghề an ninh mạng
 
Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, thời gian thử việc đối với các chuyên viên an ninh mạng thường là 2 tháng hoặc có thể ngắn hơn đối với những người thực sự có năng lực. Mức lương thử việc của những người làm trong ngành này khoảng 200 - 350 USD tương đương khoảng 4,6 triệu - 8 triệu đồng/tháng) hoặc bằng 80 - 85% lương cơ bản.
 
7. Những thách thức khi theo đuổi nghề an ninh mạng
 
Chuyên viên an ninh mạng nói chung là những người thiết kế, vận hành và giám sát các hệ thống, mạng máy tính của doanh nghiệp để phòng chống tin tặc tấn công cũng như khắc phục hậu quả của các sự cố an ninh mạng.
 
Công việc nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Thay vì chỉ đi khắc phục các sự cố, chuyên viên an ninh mạng giỏi phải là người lên các kế hoạch tạo độ an toàn vững chắc cho dữ liệu trước mục tiêu tấn công của kẻ xấu. Công việc này đòi hỏi các kỹ sư an ninh mạng phải có một tư duy nhanh, sáng tạo và có kỹ năng xử lý tình huống tốt. Đồng thời, họ cũng phải quyết tâm khắc phục mọi sự cố không mong muốn, sẵn sàng "sống với mạng" hàng tuần, hàng tháng.
 
Ngoài ra, các kiến thức liên quan đến an ninh mạng cũng thay đổi hàng ngày, thậm chí là hàng giờ, đòi hỏi các chuyên viên, kỹ sư phải chủ động không ngừng nâng cao kiến thức liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong nghề. Nếu như công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ tốt hơn cho con người thì các phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp cũng phát triển song song với đó. Điều này đặt ra cho các chuyên viên an ninh mạng phải yêu cầu không ngừng nâng cao và hoàn thiện hệ thống bảo mật trước những mối đe dọa như trên.
 
Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những thông tin việc làm về an ninh mạng hay tuyển nhân viên an ninh, được cập nhật khá đầy đủ và chi tiết trên Cevn. Hãy cùng tham khảo và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình.
Số lượt đọc: 250 -