ChatGPT là cơ hội hay thách thức với nhà tuyển dụng?
Ngày đăng tin: 04/03/2024 15:47
ChatGPT là một công nghệ trí tuệ nhân tạo mới nhất, cho phép người dùng trò chuyện với một chatbot thông minh để giải quyết các vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ này, một câu hỏi đặt ra là liệu ChatGPT có phải là cơ hội hay thách thức đối với nhà tuyển dụng? Cùng Cevn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
ChatGPT là cơ hội hay thách thức với nhà tuyển dụng
ChatGPT tạo cơ hội gì cho nhà tuyển dụng?
ChatGPT có thể mang đến nhiều lợi ích, giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm kiếm ứng viên hơn. Dưới đây sẽ là những lợi ích, cơ hội mà công nghệ AI này mang đến cho nhà tuyển dụng:
Sàng lọc ứng viên tốt hơn
Một trong những tác động quan trọng nhất của ChatGPT đối với quá trình tuyển dụng là giúp cho việc sàng lọc ứng viên trở nên dễ dàng hơn. Bằng cách sử dụng ChatGPT, nhà tuyển dụng có thể:
Tiến hành sàng lọc ứng viên ban đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Thay vì phải mất thời gian đọc qua hàng trăm đơn xin việc, bạn chỉ cần tạo ra những câu hỏi xác định trước và đánh giá câu trả lời của ứng viên.
Giúp bạn tiết kiệm một lượng thời gian đáng kể.
Đảm bảo rằng tất cả các ứng viên đều được đánh giá dựa trên một bộ tiêu chí nhất quán.
Đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình tuyển dụng.
ChatGPT có thể giúp sàng lọc ứng viên hiệu quả hơn
Tạo ra bản mô tả công việc hấp dẫn
Một lợi ích khác mà ChatGPT giúp nhà tuyển dụng chính là tạo ra các mô tả công việc được cá nhân hóa hơn. Điều này được thực hiện thông qua việc phân tích các yêu cầu công việc, văn hóa công ty, hồ sơ ứng viên để tạo ra các bản mô tả công việc độc đáo, phù hợp với từng vị trí và ứng viên cụ thể.
Với mức độ cá nhân hóa này, công ty của bạn sẽ có nhiều cơ hội thu hút nhân tài hàng đầu phù hợp với nhu cầu của công ty, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của công ty và giúp tăng cường sự phát triển của công ty trong tương lai.
Sắp xếp lịch phỏng vấn
Các nhà tuyển dụng có thể sử dụng công cụ này để nhanh chóng lên lịch phỏng vấn ứng viên bằng cách tích hợp nó với hệ thống theo dõi ứng viên hoặc phần mềm tuyển dụng của mình. Lúc này, ChatGPT sẽ đề xuất các khoảng thời gian phỏng vấn và gửi tin nhắn xác nhận tự động cho ứng viên. Bên cạnh đó, công cụ này cũng sẽ giúp bạn gửi lời nhắc nhở, thông báo cho ứng viên về thời gian phỏng vấn qua email hoặc SMS.
ChatGPT sẽ giúp nhà tuyển dụng sắp xếp lịch phỏng vấn tự động
Tự động quá trình giao tiếp của ứng viên
ChatGPT cũng có khả năng tự động hóa toàn bộ quá trình giao tiếp với ứng viên, giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian và công sức. Bạn có thể thực hiện tính năng này qua những tác động như:
Lập trình gửi phản hồi tự động cho tin nhắn từ ứng viên.
Thiết lập câu hỏi sàng lọc tự động để tiến hành đánh giá ứng viên trong giai đoạn đầu của quy trình tuyển dụng.
Đào tạo công cụ này để trả lời các câu hỏi phổ biến của ứng viên, giảm khối lượng công việc cho nhà tuyển dụng và tạo trải nghiệm ứng viên tốt hơn.
Cung cấp cho ứng viên thông tin về vai trò, yêu cầu và trách nhiệm công việc, cũng như trả lời các câu hỏi liên quan đến lợi ích và đặc quyền của công ty.
Một số lợi ích khác mà ChatGPT
Bên cạnh những yếu tố tạo ra lợi thế cho nhà tuyển dụng ở trên, công cụ này cũng có thể mang đến những lợi ích khác như sau:
Đưa trải nghiệm ứng viên lên tầm cao mới bởi nhận được phản hồi nhanh chóng hơn.
Giúp xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả.
Cung cấp khả năng phân tích dữ liệu và xác định những xu hướng tuyển dụng tương lai. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những chính sách đãi ngộ phù hợp để tìm kiếm ứng viên tiềm năng hiệu quả hơn.
Sử dụng ChatGPT giúp mang đến trải nghiệm tốt hơn cho ứng viên
ChatGPT tạo ra thách thức gì cho nhà tuyển dụng?
Tuy mang đến nhiều cơ hội, lợi ích, nhưng trên thực tế, ChatGPT không thể thay thế được nhà tuyển dụng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Bởi khi sử dụng công cụ này, bạn có thể gặp những hạn chế, thách thức như sau:
Hiểu nhu cầu của công ty: ChatGPT chỉ cung cấp thông tin về điều kiện và trình độ công việc, thiếu khả năng hiểu nhu cầu và văn hóa riêng của công ty.
Xây dựng mối quan hệ: Nhà
tuyển dụng cần xây dựng mối quan hệ với ứng viên, hiểu mục tiêu nghề nghiệp của họ, đánh giá mức độ phù hợp của họ với vai trò. ChatGPT sẽ không thể xây dựng mối quan hệ hoặc hiểu các sắc thái tương tác của con người.
Đánh giá sự phù hợp về văn hóa: ChatGPT chỉ cung cấp thông tin về trình độ. kinh nghiệm của
ứng viên, thiếu khả năng hiểu tính cách của ứng viên và cách họ phù hợp với văn hóa của công ty.
Ra quyết định: Việc ra quyết định tuyển dụng đòi hỏi sự phán đoán của con người. ChatGPT chỉ cung cấp thông tin dựa trên thông tin đầu vào được cung cấp cho nó, không thể suy nghĩ và đưa ra ý tưởng mới, và không thể tự mình đưa ra quyết định.
Lỗi kỹ thuật: ChatGPT có thể bị sai lệch và mắc lỗi vì nó là một AI.
Tuân thủ pháp luật: Quá trình tuyển dụng liên quan đến việc tuân thủ luật pháp và các quy định như luật cơ hội bình đẳng và chống phân biệt đối xử. ChatGPT có thể không đảm bảo tuân thủ tuyệt đối trong vấn đề này.
Sử dụng ChatGPT cũng có thể mang đến một số thách thức cho nhà tuyển dụng
Hy vọng với bài viết trong chuyên mục Giải pháp tuyển dụng sẽ giúp bạn xác định được ChatGPT sẽ là cơ hội hay thách thức với nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm nhân tài mới cho doanh nghiệp, hãy truy cập ngay vào Cevn – nền tảng đăng tin tuyển dụng hàng đầu hiện nay. Với công nghệ cốt lõi là AI và Big Data, Cevn sẽ hỗ trợ cho nhà tuyển dụng dễ dàng “kết nối” cùng các ứng viên phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian tìm kiếm nhân sự hiệu quả hơn.