• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

56690
Tổng số truy cập:56690
Khách đang online: 112
Học ngành Kinh tế công nghiệp ra trường làm việc gì?
Ngày đăng tin: 08/05/2022 21:38

Kinh tế học là lĩnh vực rất rộng lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành tập trung nghiên cứu, phân tích chuyên sâu trên nhiều phương diện. Trong đó, Kinh tế công nghiệp là một chuyên ngành khá mới, chỉ được đào tạo tại một số ít trường ở Việt Nam. Ngành này có nhiều cơ hội việc làm và triển vọng phát triển tốt.

Trong những năm gần đây, nhiều bạn có định hướng học các khối ngành kinh tế bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến Kinh tế công nghiệp và điểm chuẩn của ngành này cũng khá cao, hầu hết là trên 20 điểm. Vậy Kinh tế công nghiệp học những gì và sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm các công việc gì?
 

Những điều cần biết về ngành Kinh tế công nghiệp
 
I. Tìm hiểu về ngành Kinh tế công nghiệp
 
Kinh tế công nghiệp là chương trình đào tạo trong trường đại học, một trong các chuyên ngành của kinh tế nói chung, tập trung vào đào tạo cử nhân có trình độ chuyên môn cao trong quản lý kinh tế và công nghiệp, năng lượng. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vai trò của những cử nhân ngành Kinh tế công nghiệp ngày càng quan trọng hơn.
 
Chương trình học về Kinh tế công nghiệp sẽ bao gồm nhiều môn học về tính toán, kỹ thuật, quản trị, giám sát vận hành hệ thống, thống kê, v.v. Nói cách khác, các môn học khá đa dạng nhưng đều xoay quanh mục tiêu làm sao để người học hiểu về quy trình vận hành, quản lý công nghiệp, năng lượng. Sau khi tốt nghiệp, mỗi người học đều có thể biết về dự báo nhu cầu sản xuất/năng lượng, tính toán các bài toán về năng lượng, dầu khí, sản xuất và chế biến, đánh giá thị trường, các vấn đề khác liên quan đến trang bị máy móc và nhiều kiến thức bổ ích, thú vị khác.
 
II. Học Kinh tế công nghiệp ra trường làm việc gì?
 
Hiện nay, kinh tế học đã và đang tiếp tục là một trong những lĩnh vực hot nhất vì tính ứng dụng cao, dễ xin việc và dễ chuyển đổi trong nhiều ngành nghề cụ thể. Kinh tế công nghiệp chủ yếu thiên về quản lý công nghiệp và năng lượng nên chương trình học, khối lượng kiến thức có tính bao quát cao và cực kỳ hữu ích trong một phân khúc quan trọng của kinh tế. Học Kinh tế công nghiệp, bạn có các cơ hội công việc như:
  • Kỹ sư vận hành trong các cơ quan nhà nước và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn chuyên về nghiên cứu, khai thác và phân phối năng lượng như Điện lực, Dầu khí, than, năng lượng tái tạo.
  • Kỹ sư tại các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
  • Kỹ sư vận hành và quản lý năng lượng trong công ty sản xuất, chế biến, đặc biệt là liên quan đến năng lượng hoặc máy móc quy mô lớn.
  • Nghiên cứu viên, tư vấn viên trong các đơn vị tư vấn trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.
  • Làm trong các Bộ, ban ngành ở các vị trí như Bộ Công thương, Xây dựng, v.v.
  • Làm việc như một chuyên viên tư vấn tài chính, kế toán hoặc kiểm toán, marketing hay nhân viên/chuyên viên kinh doanh.
  • Các vị trí trợ lý chuyên môn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
  • Tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ và trở thành giảng viên tham gia giảng dạy tại các trường đại học.
Nhìn chung, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế công nghiệp luôn đa dạng, ít bị giới hạn. Căn cứ vào trình độ và kỹ năng cũng như sở thích, định hướng của bản thân mà bạn đặt ra mục tiêu rồi nỗ lực để xin vào đúng vị trí việc làm mình mơ ước.


Cơ hội việc làm ngành Kinh tế công nghiệp ra sao?
 
III. Các trường đào tạo ngành Kinh tế công nghiệp tốt nhất
 
Kinh tế công nghiệp vẫn còn là một ngành khá mới và chưa có nhiều trường xây dựng chương trình đào tạo hoàn chỉnh để bắt đầu tuyển sinh. Các trường đào tạo ngành Kinh tế công nghiệp tốt nhất hiện nay là:
  • Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên.
Mặc dù hiện nay chưa thực sự có nhiều người biết đến ngành Kinh tế công nghiệp nhưng trong tương lai, ngành này được dự đoán sẽ phát triển và mở rộng hơn nữa nhờ tính ứng dụng cao và nhiều cơ hội việc làm lại chưa bị cạnh tranh quá gay gắt. Không chỉ có nhiều cơ hội công việc trong các cơ quan nhà nước, tập đoàn lớn mà bạn còn có thể dễ dàng xin việc vào hầu hết các vai trò thuộc lĩnh vực kinh tế.
Số lượt đọc: 793 -