• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

82195
Tổng số truy cập:82195
Khách đang online: 238
Xem ngay trước khi nhảy việc "mùa dịch"
Ngày đăng tin: 05/04/2022 17:19

Nhảy việc có thể là bước tiến trong sự nghiệp của bạn nhưng cũng đi kèm nhiều rủi ro. Trong mùa dịch COVID-19, cụm từ ''nhảy việc'' còn khiến người ta lo lắng hơn. Vậy làm thế nào để biết thay đổi công việc lúc này có phải quyết định đúng đắn hay không?

Mùa dịch COVID-19 tuy khó khăn, nhưng vẫn có nhiều lý do để mọi người muốn ‘nhảy việc’. Có người nhận ra mình thích WFH hơn nên muốn tìm một công việc cho phép làm từ xa. Có người thất vọng với cách công ty đối xử với nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng. Người khác thì cảm thấy kiệt sức khi phải cân bằng giữa trách nhiệm nặng nề của công việc hiện tại và cuộc sống gia đình, hoặc đã tìm ra hướng đi mới cho sự nghiệp sau thời gian giãn cách.

Cho dù động lực là gì, những ai muốn thay đổi công việc trong mùa dịch chắc chắn sẽ có không ít đắn đo. Để đưa ra quyết định ở lại hay ‘dứt áo ra đi’, trước hết hãy tự hỏi 7 câu dưới đây để đánh giá tình hình một cách bao quát nhất.

1. COVID-19 có làm thay đổi thứ tự ưu tiên của bạn không?
 
Quan điểm của chúng ta về cuộc sống có thể thay đổi trong và sau đại dịch COVID-19. Đối với nhiều người, COVID-19 khiến họ nhìn nhận lại điều gì mới thực sự quan trọng.


Quan điểm của chúng ta về cuộc sống có thể thay đổi trong và sau đại dịch COVID-19

Làm việc cặm cụi 60h/tuần có thể đột nhiên trở thành ý tưởng tồi tệ sau khi bạn có khoảng thời gian dài WFH. Chăm sóc bản thân và gia đình trở thành ưu tiên mới khi bạn nhận ra mình đã dành quá nhiều thời gian cho công việc.

Hãy liệt kê điều gì quan trọng nhất với bạn lúc này và xem danh sách đó khác gì thời điểm trước đại dịch không. Nếu không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tự hỏi bản thân: Tôi thích làm gì nhất khi không làm việc? Câu hỏi này sẽ giúp xác định điều gì khiến bạn hạnh phúc hơn.

Sau đó, hãy xem công việc hiện tại có gì thay đổi từ khi đại dịch bắt đầu không. Bước cuối cùng là đánh giá xem công việc này có còn phù hợp với thứ tự ưu tiên mới của bạn không. Nếu không, có thể đã đến lúc tìm việc làm mới.

2. Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?
 
Câu hỏi này liên quan chặt chẽ với câu trên. Đại dịch có thể thay đổi mục tiêu dài hạn của bạn. Có những điều trước đây không có trong kế hoạch 1 năm hay 2 năm, ví dụ như đổi ngành nghề, startup, làm freelancer… nhưng COVID-19 ập đến và khiến bạn nhận ra mình không muốn trì hoãn việc theo đuổi ước mơ nữa.

Hoặc đôi khi COVID-19 khiến một số người nhận ra mình cần một thử thách hoặc bước nhảy mới, cho dù vẫn làm trong lĩnh vực hiện tại.

Trước tiên, hãy nghĩ về mục tiêu lớn lao của bạn, sau đó, xem công việc hiện tại có giúp bạn đến gần đích hơn? Nếu không, hãy mạnh dạn thay đổi để đi đúng hướng mà bạn mong muốn.

3. Điều gì trở nên quá sức chịu đựng?
 
Đại dịch giống như phép thử sức chịu đựng của mỗi người. Có một số điều kiện làm việc lâu nay bạn nghĩ mình có thể chịu được, nhưng giờ đây, bạn không thể. Đó thường là những vấn đề như overtime, môi trường làm việc độc hại, thu nhập không xứng đáng, yêu cầu thăng chức liên tục bị hoãn…


Đại dịch có thể thay đổi mục tiêu dài hạn của bạn

Cho dù bạn đang bức xúc về điều gì, thì bạn vẫn nên sớm thẳng thắn trò chuyện với cấp trên để tìm phương hướng giải quyết. Sau đó, nếu công ty không có động thái thỏa đáng để giải quyết vấn đề tồn đọng, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc gửi CV đi nơi khác.

