• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

57144
Tổng số truy cập:57144
Khách đang online: 494
Ngành du lịch - Đâu phải chỉ là "hướng dẫn viên"
Ngày đăng tin: 04/05/2022 21:42

Khi nói đến ngành du lịch, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hướng dẫn viên. Tuy nhiên, ngành du lịch - đâu phải chỉ là "hướng dẫn viên"; nó còn rất nhiều vị trí công việc khác nữa và hứa hẹn sẽ là một trong những ngành nghề tiềm năng trong tương lai cho các bạn trẻ năng động, nhiệt huyết.

Ngành du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Những khoản đầu tư lớn và sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng đã giúp cho việc tiếp cận với các địa điểm du lịch trên cả nước dễ dàng hơn. Nhờ có nền văn hóa lâu đời và vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho những khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
 

Triển vọng phát triển của ngành du lịch trong tương lai
 
1. Xu hướng phát triển ngành du lịch
 
Ngành du lịch Việt Nam đã tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc trong những năm vừa qua. Năm 2018, tổng lượt khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam là gần 15,5 triệu người, tăng 20% so với năm 2017. Năm 2019, con số này đã đăng lên 18 triệu, tăng 16,2%. Ba tháng đầu năm 2020, mặc dù bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 3,7 triệu người. Con số này tuy có giảm nhưng vẫn là một yếu tố tích cực, khả quan trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng do đại dịch Covid-19.
 
Ngành du lịch đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, số lượng lao động có đủ trình độ đã không còn đủ để phục vụ số lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh. Các trường đào tạo ngành du lịch cũng chỉ mới đáp ứng được 60% yêu cầu, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực trong ngành du lịch.
 
Nước ta có trên 14,800 hướng dẫn viên quốc tế và 8,600 hướng dẫn viên nội địa. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ chỉ làm việc tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng. Tỷ lệ giữa khách du lịch và hướng dẫn viên ở Việt Nam vẫn cao gần như gấp đôi tỷ lệ trung bình của thế giới.
 
Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do chất lượng đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, phần lớn các sinh viên vẫn sẽ phải trải qua một khóa đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ nữa trong các doanh nghiệp. Điều này đã đặt ra yêu cầu cho các đơn vị đào tạo và bản thân những người theo đuổi ngành du lịch phải tập trung nhiều hơn nữa để trau dồi vốn ngoại ngữ, kỹ năng mềm, chuyên môn nghiệp vụ và cả sự chuyên nghiệp để có thể đáp ứng kỳ vọng của nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế.
 
Chính phủ đặt mục tiêu đặt mục tiêu cho ngành du lịch tạo doanh thu 45 tỷ USD vào năm 2025, tăng mức đóng góp của ngành trong GPD lên trên 10% và tạo ra khoảng 6 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động. Vì thế, cơ hội làm việc cho những người đam mê ngành du lịch là rất lớn nếu như họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đặc biệt là ngoại ngữ.
 
2. Ngành du lịch - Đâu chỉ là "hướng dẫn viên"
 
Khi nói đến ngành du lịch, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hướng dẫn viên. Tuy nhiên, ngành này còn bao gồm nhiều vị trí công việc hơn thế nữa. Ngành du lịch được chia thành 5 lĩnh vực chính, bao gồm dịch vụ lưu trú, thực phẩm và đồ uống, giải trí và kinh doanh vận chuyển khách du lịch. 5 lĩnh vực này cũng sẽ tạo ra rất nhiều việc làm khác nhau, từ nhân viên cho tới quản lý, giám sát.
 
2.1. Vị trí nhân viên
 
Nhân viên là những người làm việc trực tiếp với khách hàng. Hầu hết mọi người đều bắt đầu sự nghiệp trong ngành du lịch từ các vai trò này (bao gồm cả nhân viên part-time và full-time):
  • Bartender.
  • Hướng dẫn viên du lịch.
  • Đầu bếp.
  • Nhân viên kinh doanh tour du lịch.
2.2. Vị trí giám sát
 
Sau vài năm làm việc và thăng tiến, bạn có thể đảm nhiệm các vai trò giám sát với nhiệm vụ phân công công việc, chia ca, giám sát trực tiếp, tuyển dụng nhân viên... Những vị trí giám sát phổ biến trong ngành du lịch là:
  • Giám sát nhà hàng.
  • Quản lý khách sạn.
  • Quản lý tổ chức sự kiện (event planner).
  • Tổ trưởng, giám sát bếp.
2.3. Vị trí quản lý
 
Làm quản lý, bạn sẽ phụ trách lập ngân sách, phân tích, lên kế hoạch và giám sát việc thực hiện để đảm bảo mọi nhân viên đều phát huy được hết năng lực của mình cũng như tăng doanh số cho doanh nghiệp. Những vai trò phổ biến gồm có:
  • Giám đốc Marketing.
  • Bếp trưởng.
  • Giám đốc bộ phận lưu trú.
2.4. Vị trí điều hành
 
CEO hay giám đốc bộ phận của các phòng ban trong nhà hàng, khách sạn, giám đốc khu vực,... như:
  • Điều hành tour.
  • Giám đốc khách sạn.
  • Giám đốc chuỗi nhà hàng khu vực.
  • Giám đốc điều hành trung tâm hội nghị.
  • Giám đốc công ty lữ hành.

