Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên tuyển dụng
Ngày đăng tin: 01/04/2023 20:49
Nguồn nhân lực là tài nguyên quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng là người tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhân tài để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Khi muốn xin việc làm chuyên viên tuyển dụng, có một số yếu tố mà ứng viên nhất định phải chú ý để thành công.
Xin việc làm Chuyên viên tuyển dụng cần lưu ý điều gì?
Một số kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên tuyển dụng
1. Rèn luyện kỹ năng, đào tạo chuyên môn về tuyển dụng, nhân sự
Để có thể bắt đầu sự nghiệp như một chuyên viên tuyển dụng, yêu cầu bắt buộc là bạn phải có bằng cấp đào tạo chuyên nghiệp và có những kỹ năng cần thiết. Trước hết, chuyên viên tuyển dụng cần có kỹ năng giao tiếp để dùng trong thuyết trình, phỏng vấn, đàm phán, hòa giải, đào tạo và lắng nghe tích cực.
Bên cạnh đó, chuyên viên tuyển dụng cần phải có sự khéo léo khi tương tác với những người xung quanh vì công việc của bạn chủ yếu liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ, sự tin tưởng giữa người với người. Bạn cũng sẽ truyền tải những thông điệp khó khăn đến nhân viên như thông báo đuổi việc hay giáng chức, đồng thời giữ được bình tĩnh khi phải trao đổi với các nhân viên đang giận dữ. Chuyên viên tuyển dụng cũng cần kỹ năng viết tốt để hoàn thiện các bản ghi, sổ tay chính sách, tài liệu đào tạo và các thông tin liên lạc khác.
Các chương trình đào tạo về Nhân sự, Hành chính, Quản trị kinh doanh,... ở đại học và sau đại học sẽ giúp bạn có bằng cấp phù hợp và phát triển các kỹ năng cần thiết dùng trong tuyển dụng, nhân sự.
2. Tích lũy kinh nghiệm trước khi bắt đầu sự nghiệp chuyên viên tuyển dụng
Như đã nói ở trên, công việc của chuyên viên tuyển dụng chủ yếu liên quan đến mở rộng kết nối, xây dựng mối quan hệ giữa người với người. Kinh nghiệm và sự va chạm với nhiều kiểu người khác nhau sẽ giúp bạn tự tin và thành công trong nghề nghiệp sau này. Ngay từ khi đang đi học, bạn có thể bắt đầu kết nối và tìm hiểu về lĩnh vực tuyển dụng, nhân sự. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách xây dựng các buổi phỏng vấn giả với bạn bè, gia đình hoặc đến hội thảo, lắng nghe chia sẻ của những chuyên gia trong ngành.
Khi bạn gặp một chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự và thấy họ thú vị, thân thiện, hãy theo dõi họ trên LinkedIn hoặc mạng xã hội, hỏi xem trong thời gian rảnh bạn có thể theo học hỏi hay không. Các chương trình thực tập với vị trí thực tập sinh tuyển dụng, nhân sự cũng sẽ hữu ích với bạn, không chỉ giúp bạn học hỏi được nhiều điều mà còn làm dày CV xin việc của bạn sau này.
3. Tìm việc làm chuyên viên tuyển dụng
Chuyên viên
tuyển dụng chỉ là một trong số các vị trí việc làm của ngành nhân sự. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội công việc này trên các trang tuyển dụng uy tín như Cevn bằng các từ khóa như chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên nhân sự, nhân viên tuyển dụng. Các kênh khác mà bạn nên sử dụng là LinkedIn, mạng xã hội, có rất nhiều những thông tin đăng tuyển dụng của doanh nghiệp hoặc tìm việc qua các mối quan hệ. Đừng ngại nói cho những người xung quanh rằng bạn đang muốn phát triển sự nghiệp như một chuyên viên tuyển dụng.
