• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

145409
Tổng số truy cập:145409
Khách đang online: 365
Cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty sau khi nhận thưởng
Ngày đăng tin: 15/01/2024 10:01

Cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty
 
Vào dịp đầu năm mới, các doanh nghiệp luôn xảy ra tình trạng biến động về nhân sự sau khi thông báo và phát thưởng tổng kết một năm đã qua. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có những biện pháp giữ chân nhân viên, tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty sau khi nhận thưởng hoặc sau khi nghỉ Tết với bài viết dưới đây.

Những lý do khiến nhân viên nghỉ việc đầu năm
 
Để tìm được cách thuyết phục nhân viên tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp, trước tiên, nhà quản lý, lãnh đạo cần hiểu hết được những lý do khiến nhân sự của mình quyết định thay đổi công việc, tìm kiếm một bến đỗ mới. Những nguyên nhân, lý do khiến nhân viên nghỉ việc sau khoảng thời gian nghỉ Tết thường là:
 
Thưởng Tết không như mong đợi
 
Là người lao động, bất kỳ ai cũng mong muốn được công ty khen thưởng, đền đáp xứng đáng những cố gắng, phấn đấu của bản thân trong một năm lao động đã qua. Điều này sẽ gây ra sự hụt hẫng, thất vọng khi mức thưởng không được như kỳ vọng khiến người lao động cảm thấy những nỗ lực của bản thân không được tưởng thưởng phù hợp. Từ đó, tâm lý chán nản, không được đánh giá và coi trọng sẽ xuất hiện và nhân viên sẽ có xu hướng tìm kiếm một công việc mới tốt hơn. Các doanh nghiệp cần thông báo, chia sẻ rõ ràng với người lao động về tình hình kinh doanh trong năm vừa qua để các nhân viên có thể cảm thông, chia sẻ với công ty.
 

Nhiều lý do khiến nhân viên không muốn tiếp tục gắn bó với công ty sau khi nhận thưởng

Mong muốn thay đổi công việc mới
 
Rất nhiều nhân sự cảm thấy không thật sự thoải mái trong công việc hiện tại. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục cố gắng làm việc để mong chờ nhận được khoản khen thưởng cuối năm với mong muốn trải qua một cái Tết trọn vẹn. Môi trường làm việc tẻ nhạt, gò bó, đồng nghiệp khó hòa đồng, … sẽ là những lý do chính khiến người lao động đưa ra quyết định “dứt áo ra đi”.
 
Tìm kiếm thử thách mới
 
Những nhân sự trẻ luôn mang trong mình một hoài bão, nhiệt huyết tuổi trẻ với mong muốn cống hiến, nỗ lực hết mình cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thấy cơ hội khác xuất hiện, lực lượng lao động này sẽ có xu hướng thay đổi công việc để tiếp tục làm mới và nâng cao khả năng của bản thân. Nhất là khi gặp xu hướng nhảy việc cực kỳ lớn sau Tết, họ càng có thêm động lực để tìm kiếm bến đỗ, thử thách mới.
 

Những thử thách mới thu hút hơn là lý do khiến nhân viên không tiếp tục ở lại công ty
 
Cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty sau khi nhận thưởng hiệu quả
 
Doanh nghiệp luôn muốn có sự ổn định trong bộ máy nhân sự của công ty nhằm đảm bảo khả năng vận hành và phát triển của mình. Khi xảy ra biến động về nhân sự, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian cho công tác tìm kiếm ứng viên và đào tạo để thích nghi và phù hợp hoàn toàn với môi trường làm việc. Chính vì thế, doanh nghiệp luôn muốn tìm cách giữ chân nhân viên, đặc biệt là những nhân sự giỏi, đã cống hiến lâu năm và hiểu rõ về công ty. Để làm được điều này, đội ngũ lãnh đạo, quản lý có thể thử một số cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty sau khi nhận thưởng như:
 
Tiếp nhận, lắng nghe đóng góp, ý kiến của nhân viên
 
Nhà quản lý, lãnh đạo cần tổ chức, sắp xếp một cuộc nói chuyện với nhân viên để biết được nguyên nhân gì khiến họ nghỉ việc. Thông thường, các lý do mà nhân sự đưa ra để rời khỏi công ty sẽ thuộc hai trường hợp đến từ cá nhân hoặc từ phía công ty.
 
Một số yếu tố cá nhân khiến nhân sự quyết định nghỉ việc thì việc thuyết phục nhân viên tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp là điều vô cùng khó khăn. Nhưng nếu lý do nghỉ việc đến từ phía công ty thì khả năng giữ chân nhân viên vẫn còn. Hãy tìm hiểu vì sao nhân viên lại muốn rời bỏ công ty cũng như hỏi nhân viên về những ý kiến, thay đổi mà doanh nghiệp cần thực hiện để tạo môi trường làm việc tốt hơn trong mắt người lao động.
 

