• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

110183
Tổng số truy cập:110183
Khách đang online: 193
Làm sao để từ chối khéo sếp khi chưa muốn thăng chức?
Ngày đăng tin: 26/04/2023 20:58
Thường thì ai trong chúng ta đều muốn được thăng chức vì những quyền lợi và thu nhập mà chức vụ đó mang lại nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Đôi khi được cất nhắc thăng chức với bạn lại trở thành mối lo và bạn muốn tiếp tục làm công việc hiện tại hơn. Chẳng hạn như, bạn yêu thích vị trí hiện tại hoặc có mối quan hệ tốt với quản lý và cả nhóm, bạn muốn dùy trì tình trạng đó. Chức vụ mới kèm theo cả trách nhiệm quản lý mà bạn thì không muốn tiếp quản, không muốn xa rời chuyên môn bạn đã gắn bó. Để từ chối khéo sếp khi chưa muốn thăng chức bạn đọc theo dõi những chia sẻ sau của Blog Cevn nhé.
 
Thăng chức là điều tuyệt vời trong sự nghiệp của mỗi người. Mặc dù bạn khao khát đã lâu nhưng lại không đủ tự tin có thể đảm nhận chức vụ đó. Trong trường hợp này, từ chối cơ hội đến với bạn có thể sẽ là sai lầm lớn và sau này bạn sẽ phải nuối tiếc. Vậy làm cách nào để bạn biết được có nên nhận sự tiến cử này hay không và nếu muốn từ chối, làm sao để quyết định này không ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và giám đốc? Hãy học cách từ chối khéo để không mất lòng sếp và đồng nghiệp. Trước khi từ chối hãy xem xét thật kỹ quyết định này ảnh hưởng ra sao đến sự nghiệp của bạn và bạn có chắc sau này mình sẽ không hối hận?
 

Học cách từ chối vẫn giữ được hòa khí trong công việc
 
I. Lý do từ chối thăng chức
 
Nếu bạn chưa chắc chắn rằng mình muốn thăng chức hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lý do thường gặp sau để xem có nguyên nhân nào đúng với trường hợp của bạn hay không.
 
1. Thời điểm không phù hợp
 
Thời điểm cơ hội đến có thể là thách thức đối với bạn hoặc người thân trong nhà. Có lẽ bạn đang tham gia một khóa học nghiệp vụ; bạn có con gái/con trai sắp tốt nghiệp trung học phổ thông; hoặc bạn phải chăm sóc bố mẹ già. Hoặc có thể là việc thăng chức này đòi hỏi bạn phải chuyển đến nơi khác trong khi nửa kia của bạn có công việc tốt ở thành phố này và không muốn rời đi. Tất cả những yếu tố này khiến cho việc bạn thăng chức trở nên không phù hợp với hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của bạn.
 
2. Bạn chưa sẵn sàng
 
Bạn nghĩ rằng mình chưa sẵn sàng cho chức vụ mới và muốn củng cố thêm một số kỹ năng quan trọng trước khi đảm nhận trách nhiệm và thử thách mới. Nếu vậy, hãy cân nhắc xem liệu sự do dự của bạn có đủ căn cứ chưa hay chỉ đơn thuần là do bạn sợ hãi và thiếu lòng tin vào bản thân. Đôi khi, cách chuẩn bị tốt nhất chính là bắt đầu ngay khi có cơ hội. Nếu bạn thích công việc đó, bạn hoàn toàn có thể bù đắp thiếu sót về kỹ năng bằng cách làm việc chăm chỉ và siêng năng hơn nữa. Cân nhắc kỹ lưỡng liệu bạn có nên đảm nhận vai trò mới hay không.
 

Hãy thật khéo léo khi có quyết định từ chối thay đổi công việc
 
3. Bạn không muốn thăng chức
 
Mỗi người có một mục tiêu khác nhau trong đời, thứ người khác mơ ước chưa chắc đã phải là điều bạn mong muốn. Có lẽ bạn thích làm công việc chuyên môn hiện tại hơn và không muốn thăng chức vì phải đảm nhận chức quản lý, khiến bạn xa rời con đường sự nghiệp mà bạn yêu thích. Trong trường hợp này, hãy nghĩ đến cảm nhận của mình với công việc hiện tại và có thực sự là bạn muốn ở vị trí hiện tại mãi không? Giám đốc, Sếp sẽ cho phép bạn ở mãi vị trí đó chứ?
 
4. Bạn không thích làm việc với nhóm mới
 
Thăng chức có thể bạn sẽ phải làm việc với một nhóm khác và bạn thì muốn ở lại vị trí cũ để làm việc với đồng nghiệp mà bạn quen biết và hòa hợp với họ.
 
5. Thăng chức nhưng không tăng lương
 
Thăng chức có nghĩa là bạn sẽ phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong khi lương không tăng. Đây là một lý do hợp lý để từ chối thăng chức nhưng bạn cần khéo léo khi nói chuyện với quản lý của mình.
 
II. Phải làm gì khi được tiến cử mà bạn không muốn thăng chức?
 
Điều quan trọng trước tiên là thể hiện lòng cảm kích và trân trọng của bạn khi được tiến cử ngay cả khi bạn không muốn. Khi bạn nhận được lời đề nghị, bạn nên phản hồi nhanh nhất có thể và bày tỏ sự biết ơn với sếp, cho sếp thấy bạn rất cảm kích khi được sếp cất nhắc.
 
Một quyết định vội vàng sẽ khiến bạn phải hối hận về sau, vì thế đừng từ chối thăng chức khi mà bạn chưa hiểu rõ tính chất của công việc mới và những hệ lụy nếu bạn không chấp nhận. Yêu cầu thêm chút thời gian để suy nghĩ kỹ càng, chấp nhận hoặc từ chối như khi bạn cân nhắc một lời mời làm việc mới. Đánh giá vị trí đó khi bạn nhận vai trò mới và làm sao để nó phù hợp với cuộc sống và kế hoạch phát triển sự nghiệp của mình.
 
Một lời từ chối chóng vánh có thể làm sếp hiểu nhầm sự gắn bó của bạn với tổ chức và thậm chí là đạo đức nghề nghiệp của bạn. Sẽ tốt hơn nếu bạn dành thời gian phân tích hậu quả khi từ chối sự tiến cử này. Trong vai trò là sếp, lãnh đạo, bạn cũng cần biết khi nào nên nghĩ đến chuyện thăng chức cho nhân viên để thúc đẩy tinh thần, tạo động lực cho họ phát triển và đóng góp lớn cho công ty mình.
Số lượt đọc: 437 -