• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

31947
Tổng số truy cập:31947
Khách đang online: 128
Làm sao để trở thành Quản lý kinh doanh giỏi?
Ngày đăng tin: 01/05/2022 17:30

Nếu bạn là một Quản lý kinh doanh lãnh đạo một bộ phận, một nhóm nhân viên tài năng thì bạn sẽ cần làm rất nhiều việc để trở nên thực sự xuất sắc và thành công trong công việc. Một người Quản lý kinh doanh giỏi ngoài sở hữu yếu tố, phẩm chất phù hợp thì kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh cũng vô cùng quan trọng.

Ngày nay, Quản lý kinh doanh chính là những chuyên gia thực thụ, không chỉ có kiến thức, năng lực mà còn rất giỏi quản lý thời gian, sắp xếp công việc. Bạn phải đảm bảo rằng nhân viên của mình đang dành thời gian hợp lý cho các hoạt động có ích dẫn tới mục tiêu duy nhất là chốt được càng nhiều giao dịch càng tốt. Người quản lý có thể tạo ra các tác động đáng kể bằng cách phân công công việc, chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn và thúc đẩy, đánh giá hiệu suất.


Cách để trở thành một Quản lý kinh doanh giỏi
 
Các bước để trở thành một Quản lý kinh doanh xuất sắc
 
1. Có nền tảng và kinh nghiệm phù hợp
 
Với tư cách là Quản lý kinh doanh, bạn sẽ phụ trách rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như giám sát nhân viên kinh doanh, chuẩn bị và quản lý ngân sách, giải quyết các khiến nại của khách hàng... Để hoàn thành tất cả một cách tốt nhất, trước hết bạn cần có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Có một thực tế là hầu hết Quản lý kinh doanh đều từng làm Nhân viên/Chuyên viên kinh doanh, bán hàng. Về cơ bản, bạn sẽ không thể quản lý công việc nếu bạn không biết quy trình tiêu chuẩn diễn ra như thế nào, đặc trung của ngành nghề, lĩnh vực ra sao.

2. Nắm vững số liệu, dữ liệu
 
Trước khi đặt mục tiêu và phân tích số liệu, dữ liệu, Quản lý kinh doanh cũng cần hiểu quy trình và tìm ra cách tối ưu nó. Từ việc tiến hành các cuộc gọi, cuộc họp, email chào hàng và tư vấn, thuyết phục khách hàng tiềm năng đến chốt đơn, hậu mãi... tất cả đều phải được chuẩn hóa. Dĩ nhiên, có một thực tế là không phải tiếp xúc nào cũng dẫn đến chốt giao dịch thành công, do vậy, Quản lý kinh doanh phải tính toán được tỷ lệ chốt đơn và tìm ra phương pháp cải thiện.
 
3. Đặt mục tiêu kinh doanh phù hợp
 
Một nghiên cứu cho thấy 80% các công ty đặt mục tiêu cho nhân viên chưa chính xác, trong đó chỉ tập trung vào "mục tiêu định hướng kết quả" hoặc KPI bán hàng. Điều này kém hiệu quả hơn so với việc thiết lập các mục tiêu dựa trên hoạt động, từ nói chuyện với một số khách hàng tiềm năng nhất định hàng ngày đến thực hiện các bản demo kịch bản kinh doanh.
Theo nghiên cứu, những "mục tiêu tốt" này không hoàn toàn là về chốt đơn hàng mà còn giúp nhân viên phát triển bản thân, từ đó tạo nên tập thể vững mạnh. Muốn trở thành Quản lý kinh doanh giỏi, ít nhất bạn cũng phải hiểu và chắc chắn về kỳ vọng của mình, sau đó có đầu tư, thúc đẩy nhân viên nỗ lực đạt mục tiêu.
 
4. Tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi
 
Tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng càng cao thì việc kinh doanh, buôn bán càng thuận lợi - Quản lý kinh doanh bắt buộc phải hiểu được điều này. Để làm được như vậy thì trước tiên, bạn có thể cải thiện chuyển đổi của nhóm, của bộ phận bằng cách xác định đúng mục tiêu, đừng lãng phí thời gian cho những khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp chắc chắn nằm ngoài tập khách hàng của công ty bạn. Trong khi đó, chủ động tiếp cận những khách hàng tiềm năng thực sự sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi.
3 bước để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi là:
  • Hiểu rất rõ về thị trường.
  • Hiểu ai đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Rõ ràng về quá trình ra quyết định của khách hàng.
Bạn cũng có thể duy trì "hồ sơ người mua" tối ưu để giúp thúc đẩy mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn.
 
5. Chốt nhiều đơn hàng
 
Để có thể chốt được nhiều giao dịch hơn trong tương lai, Quản lý kinh doanh phải hiểu và truyền đạt cho các nhân viên của mình hiểu về doanh số bán hàng, cùng nhau thiết kế, triển khai các chiến lược kinh doanh mới. Trước hết, bạn cần hiểu quy trình ra quyết định, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng: Họ yêu cầu gì để tiếp tục mua hàng? Kỳ vọng của họ về chất lượng và giá ra sao?... Có được các thông tin đó sẽ cho phép bạn chốt giao dịch nhanh hơn và nhiều hơn.
 
Bên cạnh đó, một người Quản lý kinh doanh giỏi sẽ biết tận dụng kinh nghiệm giao dịch trong quá khứ của mình để thông báo các chiến lược trong tương lai. Kinh nghiệm giao dịch trong quá khứ của bạn là chỉ số tuyệt vời nhất để trở thành một nhà quản lý bán hàng giỏi. Thông qua số liệu và thành tích ấn tượng, mọi người đều hiểu rằng bạn có khả năng dẫn dắt và ra quyết định tốt nhất.


Một Quản lý kinh doanh chuyên nghiệp không thể thiếu kỹ năng lãnh đạo
 
6. Phát triển kỹ năng lãnh đạo
 
Bạn có thể dẫn đầu trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh nhưng chưa chắc đã làm Quản lý kinh doanh giỏi nếu không có kỹ năng lãnh đạo. Ngoài công việc chuyên môn, bạn phải nhớ rằng mình đang là người quản lý tầm trung ở công ty, trực tiếp giám sát các nhân viên của mình. Kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người để phân công công việc hợp lý, hỗ trợ và đào tạo bổ sung khi cần, tạo động lực và thúc đẩy mọi người làm việc hiệu quả hơn.
 
Quản lý kinh doanh có nhiều cơ hội thăng tiến lên Trưởng phòng, Giám đốc kinh doanh trong tương lai. Khi công tác trong vai trò này, bạn hãy nỗ lực để dẫn dắt nhóm của mình đạt được hiệu suất ấn tượng, thể hiện khả năng lãnh đạo xuất sắc cũng như có tầm nhìn. Những mối quan hệ với đồng nghiệp và với khách hàng, nhà cung cấp, sự am hiểu về thị trường...đều sẽ giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp kinh doanh của mình.
Số lượt đọc: 293 -