Ngoài hướng dẫn viên, ngành du lịch còn nhiều vị trí việc làm khác
 
3. Mức lương ngành du lịch
 
Mức lương ngành du lịch phụ thuộc vào loại hình công việc, trình độ, bằng cấp và đặc biệt là kinh nghiệm của người lao động. Rất nhiều người làm trong ngành này coi tiền tip của khách là một trong những nguồn thu nhập chính của họ. Ngoài ra, hầu hết các công ty du lịch và dịch vụ đều có chế độ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm và nhiều khoản phụ cấp khác cho người lao động.
Một số vị trí ngành du lịch phổ biến có mức thu nhập như sau:
  • Hướng dẫn viên du lịch: Lương khởi điểm từ 4 - 7,2 triệu đồng/tháng, lương trung bình từ 9,4 - 11,5 triệu/tháng, cao nhất khoảng 20 triệu/tháng. Tuy nhiên, hướng dẫn viên có thể làm việc tự do (không có lương cứng nhưng công tác phí cao hơn) và có thêm tiền hoa hồng khi khách mua sắm, chi tiêu.
  • Nhân viên kinh doanh tour: Lương khưởi điểm của bạn sẽ từ 3 - 5 triệu/tháng, tăng lên trung bình khoảng 6 - 11 triệu đồng/tháng cộng thêm tiền doanh số bán tour, thường thì sẽ đạt thu nhập 15 - 20 triệu/tháng hoặc cao hơn.
  • Nhân viên phục vụ (nhà hàng, khách sạn): Thu nhập tùy vào hình thức làm việc, thời gian làm việc và nhà hàng, khách sạn cụ thể (quy mô). Lương khởi điểm từ 1,5 - 4,2 triệu/tháng, cao nhất khoảng 10 triệu/tháng. Ở các nhà hàng và khách sạn cao cấp sẽ được chia phần trăm phí dịch vụ, thêm khoảng 3 - 5 triệu/tháng.
  • Lễ tân khách sạn: Lương thấp nhất của nhân viên lễ tân là 2 - 5,4 triệu/tháng, trung bình khoảng 6,3 - 7,4 triệu/tháng, cao nhất là 20 triệu/tháng.
  • Đầu bếp: 5 - 8 triệu đồng/tháng, 15 - 20 triệu đồng/tháng trong các nhà hàng, khách sạn lớn.
  • Bartender: 5 - 10 triệu đồng/tháng.
  • Điều hành tour: 18 - 20 triệu đồng/tháng.
  • Quản lý nhà hàng: 15 - 45 triệu đồng/tháng.
  • Bếp trưởng: 18 - 40 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc chuỗi nhà hàng khu vực: Lên đến 100 triệu đồng/tháng.
4. Thời gian thử việc ngành du lịch
 
Thời gian thử việc ngành du lịch nói chung, kể cả trong các công ty du lịch lữ hành hay nhà hàng khách sạn, thường là 60 ngày. Mỗi người lao động chỉ thử việc một lần cho một vị trí và sẽ được hưởng mức lương 85% lương chính thức. Sau khi thử việc, những nhân viên đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng lao động chính thức 3 ngày trước khi kết thúc thử việc.
 
Ngược lại, những người không đủ khả năng và trình độ sẽ chấm dứt công việc ngay khi kết thúc thời gian thử việc. Tuy nhiên, thời gian thử việc này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tính chất công việc, khả năng đáp ứng công việc thực tế của ứng viên, thỏa thuận giữa hai bên,....
 
5. Những thách thức khi theo đuổi ngành du lịch
 
Nếu đã xác định theo ngành du lịch thì bạn cần phải có những hiểu biết kỹ lưỡng về ngành này. Ngành du lịch có mức lương khá cao nhưng cũng không ít sự vất vả. Nhân viên ngành du lịch sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như:
 
Mức thu nhập không ổn định: Đây thực sự là một điều khiến nhiều người phải đắn đo, suy nghĩ khi quyết định theo đuổi ngành này, đặc biệt là những người làm hướng dẫn viên. Không có gì để đảm bảo chắc chắn họ sẽ có một mức thu nhập ổn định, nhất là trong mùa thấp điểm. Ngoài ra, đối với những người làm cộng tác viên bán tour du lịch hay hướng dẫn viên part-time thì cũng sẽ không có chế độ đãi ngộ tốt như đóng bảo hiểm, phụ cấp,...
 

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi ngành du lịch
 
Phải làm việc gần như 24 giờ mỗi ngày: Nếu như bạn cho rằng nghề du lịch chỉ làm việc 8 tiếng mỗi ngày thì bạn đã hoàn toàn sai. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ trong suốt cuộc hành trình của khách hàng. Khách hàng có thể gặp vấn đề bất cứ khi nào và những người hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, điều hành tour,... sẽ phải đứng ra giải quyết giúp họ.
 
Khó cân bằng giữa cuộc sống và công việc: Một trong những vấn đề của người làm trong ngành du lịch là khó có thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Người làm nghề dịch vụ sẽ thường phải đi làm vào cuối tuần, ngày nghỉ. Họ sẽ thường xuyên phải vắng mặt trong các sự kiện quan trọng như đám cưới của bạn bè, sinh nhật người thân,...
 
Phải đến một nơi nhiều lần: Được đi du lịch thường xuyên có thể là ao ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, mọi việc sẽ hoàn toàn thay đổi nếu như bạn phải đến một nơi quá nhiều lần. Đối với hướng dẫn viên, sẽ rất khó để họ lấy lại cảm xúc và sự hứng thú về một địa điểm cụ thể khi thuyết trình về nó cho khách du lịch quá nhiều và họ gần như thuộc lòng bài thuyết trình.
Số lượt đọc: 303 -