Trong trường hợp bạn chưa từng có kinh nghiệm làm chuyên viên tuyển dụng nhưng vẫn muốn bắt đầu hoặc chuyển hẳn sang nghề này, cách tốt nhất là cân nhắc các vị trí thực tập hoặc làm bán thời gian để học hỏi, tích lũy kiến thực thực tế và kỹ năng. Đồng thời, trong quá trình thực tập, làm thêm bạn cũng có cơ hội xây dựng thêm nhiều mối quan hệ có thể hữu ích khi chuyển sang
tìm việc làm toàn thời gian.
Tìm việc làm Chuyên viên tuyển dụng không khó nếu như bạn có kinh nghiệm
4. Kinh nghiệm phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng
Một trong những giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình
xin việc làm chuyên viên tuyển dụng là gửi CV và tham gia phỏng vấn. Dù CV của bạn có ấn tượng đến đâu nhưng nếu bạn thể hiện không tốt trong cuộc phỏng vấn thì bạn vẫn sẽ thất bại. Để trở thành một chuyên viên tuyển dụng, bạn sẽ được phỏng vấn bởi các nhà quản lý tuyển dụng, nhân sự hàng đầu có kinh nghiệm và trình độ, kỹ năng hoàn hảo.
Thông thường, họ sẽ thích dùng các kỹ thuật phỏng vấn hành vi để đánh giá ứng viên. Bạn có thể sẽ được yêu cầu đưa ra các ví dụ về cách bạn đã áp dụng các kỹ năng chính và phẩm chất cá nhân vào công việc.
Để trả lời những câu hỏi này, trước tiên bạn hãy tự đánh giá các kỹ năng mà theo bạn thì nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhất. Mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng có thể là một tiêu chuẩn để bạn căn cứ vào đó và đưa ra đáp án. Những yếu tố doanh nghiệp quan tâm nhất ở một chuyên viên tuyển dụng tiềm năng là:
Khả năng giao tiếp, khéo léo trong xây dựng mối quan hệ.
Khả năng hỗ trợ hành chính.
Định hướng kinh doanh bằng cách tối ưu hóa chất lượng nguồn nhân lực.
Kỹ năng máy tính, thành thạo sử dụng các kênh tuyển dụng, phần mềm hỗ trợ tuyển dụng.
Ngoài ra, người phỏng vấn của bạn cũng sẽ đặc biệt chú ý đến tác phong của bạn, từ cách bạn lựa chọn trang phục cho buổi phỏng vấn đến thái độ, tư thế khi đứng và ngồi, bắt tay hay gửi lời chào. Chuyên viên tuyển dụng sẽ làm việc với những ứng viên hoặc nhân viên tiềm năng của doanh nghiệp, vì vậy bạn cũng giống như một "đại sứ" duy trì thương hiệu tuyển dụng của công ty. Nếu bạn có sai sót ngay từ các vấn đề cơ bản như trang phục thì bạn sẽ bị loại ngay lập tức.
Khi trả lời phỏng vấn vị trí chuyên viên tuyển dụng, hay chuyên viên phòng tuyển dụng dù là câu hỏi cơ bản hay phỏng vấn hành vi thì một lưu ý quan trọng nhất dành cho bạn là hãy trả lời đúng trọng tâm, ngắn gọn nhưng cho thấy kiến thức của bạn hoặc cách bạn đã xử lý các tình huống đặt ra. Nhìn chung, bạn cần phải chứng minh với nhà tuyển dụng được rằng bạn là người phù hợp nhất và bạn có thể mang lại những giá trị thực tế cho công ty.
Cuối cùng, khi kết thúc phỏng vấn, bạn đừng quên gửi email cảm ơn tới quản lý tuyển dụng. Thư cảm ơn nên một lần nữa nhấn mạnh rằng bạn quan tâm tới vị trí công việc đó và đây cũng là cách để khéo léo "nhắc nhở" nhà tuyển dụng về việc thông báo kết quả phỏng vấn cho bạn.