• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

32379
Tổng số truy cập:32379
Khách đang online: 565
Làm sao để đối phó khi sếp quá "tự luyến"?
Ngày đăng tin: 03/05/2022 09:41

Khi đi làm, chúng ta có thể gặp gỡ nhiều kiểu người khác nhau và bạn sẽ phải biết cách thích nghi. Thế nhưng, nếu bạn khó hòa hợp với sếp thì đó chính là một vấn đề lớn. Đặc biệt, nếu sếp còn là người "tự luyến", rất yêu bản thân thì có lẽ bạn phải thực sự có "chiến lược" để vượt qua.

Trong quá trình làm việc, bạn phải tiếp xúc và trao đổi với nhiều đối tượng, đồng nghiệp khác nhau. Mỗi người có những tính cách khác biệt nên bạn cần lưu ý để dễ dàng ứng phó và cư xử sao cho khéo léo, nhất là với những vị lãnh đạo quá "tự luyến". Trong bài viết dưới đây, Cevn sẽ giúp bạn hiểu rõ về dấu hiệu nhận biết và cách đối phó với những người mắc chứng kiêu ngạo, tự cao, tự đại một cách chi tiết.
 

Cách đối phó với lãnh đạo tự phụ, kiêu ngạo
 
1. Nhận biết các dấu hiệu của chứng "tự luyến"
 
Những người mắc chứng "tự luyến" hay ái kỷ là những người luôn đặt bản thân mình lên đầu, họ luôn cho mình là hoàn hảo nhất. Các biểu hiện của tự luyến bao gồm các hành vi kiêu ngạo, thiếu sự đồng cảm với mọi người cũng như nhu cầu nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác. Họ thường là những người tự phụ, có tính cách thất thường và luôn tin rằng mình xứng đáng được đối xử đặc biệt.
Dưới đây là một số biểu hiện chứng tỏ sếp của bạn là một người quá tự luyến:
  • Ích kỷ, tự cho mình là trung tâm và đề cao bản thân (nếu bạn xem qua tài khoản Facebook của họ, bạn có thể thấy toàn là ảnh tự chụp!).
  • Nhận công lao của người khác.
  • Đổ lỗi cho người khác.
  • Khăng khăng rằng mình luôn đúng.
  • Thiếu sự quan tâm và cảm thông với người khác.
  • Phóng đại những thành tích mình đạt được.
  • Không bao giờ nói lời xin lỗi.
  • Giận giữ khi bị thách thức.
  • Phản ứng gay gắt khi bị chỉ trích.
  • Hiếm khi lắng nghe người khác.
2. Mẹo để đối phó với sếp quá "tự luyến"
 
2.1. Tránh đối đầu trực tiếp
 
Khi có mâu thuẫn gì đó, chắc chắn bạn muốn tranh luận để giành ưu thế về phía mình. Nhưng đối với những người luôn xem bản thân mình đúng, bạn nên tránh đối đầu với họ bằng mọi giá. Bạn có thể sẽ cảm thấy tồi tệ khi giữ im lặng song hãy nhớ rằng đó là sếp của bạn và tranh cãi với họ không đem lại lợi ích gì cho bạn. Những người có tính cách này thường thích tạo ra những xung đột không cần thiết và họ sẽ hành động như những người hùng để giải quyết vấn đề.
Nếu bạn thực sự không thể đồng ý, hãy giải thích khéo léo theo cách làm hài lòng sếp của bạn. Dù bạn quyết định thế nào đi nữa, đừng cố gắng kêu gọi họ thay đổi ý kiến. Những người theo chủ nghĩa tự ái không nhận thấy hành vi của họ có vấn đề gì và họ không muốn thay đổi.

2.2. Lắng nghe và không ngắt lời họ
 
Những người tự luyến thích nói về bản thân và đặc biệt yêu thích âm thanh của mình. Vì vậy, hãy lắng nghe khi sếp của bạn nói. Đừng ngắt lời hay chê bai ý tưởng của họ. Hãy đợi cho đến khi bạn có cơ hội để nói. Bạn có thể nhắc lại những gì họ đã nói và hỏi xem bạn cần làm gì.
 
2.3. Khen ngợi
 
Hãy xin lời khuyên của họ về cách xử lý một dự án mới hoặc cách viết một email quan trọng bằng cách khen họ trước tiên. Những người ái kỷ thích được người khác ngưỡng mộ và khen ngợi. Nhưng nếu bạn sử dụng cách này, tốt nhất nên chọn thời điểm khi ở riêng với họ vì không đồng nghiệp của bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa bạn cũng không nên khen ngợi họ với mức độ quá thường xuyên.
 

Bí quyết để đối phó với sếp quá "tự luyến"
 
2.4. Tìm cách để giải tỏa căng thẳng
 
Làm việc với một người sếp ái kỷ có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng hoặc thậm chí tổn thương về mặt tinh thần. Do đó, hãy dành cho mình những khoảng thời gian nhất định để thư giãn, lấy lại năng lượng để có thể tiếp tục công việc.
 
Nếu có thể, bạn hãy đi dạo vào giờ nghỉ trưa hoặc thay đổi giờ làm việc vào khung giờ sếp vắng mặt. Nhưng khi sếp bạn có mặt ở công ty, hãy làm việc thật nghiêm túc vì họ luôn soi mói để tìm ra lỗi sai của bạn.
 
2.5. Gặp trực tiếp trưởng phòng nhân sự
 
Trong trường hợp tính cách của sếp khiến bạn quá mệt mỏi trong công việc, tệ nhất là ảnh hưởng tới hiệu suất công việc của bạn thì có lẽ lúc này, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm sự trợ giúp. Bạn có thể thử trò chuyện với bộ phận nhân sự (tốt nhất là trưởng phòng hoặc giám đốc nhân sự), chia sẻ về những vấn đề bạn gặp phải. Nhìn chung, đây là một vấn đề nhạy cảm, không dễ gì đưa ra phản ứng hay ý kiến thẳng thắn, bạn phải làm sao cho khéo léo nhất có thể.
Số lượt đọc: 476 -