4. Tham vọng trước đại dịch của bạn là gì?
 
Có nhiều người dự định thực hiện mục tiêu quan trọng vào cuối năm 2020, ví dụ như tìm việc mới, chuyển đến thành phố mới, lập gia đình, có con... Và sau đó đại dịch xuất hiện khiến mọi thứ ‘đóng băng’. Các kế hoạch này bị đẩy lại phía sau, nhường chỗ cho vấn đề cấp bách hơn như làm thế nào để phòng ngừa COVID-19 hoặc đảm bảo thu nhập trong thời kỳ giãn cách xã hội.

Nhưng giờ đây, khi vaccine đã được tiêm trên diện rộng, chúng ta cũng quen hơn với các biện pháp phòng chống COVID-19, đã đến lúc cho những bước tiến mới, trừ khi bạn thấy công ty hiện tại cũng chuyển mình và bạn hài lòng để ở lại.

5. Công ty đã thay đổi thế nào trong đại dịch?
 
Nhóm của bạn có bị tái cơ cấu? Trách nhiệm của bạn có thay đổi? Hãy xem xét công việc hiện tại và tự hỏi bản thân: Bạn có hạnh phúc hơn? Những thay đổi này có khiến công việc tốt hơn? Hay bạn cảm thấy chán nản hoặc bất mãn?

Khi đã có câu trả lời, tiếp tục đánh giá sự thay đổi này là tạm thời hay lâu dài và liệu bạn có thể làm gì để cải thiện không. Nếu bạn nhận ra mình đã hết cách và cấp trên không giúp được gì, có lẽ đã đến lúc nghỉ việc.


Nếu bạn nhận ra mình đã hết cách và cấp trên không giúp được gì, có lẽ đã đến lúc nghỉ việc

6. Cấp trên đối xử với nhân viên thế nào trong đại dịch?
 
Nhân viên thường kỳ vọng được công ty hỗ trợ nhiều hơn trong thời kỳ khó khăn này, đôi khi chỉ là cho phép làm việc linh hoạt, giảm áp lực doanh số, hoặc những lời quan tâm, thông cảm từ cấp trên.

Cuộc khủng hoảng như COVID-19 sẽ khiến giá trị cốt lõi của công ty hiển thị rõ. Hãy nhìn vào cách các nhà lãnh đạo đối xử với nhân viên trong đại dịch. Đây có thể là dấu hiệu giúp bạn quyết định có nên tiếp tục cống hiến ở đây nữa không.

7. Công ty có làm gì để giữ chân bạn không?
 
Nếu bạn là người ‘có giá’ trên thị trường lao động, và đang có những bế tắc nhất định ở chỗ làm, đây có lẽ là cơ hội tốt để bạn đề xuất thỏa thuận mới với công ty. Điều gì có thể giữ chân bạn: tăng lương, thăng chức hay giảm giờ làm? Đừng ngại đề xuất với cấp trên để xem hai bên có thể thống nhất những điều khoản mới hay không.

Nếu công ty thực sự muốn níu kéo, họ sẽ chấp thuận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của bạn. Nếu không, nghỉ việc có lẽ là lựa chọn đúng đắn và bạn không còn gì phải nuối tiếc nữa.

Kết
 
Nhảy việc chắc chắn không phải quyết định dễ dàng, nhưng 7 câu hỏi trên có thể giúp bạn đưa ra ‘phán quyết’ cuối cùng một cách sáng suốt.

Đừng nghĩ COVID-19 khiến nhảy việc khó khăn hơn. Thực tế, trong giai đoạn hướng tới sự ‘bình thường mới’, chúng ta có cơ hội để thiết kế lại cuộc sống của mình. Thời tới cản không kịp, biết đâu bạn sẽ tìm được công việc trong mơ, hoặc đàm phán được thỏa thuận xứng đáng hơn ở công ty hiện tại.
Số lượt đọc: 290 -