Đừng hỏi vì sao đến giờ bạn vẫn chỉ là nhân viên quèn
Ngày đăng tin: 22/04/2023 21:13
Đừng hỏi vì sao đến giờ bạn vẫn chỉ là nhân viên quèn trong khi đã gắn bó với công ty đến cả 5, 6 năm trời mà vẫn không được thăng chức gì cả. Nhiều khi bạn còn nảy ra ý định tìm việc làm mới để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Nguyên nhân là do bản thân mình cả chứ do đâu, theo dõi những chia sẻ của Blog tuyển dụng Cevn dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề nhé.
Thăng tiến trong nghề nghiệp được trở thành giám đốc, quản lý hay đơn giản là vị trí cao hơn chức vụ hiện tại là mục tiêu mà bất cứ ai cũng mong muốn đạt được. Nếu đã cố gắng nỗ lực hết mình nhưng vẫn chưa được thăng tiến, đừng hỏi vì sao đến giờ bạn vẫn chỉ là nhân viên quèn. Muốn thăng tiến trong công việc, hãy tạo ra sự khác biệt so với những đồng nghiệp khác. Dưới đây là những lý do khiến bạn "tuột mất" cơ hội để thăng tiến của mình, hãy chủ động tránh trước khi quá muộn nhé.
Đâu là lý do khiến bạn không có nhiều thăng tiến trong công việc?
Nguyên nhân khiến bạn mãi chỉ là nhân viên quèn
1. Đòi hỏi quá sớm
Mục quyền lợi nhân viên trong thông tin tuyển dụng của nhà tuyển dụng lúc nào cũng xuất hiện dòng "có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp". Xong đâu phải cứ vào làm việc ngày một ngày hai là được thăng tiến ngay đâu. Để được thăng tiến đòi hỏi bạn phải trang bị cho mình đầy đủ các kỹ năng, quan trọng nhất là kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng mềm,... Trưởng thành hơn về mặt trong công việc, nếu chưa làm tốt thì đừng đòi hỏi quá sớm.
2. Chỉ làm phần công việc của mình
Bạn cho rằng chỉ cần làm mỗi phần công việc của mình là xong vì làm thêm những việc khác có được trả thêm lương đâu. Đây chính là lý do tại sao đến giờ bạn vẫn chỉ là nhân viên quèn. Vai trò của một người quản lý đòi hỏi người làm phải có vốn hiểu biết sâu rộng, biết nhiều kỹ năng, kiến thức chứ không chỉ giới hạn trong một vài kiến thức cơ bản mà bạn đã có. Để có cơ hội thăng tiến trong công việc, quan trọng nhất vẫn là bạn phải cố gắng vượt qua trách nhiệm công việc hiện tại của mình, tạo ra sự bứt phá.
3. Thiếu trách nhiệm với công việc
Ngày nào cũng 8h có mặt làm việc tại công ty, chiều 5h30 đứng dậy đi về, tuân thủ đúng giờ giấc làm việc mà công ty đề ra, không hơn cũng chẳng kém. Tất nhiên tuân theo nguyên tắc này không có gì là sai, xong đây chưa phải là điều kiện đủ cho sự thăng tiến trong công việc.
Đôi khi chẳng may có những công việc phát sinh vào lúc cuối giờ làm mà bạn vẫn bỏ việc đi về vì nghĩ rằng hết giờ làm việc rồi, mai làm thì làm sao mà ghi điểm trong mắt của sếp cũng như đồng nghiệp được, không có sự bứt phá, sáng tạo mới nào khiến bạn cứ mãi "mờ nhạt" trong mắt mọi người thì đừng tại hỏi sao mãi không thấy được thăng tiến gì cả nhé. Điều quan trọng hơn là bạn đừng để nỗi sợ hãi đánh mất cơ hội thăng tiến của bạn. Hãy luôn chứng tỏ mình là một người có trách nhiệm, có mục tiêu, luôn thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng, có như vậy cơ hội thăng tiến trong công việc mới mở rộng tới bạn.
4. Thiếu kỹ năng làm việc nhóm
Thăng tiến trong nghề nghiệp không dựa vào thời gian, số năm mà bạn làm việc tại công ty mà dựa vào những gì mà bạn đã cống hiến. Nếu nghĩ rằng chỉ cần một mình bạn là đủ, cơ hội thăng tiến sẽ chẳng bao giờ mở ra cho bạn. Cái mà bạn cần là tinh thần tập thể, phải cố gắng vì mục tiêu chung của công ty chứ không phải chỉ vì thành công của riêng mình. Thay vì cho rằng làm việc vì để thăng chức, hãy làm việc vì đam mê và mong muốn được cống hiến. Sếp sẽ nhìn thấy sự khác biệt qua thái độ của bạn.
Nguyên nhân nào khiến bạn không được thăng tiến lên làm sếp
5. Thái độ của bạn quyết định tất cả
Dù rằng bạn có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhưng làm việc một cách bất đắc dĩ. Bạn cho rằng mình có khả năng hơn người, tự cho mình cao hơn người khác, không chịu làm việc dưới quyền của người khác. Với một thái độ như vậy, chưa nói gì đến sếp, ngay cả đồng nghiệp nhìn vào cũng khó lòng mà chấp nhận, ủng hộ bạn. Chính bản thân bạn phải biết cách lấy lại cảm hứng, ý tưởng sáng tạo trong công việc. Nếu hằng ngày bạn làm việc chỉ trên tinh thần trách nhiệm, không có sự cố gắng, sự quyết tâm thì bạn sẽ không thể hoàn thành tốt một công việc gì cả.
Nếu muốn thăng tiến trong nghề nghiệp, ngoài cố gắng nỗ lực hết mình thôi là chưa đủ, quan trọng hơn cả là bạn phải tránh các lỗi lớn mà Cevn vừa đề cập ở trên để không bị ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến sự nghiệp của mình nhé.