Lắng nghe và thay đổi theo những ý kiến đóng góp của nhân sự sẽ là cách giữ chân nhân viên tích cực
 
Với những trường hợp nhân viên cảm thấy những chế độ phúc lợi, đãi ngộ hay chức vụ, … hiện tại không đáp ứng đúng, đủ nhu cầu, công sức của họ thì nhà lãnh đạo có thể cân nhắc, đáp ứng những nguyện vọng mà họ mong muốn. Yếu tố văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những lý do khiến người lao động cảm thấy không còn phù hợp với bản thân họ. Điều này có thể xảy ra với nhiều nhân sự khác nhau và khi đó, doanh nghiệp nên tổ chức khảo sát, đánh giá từ toàn bộ nhân sự nhằm tìm kiếm giải pháp thay đổi phù hợp.
 
Thay vì thể hiện mình là cấp trên với quyền lực lớn hơn, hãy thể hiện sự quan tâm, gần gũi để cuộc nói chuyện diễn ra thoải mái và tự nhiên. Nếu nắm được lý do thực sự khiến nhân viên nghỉ việc và có thể giải quyết nó trong quyền hạn của mình, nhà quản lý nên đưa ra giải pháp để thỏa mãn nguyện vọng của nhân sự. Đây là cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty phù hợp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.
 
Đưa ra những cơ hội phát triển
 
Rất nhiều nhân viên không nhìn thấy được những cơ hội, khả năng phát triển của bản thân trong doanh nghiệp. Điều này khiến cho họ mong muốn tìm kiếm, thay đổi công việc để tạo cho mình cơ hội tốt hơn, không chỉ về mặt tài chính.
 
Với những trường hợp này, nhà quản lý cần trao đổi, chia sẻ những kế hoạch phát triển, đào tạo giúp nhân sự có thể phát huy hoặc nâng cao năng lực của bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp. Những nhân viên có tham vọng luôn mong muốn phát triển, học hỏi thêm những kiến thức mới sẽ luôn mong muốn một môi trường làm việc cho phép bản thân họ thực hiện các mục tiêu, phá vỡ giới hạn của bản thân. Cách để doanh nghiệp giữ chân được nhân viên tiềm năng này chính là đầu tư, hỗ trợ họ tham gia các khóa đào tạo bổ trợ kiến thức, kỹ năng.
 

Khả năng phát triển cũng là một trong những cách giúp nhân viên tiếp tục ở lại công ty
 
Quan trọng hơn, hãy xây dựng cho doanh nghiệp một hệ thống, tiêu chuẩn đánh giá thành quả của nhân sự cũng như công nhận những đóng góp, thành tích nổi bật một cách công khai, minh bạch và rõ ràng với toàn thể nhân sự trong công ty. Khi đạt được thành tựu nhất định, nhân viên sẽ có thêm động lực để tiếp tục cố gắng, phấn đấu vì sự nghiệp phát triển chung.
 
Đưa ra những đãi ngộ tốt hơn
 
Bên cạnh sự nhiệt huyết trong công việc, lương thưởng và đãi ngộ chính là thứ mà nhân viên hướng tới trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Đây là những vấn đề nhạy cảm mà các nhân sự khó bày tỏ với quản lý. Điều này khiến cho nhân viên có xu hướng tìm kiếm một công việc mà họ nghĩ bản thân mình được trả công xứng đáng hơn.
 
Cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty hiệu quả nhất lúc này sẽ là khảo sát mặt bằng chung của vị trí này trên thị trường lao động – việc làm và đề nghị mức ngang bằng hoặc cao hơn. Khi này, nhà quản lý, lãnh đạo cần họp bàn với bộ phận nhân sự để đưa ra được đề xuất tốt hơn để nhân viên thay đổi quyết định, sẵn sàng gắn bó với công ty.
 

Những đãi ngộ tốt hơn sẽ là cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty khi chế độ cũ không còn xứng đáng với cống hiến của họ
 
Dành cho nhân viên những đặc quyền mới
 
Với mỗi nhân viên, đặc biệt các nhân sự giỏi luôn có những chính sách, đãi ngộ lớn dành riêng cho họ. Tùy từng cá nhân sẽ có những đặc quyền riêng biệt nhưng không phải ai cũng được hưởng. Những nhân sự lâu năm, ưu tú sẽ là thành phần được hưởng những chế độ đặc biệt này. Đây sẽ là phần thưởng xứng đáng cho những gì họ đã cống hiến, xây dựng cho doanh nghiệp.
 
Các chế độ đặc biệt này cũng là cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty hiệu quả khi các nhân sự ưu tú, nòng cốt tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hãy xây dựng một số những lợi ích mang tính cạnh tranh tạo ra sự hứng khởi trong công việc như thưởng nóng, tăng thêm các chế độ phúc lợi khác hay tổ chức những buổi dã ngoại, teambuilding, … nhằm tăng tính gắn bó, thoải mái của nhân viên.
 

Đâu là cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty hiệu quả nhất?
 
Dự trù khi cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty không thành công
 
Bên cạnh việc tìm cách thuyết phục, giữ chân nhân viên, các doanh nghiệp cũng cần dự phòng phương án thiếu hụt nhân lực vào thời điểm năm mới và đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết Nguyên Đán.
 
Trên đây là những chia sẻ về cách thuyết phục nhân viên ở lại công ty sau khi nhận thưởng hoặc dịp Tết Nguyên Đán. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ có những chính sách, cách thức phù hợp nhằm đảm bảo tình hình nhân lực của công ty trong những thời điểm biến động nhân sự như đầu năm hay cuối năm.
Số lượt đọc: 177 -