Ứng xử như thế nào khi sếp đề nghị giảm lương của bạn?
Ngày đăng tin: 27/02/2024 21:38
Khi một doanh nghiệp có tình hình kinh tế đi xuống thì việc đề nghị cắt giảm lương là điều dễ hiểu. Trong một số trường hợp công việc của bạn không có hiệu quả hoặc có kết quả xấu thì việc bị điều chỉnh lương có khả năng xảy ra. Vậy ứng xử thế nào khi sếp đề nghị giảm lương? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Những trường hợp công ty được phép giảm lươngNhững trường hợp công ty được phép giảm lương
1.1. Điều chuyển người lao động sang một công việc khác
Việc giảm lương khi điều chuyển người lao động sang một công việc khác được quy định tại Điều 31 Bộ Luật Lao động 2012 như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền tạm thời điều chuyển người lao động sang một công việc khác so với hợp đồng lao động đã kí kết trong các trường hợp sau:
+ Gặp khó khăn đột xuất do: hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, áp dụng biện pháp khắc phục, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động
+ Gặp sự cố về điện, nước
+ Xuất phát từ nhu cầu sản xuất, kinh doanhNgười sử dụng chỉ được phép điều chuyển người lao động không quá 60 ngày cộng dồn trong 01 năm, trừ khi người lao động đồng ý làm thêm ngày.
- Người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động 3 ngày trước khi điều chuyển, đồng thời phải nêu rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí, sắp xếp, phân công công việc sao cho phù hợp với giới tính và sức khỏe của người lao động.
- Người lao động (làm việc theo Khoản 1 Điều 31 Bộ Luật Lao động) được trả lương theo công việc mới mình được nhận như sau:
+ Trong trường hợp tiền lương mới thấp hơn tiền lương cũ, người lao động sẽ được giữ nguyên mức lương cũ, thời hạn là 30 ngày làm việc.
+ Mức lương của công việc mới tối thiểu phải là 85% mức lương của công việc cũ và người sử dụng lao động không được trả mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.Việc làm lương cao tại Hồ Chí Minh
1.2. Hoạt động kinh doanh gặp khó khăn
Mỗi doanh nghiệp đều luôn tìm tòi, nghiên cứu những phương án kinh doanh thật hiệu quả để thu về khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động kinh doanh của họ cũng suôn sẻ, thuận lợi và sẽ có những lúc doanh nghiệp rơi vào bế tắc. Khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp sẽ đứng trước hai lựa chọn, một là cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động, hai là tuyên bố phá sản, đóng cửa công ty. Rõ ràng là với hai lựa chọn này, doanh nghiệp sẽ phải tìm cách duy trì hoạt động (cho dù phải cắt giảm một vài khoản chi tiêu) hơn là tuyên bố phá sản vì điều này có nghĩa là đẩy hàng trăm, hàng nghìn con người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Bản thân người lao động khi gặp tình huống này cũng sẽ không mong mình thất nghiệp vì như vậy tức là họ sẽ không đủ khả năng tài chính để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày và để tìm việc làm mới cũng phải mất một khoảng thời gian. Trong giai đoạn nhạy cảm này, mọi quyết định của ban lãnh đạo cần được suy xét thấu đáo, công bằng để có được sự ủng hộ và tin tưởng của đội ngũ nhân sự, không gây ra làn sóng bất bình, phản đối trong nội bộ doanh nghiệp hay nhân viên bỏ việc để đi tìm cơ hội mới.
1.3. Bạn bị kỉ luật
Trong quá trình làm việc, bạn có thể mắc lỗi dù không hề muốn như thế. Tuy nhiên, quy định công ty đã đặt ra và bạn cần phải tuân theo nên nếu vi phạm, bạn cần phải chịu trách nhiệm và sẽ bị hạ lương theo thang lương của công ty. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần làm theo trình tự đã được quy định tại Điều 123 Luật Lao động về điều chuyển, bãi nhiệm để xử lý kỉ luật nhân viên.
2. Những trường hợp giảm lương trái với quy định pháp luật
2.1. Hạ lương không báo trước
Việc giảm lương cần được thông báo trước theo quy định của pháp luật. Nếu doanh nghiệp không báo trước về việc hạ mức lương của bạn thì họ đã vi phạm pháp luật, đồng thời, điều này cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng của doanh nghiệp đối với nhân sự trong công ty.
