• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

155910
Tổng số truy cập:155910
Khách đang online: 79
Nhà tuyển dụng có quan trọng học lực khi ứng tuyển không?
Ngày đăng tin: 19/11/2023 21:04

Bên cạnh áp lực học hành, thi cử, điểm số, thì sinh viên năm cuối còng phải đối mặt với áp lực về chuyện tìm việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Các em lo lắng rằng không biết mình có tìm được việc làm tốt không, đúng chuyên ngành không, phải làm sao để đối diện với nhà tuyển dụng khó tính, làm sao để thuận lợi vượt qua được vòng CV, vòng phỏng vấn xin việc… Bên cạnh đó, nhiều sinh viên năm cuối cũng lăn tăn rằng nhà tuyển dụng có quan trọng học lực khi ứng tuyển không? Hãy cùng Cevn giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

 
Ứng tuyển việc làm khi ra trường có khó không?
 
Trước khi giải đáp vấn đề nhà tuyển dụng có quan trọng học lực không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ứng tuyển việc làm khi ra trường có khó không? Khi muốn được vào công ty làm việc, thì bắt buộc chúng ta phải trải qua các vòng tuyển dụng theo đúng quy trình của từng công ty, thường sẽ bao gồm vòng gửi CV và vòng phỏng vấn. Đây là điều hoàn toàn bình thường và đã quá quen thuộc với những người đã đi làm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm ứng tuyển. Tuy nhiên, đối với sinh viên mới ra trường thì khác, các em chưa có kinh nghiệm ứng tuyển trước đây, có chăng chỉ là ứng tuyển vị trí thực tập sinh, nó cũng diễn ra khá đơn giản và chóng vánh, chứ các em cũng chưa từng chính thức đi tìm việc làm trước đây.
 
Thật ra, độ khó khi ứng tuyển việc làm sẽ bao gồm nhiều cấp độ, nhà tuyển dụng thừa biết được họ đang ứng tuyển vị trí nào, với các yêu cầu ra sao, và hoàn toàn có thể linh hoạt điều tiết độ khó trong các vòng tuyển dụng, sao cho phù hợp và vừa vặn nhất với từng vị trí ứng tuyển. Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, thì tất nhiên các em sẽ chỉ có thể ứng tuyển các vị trí Junior, Fresher, thường apply các vị trí này sẽ không quá khó, nhà tuyển dụng cũng thừa biết mình đang phỏng vấn ứng viên mới ra trường nên cũng sẽ mềm mỏng hơn, chứ không quá khắt khe với các em. Ứng tuyển việc làm khi ra trường sẽ không quá khó, nhất là khi các em đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi apply.
 
Làm sao để sinh viên mới ra trường tìm được việc làm phù hợp?
 
Khi chưa từng có kinh nghiệm ứng tuyển, lần đầu tiên tìm việc làm chính thức, nên nhiều sinh viên mới ra trường cũng lăn tăn rằng làm sao để mình tìm được việc làm phù hợp với năng lực, đúng với kỳ vọng mức lương và đúng với chuyên ngành đã học? Đây là một nỗi lo bình thường, chính sự lo lắng này sẽ giúp các em tập trung hơn, cố gắng và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn khi ứng tuyển việc làm. Đó cũng chính là những yếu tố quan trọng tác động tới kết quả ứng tuyển việc làm. Các em cần tập trung tìm hiểu các thông tin về công ty, về vị trí mà mình dự định ứng tuyển, rồi tự nhìn lại bản thân xem mình có nhiều ưu điểm liên quan tới công việc đó không, có đáp ứng được nhiều tiêu chí trong mô tả công việc không, nếu chưa thì cần trau dồi thêm những điều gì về kiến thức, kỹ năng, để giúp mình phù hợp hơn với vị trí đó.
 
