• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

39861
Tổng số truy cập:39861
Khách đang online: 189
Kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên kinh doanh mỹ phẩm
Ngày đăng tin: 15/04/2022 09:30

Tuyển dụng nhân viên kinh doanh mỹ phẩm, các công ty không nên chỉ quan tâm tới ngoại hình, cách ăn mặc của ứng viên mà còn phải đánh giá cả kỹ năng giao tiếp, bán hàng và sự am hiểu đối với các sản phẩm mỹ phẩm của họ.

Nhân viên kinh doanh mỹ phẩm là người tư vấn và bán các sản phẩm mỹ phẩm cho khách hàng. Họ có thể làm việc tại các cửa hàng truyền thống, các shop online hoặc là đại diện cho công ty sản xuất mỹ phẩm. Nhân viên kinh doanh mỹ phẩm không chỉ là người tư vấn cho khách hàng mà còn được coi là gương mặt đại diện của công ty. Bởi vậy, họ không chỉ cần có ngoại hình ưa hình mà còn phải đáp ứng được cả các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng trong kinh doanh.


Làm thế nào để tuyển dụng nhân viên kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả?

Kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên kinh doanh mỹ phẩm
 
1. Xác định yêu cầu tuyển dụng
 
Để tuyển được đúng người, trước hết bạn cần phải xác định yêu cầu tuyển dụng: bạn cần tuyển nhân viên kinh doanh mỹ phẩm mặt hàng nào, địa điểm ở đâu, theo hình thức nào (trực tuyến hay tại của hàng), số lượng là bao nhiêu và đặc biệt là yêu cầu đối với ứng viên.
 
Thông thường, ứng viên cho vị trí nhân viên kinh doanh mỹ phẩm cần phải đáp ứng yêu cầu về ngoại hình, kiến thức về mỹ phẩm và cả kỹ năng kinh doanh. Họ thường có độ tuổi khoảng 18 - 28 tuổi, gương mặt ưa nhìn và biết cách trang điểm, ăn mặc. Bên cạnh tiêu chí ngoại hình thì bạn cũng nên cân nhắc đến những tiêu chí chuyên môn như:
  • Am hiểu về mỹ phẩm, cách chăm sóc da/tóc như biết cách phân biệt các loại da, sản phẩm mỹ phẩm phù hợp cho từng loại da, kỹ năng minh họa cách sử dụng sản phẩm.
  • Khả năng lắng nghe và nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
  • Kỹ năng tư vấn sản phẩm.
  • Kỹ năng phán đoán nhu cầu, khả năng tài chính của khách hàng và đề xuất những sản phẩm thuộc phân khúc giá cả phù hợp.
  • Kỹ năng xử lý tình huống.
  • Khả năng hoạch định chiến lược trong kinh doanh.
2. Viết mô tả công việc và tin tuyển dụng
 
Với những yêu cầu đã xác định được phía trên thì bạn có thể bắt tay vào viết mô tả công việc và tin tuyển dụng thu hút ứng viên. Hãy nhớ, mô tả công việc càng chi tiết, chuyên nghiệp thì sẽ càng thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng. Nếu bạn là một thương hiệu mỹ phẩm lớn thì đừng quên tận dụng chính những giá trị thương hiệu để thu hút ứng viên.
 
Bạn cũng nên chia sẻ thông tin về mức lương hoặc cách tính lương cụ thể cho vị trí nhân viên kinh doanh mỹ phẩm khi đăng tuyển dụng. Thông thường, mức lương sẽ bao gồm lương cơ bản cộng với doanh số bán hàng. Tuy nhiên, để có thể quen khách và bán được hàng thì có thể mất tới khoảng 2 - 6 tháng. Bởi vậy, mức lương cơ bản ít nhất không được thấp hơn mức trung bình của thị trường và phải đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của nhân viên.
 
Về mặt yêu cầu, nhân viên kinh doanh mỹ phẩm thường không yêu cầu bằng cấp cao. Bởi vậy, nhà tuyển dụng cũng không nên quá khắt khe về mặt này. Ngược lại, bạn nên tập trung vào các yếu tố như kiến thức (về thị trường mỹ phẩm, đối thủ cạnh tranh, ...), kỹ năng (tư vấn, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hoạch định chiến lược kinh doanh, ....) và tố chất (trung thực, kiên trì, chủ động, sáng tạo,... ) của ứng viên.

3. Xét duyệt CV và phỏng vấn
 
Khi xét duyệt CV xin việc của ứng viên bạn nên dựa trên các tiêu chí như CV trình bày có trọng tâm hay không, thông tin có đầy đủ và rõ ràng hay không? Những CV quá dài, lan man hoặc đề cập toàn những thông tin không liên quan đến mô tả công việc nên bị loại bởi điều này chứng tỏ ứng viên chưa tìm hiểu kỹ về công việc hoặc là chỉ ứng tuyển hàng loạt chứ không thực sự chú trọng với công việc này. Ngược lại, bạn nên chú ý tới những CV xin việc nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh trình bày ngắn gọn, căn chỉnh đẹp, email xin việc có nội dung rõ ràng, tiêu đề cụ thể và cách chào hỏi khéo léo.
 
Trong quá trình phỏng vấn, bạn nên tập trung đặt câu hỏi để làm rõ những kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên thay vì bằng cấp của họ. Những câu hỏi tình huống nên được sử dụng càng nhiều càng tốt để có được những đánh giá khách quan về kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề của ứng viên.
 
Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi thẳng thắn về chính sách lương, thưởng của công ty và thậm chí là cả lộ trình thăng tiến nếu như trúng tuyển. Việc này sẽ giúp ứng viên tìm việc làm nhân viên kinh doanh mỹ phẩm nắm rõ cơ hội phát triển của mình và xác định công việc này có thực sự phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của họ hay không.


Nhân viên kinh doanh mỹ phẩm tuyển dụng không khó với các bước đơn giản

4. Đào tạo nhân viên mới
 
Trải qua quá trình tuyển dụng bài bản như trên, bạn sẽ có được những nhân viên kinh doanh mỹ phẩm tiềm năng nhất, phù hợp với yêu cầu của công ty. Tuy nhiên, khác với những vị trí công việc khác là nhân viên có thể tự làm quen và học hỏi, nhân viên kinh doanh mỹ phẩm cần phải được đào tạo và hướng dẫn tỉ mỉ trước khi bắt tay vào công việc. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn tuyển dụng những nhân viên chưa có kinh nghiệm.
 
Trong quá trình đào tạo, bạn cần cho nhân viên hiểu rõ về sản phẩm của công ty, đối tượng khách hàng chủ yếu là ai, kênh bán hàng tiềm năng nhất là gì, ... để họ có được cái nhìn rõ nét nhất về công việc mà mình cần thực hiện. Bạn cũng có thể hướng dẫn họ những phương pháp làm việc hiệu quả mà nhân viên khác đang áp dụng hoặc để họ tự hoạch định chiến lược phát triển cho mình và tham gia đóng góp ý kiến.
 
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các kênh tuyển dụng trực tuyến, việc tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng cho vị trí nhân viên kinh doanh mỹ phẩm ngày nay đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với số lượng ứng viên càng đông đảo thì bạn càng cần phải làm rõ các yêu cầu cụ thể ngay từ những bước đầu tiên của quy trình tuyển dụng để tiết kiệm thời gian, công sức cho những bước sau đó.

 

Số lượt đọc: 495 -