2.2. Hạ lương để trù dập
Hạ lương để trù dập thường nhằm vào những nhân viên có hành động tự vệ khi họ gặp bất công hay tố cáo nội bộ, tố cáo cấp trên quấy rối hay có hành vi sai trái khác. Việc hạ lương với mục đích trù dập là bất hợp pháp và bạn hoàn toàn có quyền nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
2.3. Hạ lương do phân biệt đối xử
Phân biệt đối xử ở đây có thể là phân biệt giới tính, tuổi tác hoặc phân biệt một vài yếu tố khác. Khi doanh nghiệp của bạn chỉ hạ lương với một nhóm đối tượng nhất định mà không có lý do chính đáng thì tức là bạn và một vài đồng nghiệp khác đang bị phân biệt đối xử.
2.4. Hạ lương xuống dưới mức lương tối thiểu vùng
Đây là hành vi phạm pháp cho dù bạn có đồng ý đi chăng nữa. Việc hạ lương xuống dưới mức lương tối thiểu vùng đã được Chính phủ quy định là một quyết định bất hợp pháp và không thể chấp nhận được.
2.5. Thời gian điều chuyển quá hạn quy định
Khi thời gian điều chuyển công việc của bạn đã kết thúc thì bạn được quyền trở lại vị trí cũ với mức lương trước đó. Nếu doanh nghiệp không có bất cứ động thái nào về việc chuyển bạn về vị trí ban đầu khi hết thời hạn điều chuyển và thương lượng về mức lương thì họ đã vi phạm pháp luật.
3. Ứng xử như thế nào khi sếp đề nghị giảm lương của bạn?
Việc sếp đề nghị giảm lương quả thật sẽ khiến cho bạn cảm thấy không thoải mái chút nào vì mức lương bị hạ xuống đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải thắt chặt chi tiêu và một số kế hoạch riêng của bạn có nguy cơ phải gác lại. Thế nhưng, khi rơi vào tình huống này, bạn vẫn cần giữ bình tĩnh và có cách ứng xử phù hợp để đảm bảo lợi ích cho chính mình và cả doanh nghiệp, hãy tìm hiểu ngay trong phần phân tích sau đây:
3.1. Không dễ dàng chấp nhận thỏa thuận
Khi người quản lý của bạn thông báo tin tức cho bạn về việc cắt giảm lương thì đừng chấp nhận bất cứ điều gì ngay lập tức. Nếu không được thông báo bằng các quyết định toàn thể mà chỉ bằng miệng mà không dùng văn bản hoặc thông báo không theo quy định của pháp luật, bạn có từ chối bằng cách và nói rằng mình cần suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn cần là thời gian để tìm hiểu tất cả các sự việc xung quanh việc giảm lương trước khi bạn chấp nhận các thỏa thuận. Việc cắt giảm lương có thể ảnh hưởng thu nhập, mức sống vật chất, năng suất lao động của bạn, tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền lương cho ngày nghỉ vì ốm đau và nghỉ phép. Đồng thời, việc giảm tiền lương có thể ảnh hưởng đến việc đàm phán tiền lương với người sử dụng lao động trong tương lai vì mức lương cuối cùng của bạn có thể thấp hơn đáng kể so với những gì công sức bạn thực sự bỏ ra. Vậy nên, đừng vội chấp nhận về quyết định giảm lương doanh nghiệp đề ra.
3.2. Tìm hiểu kĩ thông tin có liên quan đến vấn đề giảm lương
Khi được hỏi về vấn đề cắt giảm lương bạn phải thật bình tĩnh không để mình lâm vào trạng thái bị động. Hãy ngay lập tức lấy lại tinh thần và hiểu kĩ các thông tin liên quan đến vấn đề giảm lương như sau:
- Tại sao mình bị giảm tiền lương? Nguyên nhân của việc giảm lương này đến từ đâu? (Doanh nghiệp gặp khó khăn hay bạn và công ty đang có vấn đề gì đó,…)
- Việc giảm lương là bắt buộc hay tự nguyện?
- Tiền lương của mình sẽ bị hạ xuống bao nhiêu?