Tiếp theo, sinh viên mới ra trường cũng cần trau dồi thêm về kỹ năng ứng tuyển, nắm được cách viết CV xin việc sao cho ấn tượng, nêu bật các điểm mạnh của bản thân, tránh mắc phải các lỗi sai thường gặp khi viết CV. Các em cũng cần điểm qua các lưu ý, những điều nên/không nên khi phỏng vấn xin việc, chuẩn bị kỹ lưỡng phần giới thiệu bản thân và tập dượt trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, để giúp mình tăng cơ hội tìm được việc làm phù hợp.
 
Nhà tuyển dụng có quan trọng học lực khi ứng tuyển không?
 
Quay trở lại với câu hỏi được đặt ra ở đầu bài viết, “nhà tuyển dụng có quan trọng học lực khi ứng tuyển không?”, câu trả lời là có, nhất là đối với sinh viên mới ra trường tìm việc làm. Khi các em chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ tập trung hơn vào các tiêu chí khác, chẳng hạn như mục tiêu nghề nghiệp, kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm liên quan tới công việc và các phẩm chất cần thiết như chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, tinh thần trách nhiệm với công việc, khả năng gắn bó lâu dài với công ty,…
 
Trong đó, phần chiếm trọng số lớn nhất chính là kiến thức chuyên ngành, và manh mối đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá rằng các em có vững kiến thức không, chính là học lực và điểm trung bình tích luỹ ghi trong CV xin việc. Tuy nhiên, sinh viên mới ra trường cần lưu ý rằng học lực ghi trong CV chưa phải là yếu tố quyết định cuối cùng, đó đơn giản chỉ là cơ sở để đánh giá, sàng lọc hồ sơ xin việc. Khi đến với buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ có các câu hỏi liên quan tới kiến thức chuyên ngành, đào sâu vào các kiến thức liên quan tới công việc, để kiểm tra và đánh giá cụ thể về mức độ nắm vững kiến thức của ứng viên, chưa không còn liên quan gì tới học lực ghi trong CV nữa.
 
Tóm lại, đối với ứng viên mới ra trường, học lực và điểm trung bình tích luỹ 4 năm đại học sẽ quan trọng đối với vòng CV, còn khi đi phỏng vấn thì những kiến thức trong đầu mà các em đang có sẽ quan trọng hơn, nếu học lực tốt nhưng thực tế lại chưa vững kiến thức thì mình vẫn có thể bị đánh trượt. Còn đối với những ai đã đi làm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm làm việc trong CV, thì hầu như nhà tuyển dụng sẽ không quá mặn mà với phần học lực, họ quan tâm kinh nghiệm hơn.

Sinh viên ra trường học lực chưa tốt thì phải làm sao?
 
Như đã tìm hiểu ở phần trước, học lực sẽ là yếu tố mà nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm khi sàng lọc CV xin việc của sinh viên mới ra trường. Nếu ra trường mà học lực chưa tốt, thì điều này có thể sẽ cản trở cơ hội việc làm của các em, khiến CV của mình bị trừ điểm, khó lòng vượt qua được vòng CV, khiến mình rải CV nhiều nơi mà không được gọi đi phỏng vấn. Để bù đắp cho điểm trừ về học lực, thì sinh viên có thể trau dồi, củng cố thêm các điểm mạnh khác liên quan tới vị trí ứng tuyển, chẳng hạn như trau dồi ngoại ngữ, rèn luyện thêm các kỹ năng mềm giúp tăng khả năng hoàn thành tốt công việc, như giao tiếp, thuyết trình, xử lý tình huống, làm việc nhóm,… thể hiện rằng mình có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, là một ứng viên ham học hỏi, chăm chỉ, chịu khó, đã tìm hiểu kỹ lưỡng về công việc và muốn gắn bó lâu dài với công ty.
 
Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng nhà tuyển dụng có quan tâm tới học lực khi ứng tuyển không, sinh viên ra trường học lực chưa tốt thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
Số lượt đọc: 119 -