• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

83157
Tổng số truy cập:83157
Khách đang online: 731
Cách thể hiện kỹ năng tư duy phản biện trong CV xin việc
Ngày đăng tin: 20/03/2022 09:30

Thể hiện kỹ năng tư duy phản biện trong phỏng vấn đôi khi lại không làm khó ứng viên bằng việc viết vào CV. Vì nếu viết kỹ năng tư duy phản biện mà không chứng minh được, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng ứng viên "nói dối". Do đó, bạn cần lưu ý một số điều trước khi đề cập đến kỹ năng này.

Cùng với các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm,... thì nếu ứng viên có kỹ năng tư duy phản biện sẽ là điểm cộng lớn. Tuy nhiên, muốn thể kỹ năng tư duy phản biện trong CV xin việc để có thể "chinh phục" nhà tuyển dụng thì bạn cần nắm được một số mẹo hữu ích Cevn chia sẻ.

Vai trò của Kỹ năng tư duy phản biện trong CV

1. Hiểu thế nào về kỹ năng tư duy phản biện?

Kỹ năng tư duy phản biện (hay còn gọi là Critical Thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng và hợp lý, nhận biết được mối liên hệ logic giữa các ý tưởng với nhau. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu, đánh giá vấn đề dựa theo dẫn chứng, lý do cụ thể.

Chẳng hạn như bạn đang tìm kiếm thông tin để xác định xem chạy bộ hai dặm hàng ngày lợi hay là hại. Bạn lên Google tìm kiếm thông tin và Google sẽ đưa ra cả hai luồng ý kiến trái chiều nhau. Một số nói rằng chạy bộ như thế rất tốt cho sức khỏe, ngược lại số khác nói rằng chạy với độ dài này sẽ có hại cho cơ thể của bạn. Vận dụng kỹ năng tư duy phản biện, phân tích số liệu và thông tin đã nghiên cứu, bạn sẽ quyết định được chạy bộ như vậy có phù hợp với cá nhân bạn hay không.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng tư duy phản biện trong CV xin việc?

Kỹ năng tư duy phản biện rất cần thiết trong mọi công việc và cuộc sống, nhất là những vị trí đòi hỏi tính nghiên cứu, phân tích, sáng tạo như nghiên cứu phát triển thị trường, kinh doanh, tiếp thị quảng cáo,...

Nhà tuyển dụng muốn nhân viên có khả năng xử lý, phân tích, đánh giá thông tin để giải những quyết vấn đề trong công việc. Tư duy phản biện là nền tảng của sự phát triển và hoàn thiện bản thân, vì vậy đó là lý do tại sao kỹ năng này lại được các nhà tuyển dụng đánh giá cao đến như vậy.

3. Các bước thể hiện kỹ năng tư duy phản biện

1. Xác định câu hỏi hoặc vấn đề: Thu hẹp và cụ thể hóa vấn đề, điều này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời hoặc giải pháp dễ dàng hơn.

2. Thu thập thông tin, ý kiến và lập luận: Tìm kiếm các ý kiến và quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề.

3. Phân tích và đánh giá thông tin: Kiểm tra nguồn thông tin xem có đáng tin hay không? Nguồn tin này dựa vào số liệu hay lập luận? Có đủ bằng chứng để ủng hộ cho nguồn tin này không?

4. Xác định tầm quan trọng: Thông tin nào là quan trọng nhất? Những quan điểm và lập luận đó có liên quan đến vấn đề của bạn.

5. Tự đánh giá: Tự hỏi bản thân: "Bạn có chắc là không thiên vị trong quá trình tìm kiếm thông tin không?".

6. Rút ra kết luận: Trong số nhiều kết luận khả thi đó, hãy cân nhắc điểm mạnh và điểm yếu của chúng và chọn ra kết luận cuối cùng phù hợp nhất.

7. Trình bày kết luận: Hãy trình bày rõ ràng kết luận cuối cùng cho các bên liên quan.

Làm thế nào để thể hiện khả năng tư duy phản biện của bản thân?

4. Cách thể hiện kỹ năng tư duy phản biện trong CV xin việc

Dưới đây là một số kỹ năng liên quan đến tư duy phản biện bạn có thể bao gồm trong CV:

  • Kỹ năng quan sát: Nhận diện vấn đề qua những chi tiết, sự vật, sự việc mình để ý và nhìn thấy.
  • Tư duy cởi mở: Không thiên vị, tiếp nhận và cân nhắc những góc nhìn khác nhau cho một vấn đề.
  • Kỹ năng phân tích: Là khả năng phân tích và xử lý thông tin để đưa ra kết luận cuối cùng. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của tư duy phản biện.
  • Kỹ năng suy luận: Là khả năng đưa ra kết luận dựa vào thông tin thu thập được.
  • Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng truyền đạt ý tưởng, lập luận rõ ràng.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng xử lý các mâu thuẫn và vấn đề bất ngờ.

Tuy nhiên, chỉ đơn thuần liệt kê những kỹ năng này thôi vẫn chưa đủ, bạn cần phải chứng minh bằng ví dụ cụ thể cách bạn vận dụng những kỹ năng này như thế nào trong công việc, giải quyết vấn đề,...

Dưới đây là 3 câu hỏi nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn trong vòng phỏng vấn để kiểm tra kỹ năng tư duy phản biện:

  • Hãy kể về một lần mà bạn gặp phải một vấn đề nào đó và cách bạn giải quyết như thế nào?
  • Hãy kể về một lần bạn thuyết phục người khác nghe theo quan điểm của mình.
  • Hãy kể về một lần bạn đưa ra quyết định với thông tin không đầy đủ. Bạn đã làm gì?

Trong buổi phỏng vấn, hãy chuẩn bị các ví dụ cụ thể về những lần bạn vận dụng kỹ năng tư duy phản biện. Hãy giải thích vấn đề hoặc thách thức cụ thể bạn gặp phải kèm theo cách áp dụng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề.

Kỹ năng tư duy phản biện là một kỹ năng mềm khá quan trọng và cần thiết không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. Vì vậy, hãy rèn luyện kỹ năng này mỗi ngày để luôn thành công trên con đường mà bạn lựa chọn. 

Số lượt đọc: 399 -