- Ai là người gây ảnh hưởng đến việc giảm lương?
- Việc cắt giảm lương sẽ kéo dài bao lâu?
- Bạn có khả năng tăng lương lại không?
- Kế hoạch của công ty trong thời gian tới là gì?
- Công ty liệu có phục hồi sau sụt giảm tài chính này?
Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, bạn nên nói chuyện với một luật sư về việc làm để tìm hiểu tất cả quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu tất cả tình huống đều đang bất lợi cho bạn có thể xem xét việc tạm thời chấp nhận mức lương mới và đi tìm công việc khác.
3.3. Suy nghĩ về ý tưởng thay đổi công việc
Việc sếp đề nghị giảm lương đôi khi không phải là một chuyện gì quá tồi tệ nên bạn có thể nhìn vào mặt tích cực của nó. Khi mức lương của bạn bị hạ xuống, đồng nghĩa với khối lượng công việc của bạn cũng hạ xuống, áp lực cũng không nhiều, thời gian làm việc được rút ngắn lại nên bạn có thể dành thời gian cho gia đình, thực hiện những kế hoạch cá nhân (học ngoại ngữ, học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ,…). Bạn có thể tận dụng cơ hội này để chuẩn bị cho những dự định trong tương lai nếu trước đó đã có ý định từ bỏ công việc hiện tại để làm những điều mình muốn.
3.4. Bạn bị hạ lương trái luật?
Trong trường hợp bạn và doanh nghiệp đạt được thỏa thuận về việc giảm lương, bạn không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không tuân thủ đúng luật và có những hành vi phạm pháp trong việc hạ lương, bạn cũng nên hành xử khôn khéo và văn minh để không phải chịu thiệt thòi và đòi lại quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân mình. Mọi rắc rối đều cần có những cách giải quyết khéo léo thay vì làm rối thêm. Khi bị cắt giảm lương vô lý, bạn có thể giải quyết như sau:
- Nếu sự việc chưa ở mức độ nghiêm trọng, bạn có thể giải quyết trong nội bộ công ty bằng cách khiếu nại lên phòng nhân sự, ban lãnh đạo để tìm ra sai sót và yêu cầu sếp làm rõ về việc hạ mức lương của mình.
- Khi sự việc đã ở mức nghiêm trọng (hạ lương để trù dập, thời gian điều chuyển quá lâu, không thỏa thuận được với sếp,…) bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật và các cơ quan chức năng:
+ Trong trường hợp bạn đã nghỉ việc và phát hiện bị giảm lương, bạn cần làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp quận/huyện, trình tự và thủ tục bạn có thể tìm hiểu trong Điều 201 Luật Lao động.
+ Khi bạn không thể đòi được công bằng cho mình thì đã đến lúc bạn thu thập các bằng chứng liên quan để gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Bạn có thể cùng các đồng nghiệp rơi vào tình trạng giống như mình đấu tranh đòi lại công bằng, nhiều người cùng chung sức vẫn tốt hơn là chiến đấu một mình.
3.5. Trung thực về vấn đề giảm lương với nhà tuyển dụng mới
Khi tham gia phỏng vấn cho công việc mới, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi bạn về vấn đề giảm lương ở nơi làm cũ. Bạn cứ trả lời thẳng thắn và trung thực về vấn đề này, cũng đừng nghĩ cách trốn tránh hay lấp liếm được sự việc vì các nhà tuyển dụng sẽ có cách xác thực được thông tin này. Nếu bạn không trung thực với vấn đề giảm lương ở nơi làm cũ thì bạn sẽ đánh mất sự tin tưởng của nhà tuyển dụng và bỏ lỡ cơ hội việc làm của chính mình.
Nếu không muốn làm nữa, bạn có thể tạm thời đồng ý với sếp đề nghị giảm lương. Sau đó tim kiem viec nhanh ở một chỗ làm khác, bắt đầu tìm công việc mới ngay lập có những hướng đi mới. Ứng xử sao cho thật chuyên nghiệp và khéo léo khi sếp đề nghị giảm lương là một việc rất quan trọng vì nó thể hiện phần nào phẩm chất và tư cách của bạn nên đừng chỉ vì giảm lương mà đánh mất lý trí và hành xử thiếu khôn ngoan.