• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111531
Tổng số truy cập:111531
Khách đang online: 197
Cách viết kế hoạch nghề nghiệp
Ngày đăng tin: 02/11/2022 22:34

Bạn nên viết kế hoạch nghề nghiệp sau khi tự đánh giá kỹ lưỡng, khám phá đầy đủ các lựa chọn nghề nghiệp khả thi và xác định xem cái nào phù hợp nhất rồi lập kế hoạch hành động. Một kế hoạch sẽ giống như bản đồ, đưa bạn từ điểm A (lựa chọn một nghề nghiệp) đến điểm B (thực sự làm việc trong ngành nghề đó), thậm chí là đến điểm C, điểm Z khi sự nghiệp của bạn thăng tiến.

Cũng giống như cách đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho sự nghiệp của bạn thì làm thế nào để viết kế hoạch nghề nghiệp nhằm hoàn thành những dự định, mục tiêu đặt ra không hề đơn giản. Vì vậy, nhằm giúp bạn đọc có thể tự mình đưa ra các kế hoạch đúng đắn, nhanh chóng có được thành công như mong đợi, Cevn chia sẻ cách lập kế hoạch nghề nghiệp trong bài viết sau để bạn tham khảo.
 

Kế hoạch hành động được cân nhắc kỹ lưỡng sẽ trở thành công cụ rất hữu ích để lựa chọn đúng nghề nghiệp.
 
Cách viết kế hoạch nghề nghiệp hiệu quả
 
Một kế hoạch nghề nghiệp nên bao gồm 4 phần chính dưới đây:
 
1. Kinh nghiệm làm việc/Bằng cấp và kỹ năng
 
Phần kinh nghiệm làm việc/Bằng cấp và kỹ năng là phần đơn giản nhất. Bạn hãy liệt kê các công việc đã làm theo thứ tự thời gian đảo ngược, từ gần đây nhất. Những thông tin cơ bản bao gồm vị trí của công ty, chức danh công việc của bạn và thời gian bạn làm việc tại đó. Về phần Bằng cấp và kỹ năng, bạn hãy ghi đầy đủ thông tin về trường đã theo học, ngành học, điểm trung bình chung, các chứng chỉ hoặc bằng cấp. Đừng quên nhắc đến các chương trình đào tạo bổ sung mà bạn đã tham gia.
 
Tiếp theo, hãy liệt kê các hoạt động tình nguyện hoặc công việc hỗ trợ cộng đồng khác nếu thấy một trong số chúng có liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Thông qua hoạt động tình nguyện, bạn có thể phát triển các kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng đến sự nghiệp tương lai của bản thân. Thông tin này có thể đề cập trong sơ yếu lý lịch hoặc trong cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
 
2. Kết quả tự đánh giá
 
Phần tiếp theo trong kế hoạch của bạn sẽ là "Kết quả tự đánh giá". Nếu bạn từng gặp một cố vấn nghề nghiệp hoặc một chuyên gia cùng ngành nghề và họ đã đưa ra những đánh giá về khả năng của bạn thì bạn có thể viết ra kết quả, bao gồm cả những nghề nghiệp được đề xuất trong giai đoạn đó. Thậm chí bạn có thể muốn đính kèm thông tin bản thân thu thập được khi tìm hiểu về những nghề nghiệp đó để tham khảo khi thực sự bắt tay vào quá trình tìm việc.
 
Trong số tất cả các ngành nghề bạn đã tìm hiểu, bạn hãy phân tích các yếu tố chính để thu hẹp lựa chọn. Lúc này, bạn cần kế hoạch để theo đuổi nghề nghiệp ước mơ. Ngoài ra, bạn có thể cùng lúc nỗ lực thực hiện hai nghề nghiệp, cho cả ngắn hạn và dài hạn.
 
3. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
 
Phần tiếp theo sẽ là nơi để bạn liệt kê các mục tiêu nghề nghiệp của mình. Chúng nên liên quan với nhau vì để đạt được mục tiêu nghề nghiệp, bạn phải đạt được mục tiêu trong chương trình đào tạo. Bạn cần ghi ra những mục tiêu ngắn hạn có thể đạt được trong một năm và mục tiêu dài hạn trong 5 năm hoặc ít hơn. Bạn cũng có thể chia nhỏ kế hoạch dài hạn ra thành các khoảng 2 năm một để dễ theo dõi hơn. Để làm được điều này, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng đặt mục tiêu/tạo động lực làm việc hiệu quả.
 
Ví dụ nếu mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là trở thành một luật sư, thì đây là những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn mà bạn có thể tham khảo:
  • Năm 1: Hoàn thành bằng cử nhân (còn 12 tín chỉ), nộp đơn vào trường luật và được chấp nhận.
  • Năm thứ 2 - 4: Vào trường luật, học tập chăm chỉ và đạt điểm cao, tốt nghiệp trường luật với nhiều lời mời làm việc.
  • Năm thứ 5: Bắt đầu làm việc trong một công ty luật.

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp bạn có kế hoạch thực hiện rõ ràng
 
4. Rào cản
 
Khi cố gắng đạt được mục tiêu của mình, bạn có thể gặp một số rào cản. Trong phần cuối cùng của kế hoạch hành động, bạn có thể liệt kê tất cả những yếu tố ngăn cản bạn đạt được mục tiêu và cách vượt qua chúng.
 
Ví dụ, bạn là người chăm sóc cho con cái hoặc cha mẹ già, điều này có thể cản trở khả năng hoàn thành bằng cấp của bạn. Bạn có thể đối phó với rào cản này bằng cách tranh thủ sự giúp đỡ của người thân.
 
Để biết cách viết kế hoạch nghề nghiệp hiệu quả thì bạn phải đặt cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Khi biết được mục tiêu nghề nghiệp là gì, bạn sẽ có thể vạch ra các bước để hoàn thành mục tiêu đó. Mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn có được thực hiện tốt hay không thì cũng một phần phụ thuộc vào cách viết kế hoạch, vì vậy bạn hãy tìm hiểu những thông tin trên đây một cách chi tiết để áp dụng cho mình tốt nhất nhé.
Số lượt đọc: 274 -